THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ GIAO THÔNG - VẬN TẢI
   

Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030"

Ngày tạo:  13/09/2022 07:54:50
Nhằm Triển khai có hiệu quả Quyết định số 3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” và Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030"

Tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tỉnh Thanh Hóa, trong đó ưu tiên các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của các dân tộc xứ Thanh, các loại hình nghệ thuật trình diễn (diễn xướng dân gian) thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp (được UNESCO ghi danh) gắn với nhiệm vụ xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện; phát huy các giá trị truyền thống của con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhận thức của cán bộ chính quyền các cấp, cộng đồng nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giữ gìn, bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc trong đời sống đương đại thông qua hoạt động của các thiết chế trường học, trung tâm văn hóa, nhà văn hoá, câu lạc bộ, đội nghệ thuật quần chúng và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; Tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả việc gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc trong dân ca, dân vũ, dân nhạc; khuyến khích người dân tham gia tích cực vào hoạt động quản lý các di sản nghệ thuật trình diễn. Tăng cường nguồn lực ưu tiên nhằm bảo vệ bền vững những di sản nghệ thuật trình diễn dân gian trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp (được UNESCO ghi danh); tu bổ, tôn tạo các di tích - danh thắng, xây dựng, nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa nhằm đảm bảo môi trường thực hành phong phú, đa dạng của các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc.

          Ngày 29 tháng 8 năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBNDtriển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030". 

          Để triển khai Kế hoach này UBND tỉnh đã xác định rõ yêu cầu của Kế hoạch: Việc bảo tồn các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc phải được nghiên cứu đầy đủ, khoa học và tư liệu hóa để phát huy hiệu quả nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa và phát triển du lịch của đồng bào các dân tộc; Triển khai thực hiện cụ thể hóa các chủ trương chính sách, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa về công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh, chú trọng bảo tồn nguyên gốc các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trong tỉnh; Có sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân (chủ thể văn hóa) vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tại địa phương; tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

          Nhằm đạt được mục đích đề ra, Kế hoạch đã được ban hành với những nội dung và nhiệm vụ triển khai cụ thể như:

          1. Sưu tầm, nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa, lập hồ sơ dân ca, dân vũ, dân nhạc bằng việc: Để thực hiện nội dung này Kế hoạch đã xác định rõ nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ rà soát, nghiên cứu đánh giá thực trạng, kết hợp nghiên cứu, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ công tác số hóa tư liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030.

          2. Tổ chức truyền dạy kiến thức và nâng cao kỹ năng thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc cho cộng đồng nhằm tăng cường sức sống cho các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia giai đoạn 2022-2030 được thực hiện trên cơ sở những nội dung mục tiêu:

          + Tổ chức các lớp truyền dạy kiến thức và kỹ năng thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc tại cộng đồng. Đối tượng học viên ưu tiên nằm trong độ tuổi thanh thiếu niên. Thông qua các lớp truyền dạy góp phần trang bị kiến thức cơ bản đến nâng cao về kiến thức, kỹ năng thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc.          + Căn cứ nội dung chương trình giáo dục - đào tạo, xây dựng kế hoạch phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức giảng dạy kiến thức và kỹ năng thực hành 3 một số bài bản dân ca, dân vũ, dân nhạc như các trò diễn dân gian cho đối tượng giáo viên và học sinh. 

          + Phấn đấu 100% các trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh.

           + Trên cơ sở thực tiễn triển khai khoá/lớp truyền dạy di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp bổ sung, chỉnh sửa và xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hành nghệ thuật trình diễn thuộc Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh. 

          3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến dân ca, dân vũ, dân nhạc bằng nội dung như:

          + Tuyên truyền, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và các nghệ thuật trình diễn dân gian còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn. Tăng cường mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc thông qua mạng lưới hiệp hội doanh nghiệp du lịch, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, hội đồng hương Thanh Hóa tại các địa phương trên cả nước.

           + Xây dựng các sản phẩm phim tài liệu khoa học, phim phóng sự, phim ngắn, sách ảnh, sách nghiên cứu, chương trình nghệ thuật có chất lượng nhằm giới thiệu, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc xứ Thanh đến công chúng, bạn bè trong nước và quốc tế.

           + Mở rộng các kênh giới thiệu, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc gắn với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên các phương tiện truyền thông mới như internet, mạng xã hội; Truyền thông trên kênh YouTube, tạp chí và trang thông tin điện tử nhằm giới thiệu các bài viết, bộ phim, hình ảnh chân thực về kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc và công tác bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc tỉnh Thanh Hóa. 

          + Tuyên truyền, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc thông qua tổ chức triển lãm, các sự kiện kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao và du lịch của tỉnh; phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các đơn vị điện ảnh tổ chức phát sóng các bộ phim, bài viết giới thiệu về dân ca, dân vũ, dân nhạc và di sản nghệ thuật trình diễn thuộc Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia của tỉnh; xây dựng một số tài liệu bằng tiếng nước ngoài để làm công cụ tuyên truyền, quảng bá dân ca, dân vũ, dân nhạc đến du khách bạn bè quốc tế. 

          + Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Giao lưu văn hóa nghệ quần chúng; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền 4 thống trong các dịp Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Ngày Di sản Việt Nam,... và trong hoạt động lễ hội truyền thống tại các địa phương. 

          4. Tiến hành phục dựng một số hoạt động sinh hoạt thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc sắc gắn với hoạt động phát triển du lịch và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở, được thực hiện với những dự án cụ thể như:

          + Thực hiện “Dự án phục dựng một số hoạt động sinh hoạt thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc sắc của người Việt ở vùng đồng bằng và ven biển gắn với hoạt động phát triển du lịch và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở”; “Dự án phục dựng một số hoạt động sinh hoạt thực hành dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi gắn với hoạt động phát triển du lịch và nâng cao đời sống văn hoá cơ sở” tại địa bàn các huyện, thành phố, thị xã có dân ca, dân vũ, dân nhạc. 

          + Thực hiện “Dự án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chèo và Tuồng của tỉnh Thanh Hoá gắn với phát triển du lịch” tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống; “Dự án thể nghiệm bảo tồn dân ca, dân vũ, dân nhạc tại Nhà hát Ca Múa Kịch Lam Sơn”. Xây dựng Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa và Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn đáp ứng chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, thể nghiệm nghệ thuật truyền thống; đào tạo các tài năng nghệ thuật; sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật mới trên cơ sở dân ca, dân vũ phục vụ công chúng khán giả và khách du lịch.

          5. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực thực hành, quản lý di sản cho cộng đồng bằng những nội dung như: Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hoá phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc của cộng đồng (đối tượng bao gồm các cán bộ cấp cơ sở, nghệ nhân và lực lượng hạt nhân của các câu lạc bộ, đội nghệ thuật quần chúng dân ca, dân vũ, dân nhạc trong cộng đồng). Tăng cường hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm quản lý di sản văn hoá phi vật thể giữa cộng đồng chủ thể có dân ca, dân vũ, dân nhạc với các cộng đồng có dân ca, dân vũ trên địa bàn tỉnh.

          6. Thực hiện việc hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc kết hợp với bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và người dân ở khu vực đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. thực hiện nội dung như: Triển khai các dự án hỗ trợ bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc kết hợp với hỗ trợ bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và người dân ở khu vực đặc biệt khó khăn. Thực hiện “Dự án hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng ở một số bản của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền núi biên giới tỉnh Thanh Hoá”; “Dự án hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực biển đảo tỉnh Thanh Hoá” nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch liên quan đến kho tàng nghệ thuật truyền thống của dân tộc (các sản phẩm băng, đĩa ghi âm, ghi hình dân ca, dân vũ, dân nhạc; nghề thủ công chế tác nhạc cụ dân gian; nghề thủ công làm trang phục, đạo cụ trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc; trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc phục vụ khách du lịch…).

          7. Xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, triển khai trên cơ sở các nội dung như: Xây dựng các tour du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa con người, vùng đất xứ Thanh; trong đó có các CLB dân ca, dân vũ, dân nhạc, địa bàn có di sản nghệ thuật trình diễn dân gia được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; Triển khai “Dự án nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tại khu vực đô thị - khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hoá”; “Dự án nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tại khu du lịch biển của tỉnh Thanh Hoá”; “Dự án nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tại khu vực di sản thế giới thành Nhà Hồ gắn với phát triển du lịch” và “Dự án nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tại làng cổ Đông Sơn, Thanh Hoá”. Trên cơ  sở nghiên cứu thí điểm mô hình thành công, các địa phương tiếp tục duy trì và đầu tư mở rộng quy mô ứng dụng vào thực tiễn trong giai đoạn 2026- 2030 nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc.

          8. Tổ chức các sự kiện liên hoan, festival âm nhạc dân gian, nhảy múa dân gian quốc tế như: Tăng cường nâng cao chất lượng phong trào dân ca, dân vũ, dân nhạc trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã; duy trì tổ chức thường xuyên các cuộc thi, giao lưu liên hoan nghệ thuật giữa các thôn, các câu lạc bộ, các trường có thực hành dân ca, dân vũ; tổ chức, cử các đoàn nghệ thuật dân gian tham gia sự kiện văn hoá, nghệ thuật, du lịch cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các huyện, thành phố, thị xã xây dựng sự kiện festival nghệ thuật dân gian quy mô cấp tỉnh có thành phần đoàn nghệ thuật dân gian trong và ngoài tỉnh tham dự, nhân dịp tỉnh đăng cai Festival dân ca, dân vũ, dân nhạc thực hiện tăng cường quảng bá di sản văn hóa và du lịch,... ; Tổ chức sự kiện Festival nhảy múa dân gian quốc tế và Festival âm nhạc dân gian quốc tế. Thành phần tham dự sự kiện có các đoàn nghệ thuật dân gian trong và ngoài nước đến giao lưu, biểu diễn. Trong đó có nội dung giới thiệu, trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc và các tác phẩm nghệ thuật sáng tác mới trên cơ sở sử dụng chất liệu từ dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc của tỉnh Thanh Hóa. Triển khai xây dựng và thực hiện thí điểm sự kiện “Festival nhảy múa dân gian quốc tế Thanh Hoá lần thứ nhất năm 2027” tại thành phố Thanh Hoá và thành phố Sầm Sơn; “Festival âm nhạc dân gian quốc tế Thanh Hoá lần thứ nhất năm 2030” tại Thành phố Thanh Hoá và Khu vực di sản thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc. 

          9. Tôn vinh, đãi ngộ đối với các nghệ nhân, những người có công đóng góp bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc: Tổ chức các hoạt động tôn vinh các nghệ nhân, những người có công đóng góp bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc xứ Thanh. Hằng năm, nhân Ngày Di sản văn hoá Việt Nam, tổ chức sự kiện tôn vinh những người có đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc cũng như các di sản văn hóa phi vật thể; Ngành văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan, cộng đồng tham gia xây dựng hồ sơ đề cử những nghệ nhân có tiêu chuẩn xứng đáng để Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú. Đảm bảo thực hiện tốt chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với các nghệ nhân, người có công bảo vệ dân ca, dân vũ, dân nhạc xứ Thanh;  Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có những đóng góp tích cực trong việc gương mẫu tuyên truyền, bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc và các tác giả người dân tộc thiểu số có những sáng tác có giá trị nghệ thuật, nhân văn cao.

          Trên cơ sở các nội dung trên UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ triển khai cho các đơn vị như . Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban Dân tộc; Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các đơn vị doanh nghiệp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ cũng như lĩnh vực và địa bàn quản lý để triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện các nội dung của Đề án.

          Với việc ban hành  Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2030" quy định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung công việc cũng như mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ, xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và nguồn lực thực hiện đã khẳng định cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thanh Hóa không chỉ quan tâm đến sự phát triển kinh tế đơn thuần mà còn coi trọng những giá trị văn hóa và có những đầu tư thích đảng để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, đảm bảo văn hóa phát triển hướng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn, cúng như lan tỏa những giá trị văn hóa cộng đồng, qua đó đưa văn hóa sẽ tiếp tục là nuồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội bên vững, góp phần xứng đáng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà./.

 


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.