THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

VĂN PHÒNG UBND TỈNH THANH HÓA
   

Thanh Hóa triển khai thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Ngày tạo:  08/03/2024 11:00:26
Ngày 07 tháng 3 năm 2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND để triển khai thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

          Ngày 01 tháng 11 năm 2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó Chính phủ đã quy định căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định số 76/2023/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện tại địa phương: Ban hành chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về phòng, chống bạo lực gia đình; bố trí nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ưu tiên nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; Xây dựng đội ngũ cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho báo cáo viên, tư vấn viên thuộc phạm vi quản lý; Tạo điều kiện để các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình; cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động trên địa bàn; Kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

          Để thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định số 76/2023/NĐ-CP và Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm và sự phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Nghị định, ngày 07 tháng 3 năm 2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND để triển khai thực hiện Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

          UBND tỉnh Thanh Hóa đã đặt ra yêu cầu triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Nghị định 76/2023/NĐ-CP của Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh. Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, đúng tiến độ và hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định; xác định cụ thể các nội dung công việc, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc tổ chức triển khai thi hành Nghị định. Lồng ghép, phối hợp việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với các kế hoạch có liên quan, đảm bảo tính thống nhất. Trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Nghị định. Với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể như:

          UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định  như: Tổ chức hội nghị, tập huấn chuyên môn, hội thi, chương trình truyền thông, cung cấp tài liệu nghiệp vụ, các văn bản chỉ đạo, huớng dẫn về nội dung phòng, chống bạo lực gia đình. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị định thông qua các bài viết chuyên đề, phóng sự, bản tin pháp luật phù hợp. lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định trên các trang thông tin điện tử và lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị. tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định cho các xã, phường, thị trấn bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương, thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

          Tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình; biên soạn tài liệu, sản phẩm truyền thông,… ; xây dựng, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình để triển khai trên địa bàn tỉnh (Tham mưu ban hành kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ công chức, báo cáo viên, cộng tác viên thực hiện công tác gia đình các cấp và cấp giấy chứng nhận cho người tham gia bồi dưỡng theo quy định; Biên soạn các tài liệu (sổ tay, tập gấp,…), các sản phẩm truyền thông (phóng sự, clip, tiểu phẩm kịch bản sân khấu,…), về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo các tài liệu, văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để triển khai trên địa bàn tỉnh; Triển khai, hướng dẫn các địa phương xây dựng, nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình; các hoạt động văn hoá, thể thao góp phần tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;… tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh).

          Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đảm bảo tính thống nhất  

          Định kỳ hàng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi thống kê, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn; kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ. Trên cơ sở báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố về phòng, chống bạo lực gia đình, tổng hợp kết quả, ý kiến kiến nghị; tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.

          Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định để đánh giá kết quả đạt được, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, những mặt tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định. Qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

          Các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cụ thể cho các sở, ngành chuyên môn cũng như UBND cấp huyện để tiến hành triển khai hiệu quả những công việc. Đảm bảo Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện đầy đủ trên địa bàn.

          Việc thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Từ đó, nâng cao nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh. Chính điều đó khi thực hiện tốt các nội dung về phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thông qua sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân sẽ giúp cho Thanh Hóa phát triển ngày càng bền vững hơn./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.