THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

VĂN PHÒNG UBND TỈNH THANH HÓA
   

TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

Ngày tạo:  24/02/2022 09:44:14
TÀI LIỆU TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

 

UBND TỈNH THANH HÓA

SỞ TƯ PHÁP 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

 

 

 

 

 

                                                              

 

 

Thanh Hóa, năm 2022

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

            Ngày 22 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg). Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

Sở Tư pháp biên soạn và giới thiệu Cuốn tài liệu tìm hiểu quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 3 phần: 

- Phần I: Những điểm mới của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg. 

- Phần II: Những nội dung cơ bản của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg. 

- Phần III: Việc triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh. 

Sở Tư pháp trân trọng giới thiệu! 

SỞ TƯ PHÁP TỈNH THANH HÓA

 

 

 

PHẦN I

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG

          1. Về tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí với 20 chỉ tiêu, là công cụ đo lường mức độ hoàn thành trách nhiệm được giao của chính quyền cấp xã trong tổ chức thi hành pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở cấp cơ sở. Trọng tâm là việc xây dựng và ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 

So với Quyết định 619/QĐ-TTg, bộ tiêu chí đã được lược bỏ 08 chỉ tiêu trùng lắp, không thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp xã; 16 chỉ tiêu được kế thừa nhưng có sự chỉnh sửa để phù hợp, khả thi, đề cao tính đầy đủ, kịp thời, đúng quy định trong thực hiện trách nhiệm của chính quyền cấp xã; đồng thời bổ sung mới 04 chỉ tiêu theo hướng chú trọng tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, sự gương mẫu của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và chấp hành pháp luật, bảo đảm an toàn về an ninh, trật tự…nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc tiếp cận với pháp luật và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

2. Về điều kiện xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

 Theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện: 

(i) Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; 

(ii) Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên; 

(iii) Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử l kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Điểm mới của quy định về điều kiện là áp dụng mức điểm tổng chung thống nhất, không phân loại cấp xã loại I, loại II và loại III nhằm bảo đảm sự công bằng cho người dân cả nước trong thụ hưởng quyền, lợi ích theo quy định của pháp luật. Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg cũng bỏ điều kiện về kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính ở cấp xã tại Quyết định số 619/QĐTTg vì trong thời gian vừa qua cho thấy việc thực hiện quy định này còn hình thức. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tiếp tục thực hiện theo quy trình cấp xã tự đánh giá và cấp huyện đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tuy nhiên, thời hạn thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được sửa đổi theo hướng tăng cho cả cấp xã và cấp huyện, bảo đảm phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao của từng cấp. 

3. Quy định một số nhiệm vụ mới cho các cơ quan, tổ chức trong đánh giá, công nhận xã, phừờng, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 

Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định một số nhiệm vụ mới cho các cơ quan, tổ chức trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như:

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên phạm vi cả nước; hàng năm, tổng hợp kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Tư pháp còn được giao một số nhiệm vụ mới về xây dựng, vận hành, quản l phần mềm đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm thuận tiện, minh bạch, công khai, tiết kiệm, dễ theo dõi, kiểm tra, giám sát; lựa chọn địa phương để tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật. 

 

 

 

PHẦN II

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUYẾT ĐỊNH 25/2021/QĐ-TTG

1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

- Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

- Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg áp dụng đối với xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

2. Về nguyên tắc thực hiện 

- Lấy người dân làm trung tâm trong việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

- Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật.

- Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động Nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

3. Về các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

 Có 05 tiêu chí với 20 chỉ tiêu quy định cụ thể về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, như sau: 

3.1. Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn: gồm 02 chỉ tiêu 

- Chỉ tiêu 1: Ban hành đầy đủ, đúng quy định pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao; 

- Chỉ tiêu 2: Ban hành đúng quy định pháp luật các văn bản hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. 

3.2. Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật: gồm 6 chỉ tiêu 

- Chỉ tiêu 1: Công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; 

- Chỉ tiêu 2: Cung cấp thông tin theo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin;

- Chỉ tiêu 3: Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; 

- Chỉ tiêu 4: Triển khai các hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở; 

- Chỉ tiêu 5: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; 

- Chỉ tiêu 6: Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật. 

3.3. Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý : gồm 3 chỉ tiêu 

- Chỉ tiêu 1: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; 

- Chỉ tiêu 2: Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; 

- Chỉ tiêu 3: Thông tin, giới thiệu về trợ giúp pháp lý theo đúng quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý. 

3.4 Tiêu chí 4:  Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn: gồm 5 chỉ tiêu 

- Chỉ tiêu 1: Tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân theo đúng quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương; 

- Chỉ tiêu 2: Tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định trực tiếp các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;

 - Chỉ tiêu 3: Tổ chức để Nhân dân bàn, biểu quyết các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; 

- Chỉ tiêu 4: Tổ chức để Nhân dân tham gia kiến các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; 

- Chỉ tiêu 5: Tổ chức để Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo đúng quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 

3.5. Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội: gồm 4 chỉ tiêu 

- Chỉ tiêu 1: Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; 

- Chỉ tiêu 2: Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính;

- Chỉ tiêu 3: Không có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 

- Chỉ tiêu 4: Đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo đúng quy định pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 

Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là 100 điểm. 

4. Về điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 

Theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đáp ứng đầy đủ 03 điều kiện: 

- Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên; 

- Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên; 

- Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

5. Về trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 

- Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện hàng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá. 

- Ủy ban nhân dân cấp xã tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; niêm yết công khai kết quả tự chấm điểm, đánh giá; gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 10 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá. 

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tư vấn, thẩm định giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định công nhận và công bố xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng (hoặc Trang) thông tin điện tử của cấp huyện trước ngày 10 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. 

- Hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm:

+ Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; 

+ Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu; 

+ Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình kiến của tổ chức, cá nhân về kết quả tự đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu (nếu có); 

+ Văn bản đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; 

+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). 

Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận năm 2021 tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 619/QĐ-TTg. 

Từ năm 2022, việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg. 

 

PHẦN III

VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Để kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 29/10/2021 triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐTTg. 

Theo đó, Kế hoạch số 230/KH-UBND xác định   nhóm nhiệm vụ như sau: 

Thứ nhất: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh; Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tổ chức quán triệt, triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai: Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Thứ ba: Tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện chỉ đạo điểm, hỗ trợ xây dựng, triển khai mô hình xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thứ tư: Tham mưu các giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan.

Thứ năm: Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.

Thứ sáu: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trong mỗi nhiệm vụ đều được xác định cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan tham mưu, cơ quan phối hợp và thời gian thực hiện để đảm bảo tính khả thi, bao quát toàn diện các nhiệm vụ cần phải triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, góp phần tổ chức thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg theo đúng tiến độ và chất lượng.

(Gửi kèm theo tài liệu này Quyết định số 25/2021/QĐ- TTg; Thông tư số 09/TT-BTP ngày 15/11/2021  hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Kế hoạch số 230/KH-UBND ngayg 29/10/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)


Phòng PBGDPL

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.