THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH
   

Giám hộ là gì? Phân biệt giám hộ và đại diện trong Bộ luật Dân sự

Ngày tạo:  11/12/2024 14:36:11
1. Giám hộ là gì? Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

      Việc giám hộ này nhằm thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

      2. Điều kiện để được làm người giám hộ

      2.1. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

      Các điều kiện để cá nhân làm người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

      - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

      - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

     - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

      - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

     2.2. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

     Theo Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

     - Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

     - Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    3. Phân biệt giám hộ và đại diện trong Bộ luật Dân sự

Tiêu chí

Giám hộ

Đại diện

Cơ sở pháp lý

Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự 2015

Chương IX Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

(Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015)

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

(Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015)

Mục đích

Để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

Đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người đại diện

Đối tượng được giám hộ/đại diện

Người được giám hộ bao gồm:

- Người chưa thành niên

- Người mất năng lực hành vi dân sự

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

(Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015)

Người được đại diện bao gồm:

- Cá nhân khác

- Pháp nhân khác

(Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015)

Căn cứ xác lập

Căn cứ xác lập quyền giám hộ bao gồm:

- Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. (Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015)

- Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 

Đối với trường hợp người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

(Khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015)

Căn cứ xác lập quyền đại diện bao gồm:

- Theo uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện

- Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

(Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015)

Chấm dứt quan hệ

Các trường hợp chấm dứt việc giám hộ sau đây

- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Người được giám hộ chết;

- Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

(Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015)

- Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Theo thỏa thuận;

+ Thời hạn ủy quyền đã hết;

+ Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

+ Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

+ Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015;

+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

- Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

+ Người được đại diện là cá nhân chết;

+ Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

+ Căn cứ khác theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.


Dương Minh
Nguồn tin: Phòng PBGDPL

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.