THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HỘI LUẬT GIA TỈNH
   

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Ngày tạo:  24/02/2022 11:49:51
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2117/UBND-VX ngày 17/2/2022 về việc tăng cường thực hiện các hoạt động phòng ngừa và xử lý hành vi xâm hại trẻ em; để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyển truyền trong đó quan tâm triển khai thực hiện một số nội dung trọng điểm.

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

 

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2117/UBND-VX ngày 17/2/2022 về việc tăng cường thực hiện các hoạt động phòng ngừa và xử lý hành vi xâm hại trẻ em; để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung tuyển truyền trong đó quan tâm triển khai thực hiện một số nội dung trọng điểm. 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, ngừa xâm hại trẻ em theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04/02/2020 đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh về công tác trẻ em (Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh về hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 – 2025; Công văn số 2117/UBND-VX ngày 17/2/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các hoạt động phòng ngừa và xử lý hành vi xâm hại trẻ em)…. nhằm từng bước hạn chế và đẩy lùi tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật về phòng ngừa xâm hại trẻ em và xử lý hành vi xâm hại trẻ em, trong đó quan tâm phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan lồng ghép tuyên truyền thông qua Hội nghị tập huấn, Trang thông tin điện tử, Đài Truyền thanh, Loa Truyền thanh cơ sở, hoạt động ngoại khóa tại trường học, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật… các nội dung pháp luật liên quan, gồm: Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền Trẻ em; các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến phòng ngừa xâm hại và xử lý hành vi xâm hại trẻ em, gồm: Luật Trẻ em năm 2016 (mục 1, Chương II về quyền của trẻ em; Điều 51 Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em); Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) (Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm);Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 (Khoản 3, Điều 24. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước; Điểm b, Khoản 1, Điều 26. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về)Luật An ninh mạng 2018 (Điều 29. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng); Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em (Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục; Điều 14. Trẻ em bị mua bán; Điều 19. Chính sách trợ giúp xã hội; Điều 25. Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin; Điều 26. Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Điều 27. Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Điều 28. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp…); phổ biến pháp luật và chế độ, chính sách liên quan đến trẻ em…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em; phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại để giúp các em sớm ổn định tâm lý, duy trì học tập và hòa nhập cộng đồng.

Trên cơ sở việc thực hiện đồng bộ các nội dung công tác tuyên truyền, trong thời gian tới nhận thức về pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, của các cấp chính quyền, đội ngũ cán bộ cũng như Nhân dân sẽ được nâng cao nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa./.


Phòng PBGDPL

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.