THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
   

TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT GIÁ 2023

Ngày tạo:  20/12/2023 17:34:55
Luật Giá số 16/2023/QH15 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2023. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật này.

     Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2014/QH13, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 (sau đây gọi chung là Luật Giá số 11/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp: Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 phải bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này. Sau thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Luật này, Bộ Tài chính thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; Người được cấp thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13 thì được tiếp tục đăng ký hành nghề thẩm định giá trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

       Luật Giá năm 2023 gồm 8 chương, 75 điều, cụ thể như sau:

Chương I. Những quy định chung, gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7), bao gồm những nội dung sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Điều 5. Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước

Điều 6. Công khai thông tin về giá, thẩm định giá

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá

Chương II. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, gồm 4 điều (từ Điều 8 đến Điều 11), bao gồm những nội dung sau:

Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Điều 10. Quyền của người tiêu dùng

Điều 11. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

Chương III. Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước gồm 5 điều (từ Điều 12 đến Điều 16), bao gồm những nội dung sau:

Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chương IV. Hoạt động quản lý, điều tiết giá của nhà nước, gồm 17 điều (từ Điều 17 đến Điều 33), bao gồm những nội dung sau:

Điều 17. Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Điều 18. Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá

Điều 19. Các biện pháp bình ổn giá

Điều 20. Tổ chức thực hiện bình ổn giá

Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Điều 22. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước

Điều 23. Phương pháp định giá

Điều 24. Ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá; văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá

Điều 25. Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá

Điều 26. Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá

Điều 27. Tổ chức hiệp thương giá

Điều 28. Kê khai giá

Điều 29. Niêm yết giá

Điều 30. Giá tham chiếu

Điều 31. Mục đích, yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá

Điều 32. Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá

Điều 33. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá

Chương V. Tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, gồm 6 điều (từ Điều 34 đến Điều 39), bao gồm những nội dung sau:

Điều 34. Hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường

Điều 35. Nguyên tắc tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường

Điều 36. Báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường

Điều 37. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường

Điều 38. Cơ sở dữ liệu về giá

Điều 39. Kinh phí bảo đảm cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và cơ sở dữ liệu về giá

Chương VI. Thẩm định giá, gồm 27 điều (từ Điều 40 đến Điều 66), bao gồm những nội dung sau:

Điều 40. Hoạt động thẩm định giá

Điều 41. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá

Điều 42. Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam

Điều 43. Hội nghề nghiệp về thẩm định giá

Điều 44. Thẻ thẩm định viên về giá

Điều 45. Đăng ký hành nghề thẩm định giá

Điều 46. Thẩm định viên về giá

Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá

Điều 48. Doanh nghiệp thẩm định giá

Điều 49. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Điều 50. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

Điều 51. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

Điều 52. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá

Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá

Điều 54. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Điều 55. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá

Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá

Điều 57. Xác định giá dịch vụ thẩm định giá

Điều 58. Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá

Điều 59. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

Điều 60. Hội đồng thẩm định giá

Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá

Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá

Điều 63. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá

Điều 64. Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá

Điều 65. Chi phí thẩm định giá

Điều 66. Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước

Chương VII. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá gồm 6 điều (từ Điều 67 đến Điều 72), bao gồm những nội dung sau:

Điều 67. Mục đích của thanh tra, kiểm tra

Điều 68. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra

Điều 69. Thời hạn thanh tra, kiểm tra

Điều 70. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra

Điều 71. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và trách nhiệm xử lý

Điều 72. Xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá

Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (từ Điều 73 đến Điều 75).

Điều 73. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số khoản, điều của các luật có liên quan

Điều 74. Hiệu lực thi hành

Điều 75. Quy định chuyển tiếp

    Luật Giá 2023 có những nội dung mới như sau:

    Một là, quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật, đồng thời xác định rõ quan hệ giữa Luật Giá với các Luật có quy định về giá để nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật giá với các Luật chuyên ngành. Tại Luật Giá 2023 đã quy định nguyên tắc áp dụng Luật giá với các Luật khác có liên quan tại Điều 3; trong đó, về cơ bản Luật giá 2023 điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Chỉ trừ một số trường hợp rất đặc thù đã có luật chuyên ngành riêng điều chỉnh toàn diện thì mới thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.

    Hai là, về công tác định giá, Luật Giá 2023 đã thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh phân công, phân cấp trong công tác quản lý, điều hành giá:

- Đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Chương 3 của Luật. Theo đó, tại Luật đã nêu rõ vai trò của Chính phủ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung; thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp Ủy ban nhân dân tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý; việc phân như vậy là phù hợp với công tác tổ chức thực hiện trong thực tiễn, phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương để thuận lợi triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm.

- Đã quy định 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục số 02 gắn với quy định rõ về thẩm quyền định giá gắn với từng Bộ, ngành, địa phương và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

- Về phương pháp định giá, đã phân định rõ trách nhiệm ban hành phương pháp định giá chung của Bộ Tài chính và phương pháp định giá riêng của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực riêng trong trường hợp pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng (ví dụ như giá đất; giá dịch vụ khám chữa bệnh; giá dịch vụ giáo dục; giá nhà ở; một số mặt hàng theo Luật Sở hữu trí tuệ...).

      Ba là, công tác bình ổn giá được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 9 mặt hàng quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Luật.

- Tại Điều 19 đã quy định rõ hơn về các biện pháp bình ổn giá, quy trình triển khai đảm bảo thuận lợi, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, trong trường hợp phát sinh tình huống đặc biệt như tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai, tại Điều 20 của Luật cũng đã bổ sung cơ chế triển khai bình ổn giá ngay đối với các hàng hóa, dịch vụ ngoài danh mục. Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt cho việc triển khai bình ổn giá trong các tình trạng cấp bách, cần triển khai gấp, kịp thời.

     Bốn là, việc hiệp thương giá được xác định là cơ chế thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và có vai trò trung gian, trọng tài của Nhà nước.

Luật đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng để đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đồng thời quy định rõ phạm vi áp dụng kết quả hiệp thương để tránh các trường hợp áp dụng không phù hợp.
      Năm là, về biện pháp kê khai giá được sửa đổi để quy định rõ là một hình thức tiếp nhận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, dự báo của các cơ quan Nhà nước.

Một trong các điểm mới quan trọng tại Luật Giá 2023 là đã quy định việc kê khai được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện sau khi quyết định giá (so với hiện hành là phải kê khai trước khi quyết định giá) nhằm tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai tại đơn vị.

Bên cạnh đó, với vai trò là một hình thức công khai về giá nhằm tăng cường tính minh bạch trong mua, bán trên thị trường, các quy định về niêm yết giá cũng được Luật hóa nhằm tăng tính pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.

      Sáu là, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường đã được thể chế hóa cụ thể tại 01 chương của Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ.

Các hoạt động về tổng hợp thông tin giá cả thị trường, phân tích, đánh giá và dự báo kịp thời sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát trong các thời kỳ.

      Bảy là, củng cố kiện toàn hoạt động thẩm định giá, sửa đổi hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triền đồng thời nâng cao hoạt động, cụ thể:

- Tại Luật giá 2023 đã khẳng định rõ tính chất của hoạt động thẩm định giá là hoạt động tư vấn, “bán lời khuyên” về giá trị tài sản thẩm định giá, không có ý nghĩa quyết định trong việc định giá tài sản; việc quyết định giá tài sản vẫn do chủ sở hữu theo đúng quy định tại Bộ Luật dân sự. Mặt khác, Luật cũng đã quy định rõ nghĩa vụ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức, chuyên môn tại Chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩm định giá trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, trường hợp có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các quy định này nhằm hướng đến quyền đi đôi với trách nhiệm, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.

- Củng cố, hoàn thiện các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy ngành nghề phát triển.

- Về điều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện.

- Đã quy đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong qu động sản và các hàng hóa, dịch vụ thông thường) và thẩm định giá doanh nghiệp (doanh nghiệp, tài sản tài chính,...), điều này góp phần nâng cao chất lượng thẩm định viên theo lĩnh vực chuyên môn sâu, cũng như tiết kiệm nguồn lực xã hội trong học tập, bồi dưỡng kiến thức và thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

       Tám là, tăng cường điều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực có đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, đã quy định 01 Chương về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá. Qua đó, tăng cường cơ sở pháp lý cho khâu giám sát, hậu kiểm việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ quy định của pháp luật về giá.

        Luật giá năm 2023, đã thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, theo đó Luật Giá quy định đúng đắn, hợp lý về vai trò quản lý nhà nước; xác định rõ ranh giới, mức độ, phạm vi, biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với thị trường trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường, nhưng mặt khác vẫn phải bảo đảm quyền tự định đoạt, tự do kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới để làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tránh can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nhất là đối tượng yếu thế nhưng không bao cấp; Khắc phục những vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách; những bất hợp lý của hệ thống pháp luật đang cản trở quá trình phát triển; tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, công khai thông tin doanh nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, cụ thể, khả thi của Luật này với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế; đơn giản hóa các thủ tục hành chính.


Hoàng Thùy

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.