THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
   

Thanh Hóa tăng cường chỉ đạo phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học

Ngày tạo:  22/08/2023 16:33:37
Ngày 16 tháng 8 năm 2023, Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

      Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, nhất là các lực lượng nòng cốt, chuyên trách nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

      Thực hiện Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ngày  16 tháng 8 năm 2023, Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo việc triển khai thực hiện Đề án nghiêm túc, hiệu quả, có sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; kết hợp chặt chẽ với công tác phòng, chống tội phạm nói chung và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương nhằm phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; hoàn thành và hoàn thành vượt các mục tiêu đề ra.

      Với mục tiêu chung: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gen… trên địa bàn tỉnh. Rà soát, phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

       Đối với Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang dã nhóm IA, IIA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước về thương mại quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES). Chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, tuyến di cư và điểm đến của các loài chim hoang dã. Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường. Rà soát, phối hợp nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong đa dạng sinh học, trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan thực thi pháp luật, bảo đảm thống nhất trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Đảm bảo tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật. Nâng cao tỷ lệ xử lý đối với các hành vi gây tác động xấu tới đa dạng sinh học, đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung. Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

       Ủy ban nhân dan tỉnh đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện 

      Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học - Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học; đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên; thực hiện nghiêm chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật, bài trừ thói quen, sở thích sử dụng mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.... Công khai thông tin kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định pháp luật; tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, các điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học cho người dân, nhất là người có uy tín trong xã hội để làm hạt nhân tuyên truyền đến mọi tầng lớp xã hội.

      Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Đối với giai đoạn 2023 - 2025: Tiến hành rà soát việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đối với giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả các quy phạm pháp luật liên quan đến phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để đề xuất hoàn thiện phù hợp với điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan; nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong xử lý vi phạm hành chính về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

      Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Đối với giai đoạn 2023 - 2025: Chủ động nắm chắc tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật để áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn, tuyến trọng điểm về tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Triển khai có hiệu quả các biện pháp công tác nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; tập trung lực lượng, phương tiện để điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm liên tỉnh, liên huyện; tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra và mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm có liên quan đến đa dạng sinh học. Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm soát, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ở địa bàn liên tuyến, liên tỉnh. Tập trung điều tra giải quyết các vụ án, vụ việc kịp thời, dứt điểm đối với các loại tội phạm đa dạng sinh học, đặc biệt là các “Điểm nóng” vi phạmpháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng mục tiêu của Đề án; Đối với giai đoạn 2026 - 2030 Tiếp tục nắm chắc tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; tổng kết, đánh giá kết quả các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

       Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các vi vi phạm có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Đối với Giai đoạn 2023 - 2025 - Chú trọng đào tạo, huấn luyện năng lực nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học; huấn luyện kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ trong thu thập mẫu vật, bảo quản, lưu giữ tang vật. - Ưu tiên bố trí nhân lực, từng bước đầu tư trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ đa dạng sinh học. - Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn các quy định của pháp luật về: Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, động vật, thực vật, hoang dã; nhận dạng loài hoang dã; quy trình lấy mẫu và bảo quản mẫu động vật, thực vật hoang dã… - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan trong bảo vệ đa dạng sinh học; Đối với giai đoạn 2026 - 2030 - Xây dựng đội ngũ giám định viên tư pháp về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác giám định các vụ án, vụ việc liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

      Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho các cơ quan chuyên môn, đề nghị các cơ quan khối mặt trân và giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được đề ra để đảm bảo hiệu quả, đáp ứng mục tiêu của Kế hoạch góp phần phát triển kinh tế văn hóa, xã hội trên địa bàn./.


Vân Dương

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.