THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ CÔNG THƯƠNG
   

UBND tỉnh Thanh Hóa: Tăng cường công tác chỉ đạo và nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Ngày tạo:  27/05/2024 17:55:49
Theo dõi thi hành pháp luật là hoạt động “nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. Hoạt động theo dõi thi hành pháp luật đã và đang là một yêu cầu cấp bách và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược trước yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế, đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

        Nhận thức được tầm quan trọng của công tác theo dõi thi hành pháp luật, triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị của Bộ Tư pháp, ngày 13/5/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 6544 /UBND-KSTTHCNC về việc thực hiện kiến nghị của Bộ Tư pháp về theo dõi thi hành pháp luật những lĩnh vựctrọng tâm của năm 2023. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo lĩnh vực, phạm vi quản lý của ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, cụ thể như sau:

        1. Về công tác theo dõi thi hành pháp luật

Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành phápluật; nâng cao trách nhiệm phối hợp để thực hiện đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật. Chủ động rà soát, bố trí các điều kiện, nhân lực đảm bảo cho công tác theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường chỉ đạo việc tổ chức tiếp nhận và tập trung giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo những vấn đề “nóng” về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý, được dư luận quan tâm trong thực tiễn đời sống xã hội để đề xuất giải pháp, phản ứng chính sách hiệu quả.

        2. Về thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

        - Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo theo lĩnh vực, phạm vi của ngành, đơn vị, địa phương quản lý, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

        + Tiếp tục rà soát, tự theo dõi, kiểm tra, tham mưu cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền trong việc quản lý, điều hành giá; thi hành pháp luật về lao động, việc làm để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

        + Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, công chức thực thi công vụ; cho người dân và doanh nghiệp.

        + Thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

        + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá; thi hành pháp luật về lao động, việc làm.

       - Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho UBND tỉnh kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về kê khai, đăng ký giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh theo quy định.

      - Sở Công Thương có trách nhiệm   chủ trì, thực hiện theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật về giá các mặt hàng điện, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG),...; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cóbiện pháp xử lý các hành vi vi phạm về giá đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sốt giá ảo gây bất ổn thị trường.

       - Sở Y tế có trách nhiệm tăng cường kiểm soát chấp hành pháp luật giá thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

     - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm  chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc cáccơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả pháp luật về lao động, việc làm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quyđịnh pháp luật về lĩnhvực lao động, việc làm tại các doanhnghiệp; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật về lao động, việc làm.

            - UBND các huyện, thị xã, thành phố có phương án, kế hoạch cụ thể, triển khai thường xuyên, đồng bộ việc kiểm tra tuân thủ pháp luật và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với lĩnh vực trọng tâm liên ngành.

          Với sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh cùng trách nhiệm thực hiện của các cơ quan chuyên môn, sự vào cuộc của các đơn vị cấp tỉnh và UBND các cấp trên địa bàn, tin tưởng rằng những kết quả công tác theo dõi thi hành pháp luật trong năm 2024 sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, tiếp tục đóng góp tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế của tỉnh, góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chấp hành, thực thi chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

 

 


Việt Huy
Nguồn tin: Phổ biến, giáo dục pháp luật

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.