THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
   

Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn toàn huyện năm 2024

Ngày tạo:  28/03/2024 09:40:05
Thực hiện Công văn số 541/STP-PBGDPL ngày 19/3/2024 của Sở Tư pháp về việc phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên, trên cơ sở Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 28/9/2023 của Chủ tịch UBND huyện Hà Trung. Ngày 25/3, UBND huyện phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn toàn huyện năm 2024.

Vai trò, ý nghĩa của Hòa giải ở cơ sở.

Thứ nhất, Hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Thứ hai, Hòa giải ở cơ sở góp phần phát huy, tăng cường truyền thống đoàn kết, đạo đức dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cơ sở.

Thứ ba, Hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt các vụ việc của cơ quan Nhà nước, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của của nhân dân và cơ quan Nhà nước

Thứ tư, Hòa giải ở cơ sở, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước xây dựng thói quen, ý thức pháp luật của công dân.

Khẳng định và tiếp tục phát huy vai trò, ý nghĩa quan trọng của hòa giải ở cơ sở, Điều 127 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”. Ngày 20/6/2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã ban hành Luật hòa giải ở cơ sở, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Xác định vai trò, ý nghĩa của công tác Hòa giải cơ sở hàng năm UBND huyện Hà Trung chú trọng tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hòa giải tại cơ sở.

Tại hội nghị, Báo cáo viên của Sở Tư pháp đã truyền đạt các nội dung về: Kỹ năng hòa giải ở cơ sở như: Kỹ năng tiếp cận thông tin về vụ, việc hòa giải và nhu cầu của các bên; Kỹ năng khai thác thông tin, tài liệu, chứng cứ về vụ việc; Kỹ năng tìm mâu thuẫn, xung đột lợi ích cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu; Kỹ năng tra cứu, tham khảo, vận dụng pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong hòa giải ở cơ sở; Kỹ năng tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải; Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục, vận động các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp; Kỹ năng ghi chép biên bản, sổ theo dõi hoạt động hòa giải, lập văn bản hòa giải thành, văn bản hòa giải không thành.

Đồng chí: Phan Văn Đai, Trưởng phòng tuyên truyền PBPL sở Tư pháp - Báo cáo viên tại hội nghị 

 

HÌnh ảnh cán hộ Hòa giải cơ sở tham gia hội nghị tập huấn kỹ năng về hòa giải cơ sở

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, đồng chí Hoàng Văn Long - Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc trong Nhân dân, bên cạnh đó, đồng chí đã chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế cần được tập trung khắc phục trong đó có vấn đề về hiểu biết pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải của đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn. Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác hòa giải ở cơ sở, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở, tạo điều kiện để phát huy năng lực của từng hòa giải viên trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Đồng chí: Hoàng Văn Long - PCT UBND huyện Hà Trung phát biểu tại hội nghị 

 


Mai Thị Ái Vân, Chuyên viên Phòng Tư pháp huyện Hà Trung
Nguồn tin: Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.