THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN THƯỜNG XUÂN
   

Sở Tư pháp Thanh Hóa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về đấu giá tài sản”.

Để thực hiện Công văn bản số 2648/UBND-KTTC ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, ngày 17 tháng 10 năm 2022, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 862/KH-STP về Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về đấu giá tài sản”

      Để kịp thời ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất ở một số nơi để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, lãng phí nguồn lực đất đai và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bất động sản, góp phần mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách nhà nước, hoàn thành thắng lợi kế hoạch, dự toán thu NSNN năm 2022 trong bối cảnh dịch Covid -19 tiếp tục có diễn biến phức tạp. Ngày 28 tháng 02 năm 2022 Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản số 2648/UBND-KTTC chỉ đạo về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. 

       Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Tư pháp: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung quy định của Luật đấu giá tài sản, lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản và Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh cho các đối tượng là cán bộ, người dân, bằng các hình thức phù hợp; đồng thời, khẩn trương tham mưu, tổ chức thực hiện tốt hình thức đấu giá trực tuyến tại các cuộc đấu giá QSDĐ, bán tài sản trên đất và chuyển nhượng QSDĐ theo hình thức đấu giá. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Phát triển quỹ đất Thanh Hóa, khẩn trương tự rà soát, kịp thời phát hiện các chồng chéo, bất cập trong quy định của pháp luật để tham mưu cho UBND tỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; chủ động hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền để hoạt động đấu giá tài sản tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và phát huy hiệu quả cao nhất. Khẩn trương chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh khi giải quyết các thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, văn bản về chuyển nhượng QSDĐ, nhà ở, phải kiểm tra đầy đủ điều kiện pháp lý của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; việc nhận QSDĐ, nhà ở phải tuân thủ quy định của pháp luật, tránh tình trạng đứng tên nhận QSDĐ, nhà ở giúp cá nhân, tổ chức trái pháp luật; đồng thời, phải giải thích, hướng dẫn cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi ký kết hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản; lưu ý hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh phải ghi đúng giá thực tế mua bán, chuyển nhượng trong hợp đồng, giao dịch để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất NSNN. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc lựa chọn đơn vị bán đấu giá tài sản, hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, công tác tổ chức đấu giá, lưu trữ hồ sơ đấu giá, hoạt động của các tổ chức công chứng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên, người tham gia đấu giá, tổ chức công chứng có dấu hiệu lập hồ sơ “ký chờ”, “ký gửi”, kê khai giá chuyển nhượng tại hợp đồng công chứng thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng (02 giá) nhằm trốn thuế.

        Sở Tư pháp đã thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao đem lại hiệu quả trong thực tiễn, trong đó ngày 17 tháng 10 năm 2022, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 862/KH-STP về Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật về đấu giá tài sản”, qua đó nhằm mục đích đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác tình hình, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập phát sinh trong hoạt động đấu giá tài sản, đồng thời làm rõ nguyên nhân và tìm giải pháp, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về đấu giá tài sản cho phù hợp với tình hình thực tế. đồng thời tham mưu xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho hoạt động đấu giá tài sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá trong hoạt động đấu giá tài sản.

      Hội thảo được tổ chức trên cơ sở nội dung tham luận của các đơn vị, cụ thể như:

 + Sở Tài chính tham luận về nội dung Hoàn thiện pháp luật quy định về cơ chế tài chính và đấu giá tài sản công trong hoạt động đấu giá tài sản. 

+ Sở Tài nguyên Môi trường tham luận về nội dung Hoàn thiện pháp luật quy định trong hoạt động đấu giá Quyền sử dụng đất, đấu giá quyền khai thác khoáng sản. 

+ Cục Thi hành án dân sự tỉnh tham luận về nội dung Bán đấu giá tài sản Thi Hành án - Thực trạng và đề xuất giải pháp. 

+ Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh tham luận về nội dung Thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất, đề xuất và kiến nghị. 

+ UBND Thị xã Nghi Sơn tham luận về nội dung Cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát trong hoạt động đấu giá tại địa phương. 

+ UBND huyện Hoằng Hoá tham luận về nội dung Một số kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về đấu giá tài sản tại địa phương. 

+ UBND huyện Đông Sơn tham luận về nội dung Thực trạng công tác bán đấu giá trên địa bàn huyện, đề xuất giải pháp.

+ Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tham luận về nội dung Thực tiễn và kinh nghiệm tổ chức 2 đấu giá bằng hình thức trực tuyến, kiến nghị và đề xuất. 

+ Công ty đấu giá hợp danh Năm Châu tham luận về nội dung Một số tồn tại và hạn chế của Luật đấu giá tài sản, đề xuất và kiến nghị. 

+ Công ty đấu giá hợp danh Lam Sơn: Thực tiễn hoạt động đấu giá tài sản nhìn từ góc độ tổ chức đấu giá tài sản; kiến nghị và đề xuất. 

+ Công ty đấu giá hợp danh Thăng Long tham luận về nội dung Thực tiễn và kinh nghiệm thực hiện đấu giá một số loại tài sản công theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

         Đồng thời theo Kế hoạch đề ra thì Hội thảo sẽ mời gần 300 đại biểu tham dự. Trong đó: Đại biểu cấp tỉnh mời: Đại diện Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế Nhà nước tỉnh; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh. Đại biểu cấp huyện mời: Đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế hạ tầng của 27 huyện, thị xã, thành phố. Đại biểu đến từ các tổ chức đấu giá tài sản: Giám đốc, Đấu giá viên, nhân viên nghiệp vụ các tổ chức bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh. 

        Việc tổ chức Hội thảo là hết sức quan trọng, qua Hội thảo với những tham luận cũng như những ý kiến đánh giá của các chuyên gia và các cá nhân, tổ chức thực hiện thực tiễn sẽ là những ý kiến quý giá, nó sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và đúng đắn và sát với đời sống để tìm ra những khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, công tác quản lý nhà nước về giá đất, thị trường bất động sản và hoạt động thẩm định giá của nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.