THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND THÀNH PHỐ THANH HÓA
   

Giới thiệu Nghị định 67/2023/NĐ-CP



04/10/2023

Ngày 06/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

I. Nghị định quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới như sau: 

Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, hành khách theo quy định của pháp luật.

- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm:

+ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.

+ Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:  (a) Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn. 9b) Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.

- Phạm vi bảo hiểm

* Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:

a) Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

b) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

* Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

a) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

b) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

c) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

d) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

đ) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

e) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

g) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

h) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.

          - Thời hạn bảo hiểm 

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm. Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó.

Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.

Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, chủ xe cơ giới cũ có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định.

II. Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

* Đối tượng bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

* Số tiền bảo hiểm tối thiểu

1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

III. Quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

- Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.

Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.

Phạm vi bảo hiểm 

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp sau:

- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP. 

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường. 

- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân. 

- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Thời hạn bảo hiểm

Nghị định quy định thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 9 năm 2023

Giới thiệu Thông tư 56/2023/TT-BTC về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.



06/09/2023

Ngày 18/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 56/2023/TT-BTC về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải viên cơ sở được hưởng thêm 20% mức thù lao được nhận

Theo đó, mức chi thù lao cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở như sau:

- Thù lao báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên cơ sở, người được mời tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt với tư cách là giảng viên:

Thực hiện theo chế độ thù lao giảng viên quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 06/2023/TT-BTC ). Trường hợp thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 được hưởng thêm 20% mức thù lao được nhận.

- Thù lao huy động chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật:

+ Áp dụng theo quy định tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước. 
+ Danh sách chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn dược chi trả thù lao huy động do người có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Quyết định 21/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật quyết định.

Các khoản chi công tác hòa giải ở cơ sở

- Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): 300.000 đồng/vụ, việc. Trường hợp vụ, việc hòa giải thành theo Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở: 400.000 đồng/vụ, việc;

- Hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở (bao gồm cả trường hợp hòa giải viên bị tai nạn được cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc trước khi chết) được thực hiện như sau:

+ Đối với người bị tai nạn có tham gia bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí y tế cho cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút đối với người bị tai nạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

+ Đối với người bị tai nạn không tham gia bảo hiểm y tế ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí y tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút bằng mức hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế (được sửa đổi, bổ sung năm 2014);

- Hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đối với hòa giải viên bị tai nạn trong thời gian cứu chữa, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-BYT;

- Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: 05 tháng lương cơ sở;

- Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 150.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.

Thông tư 56/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/10/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014, Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 09/7/2013.

 

Giới thiệu Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các mẫu liên quan



30/08/2023

Ngày 20/7/2023, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các mẫu liên quan.

Thông tư 31/2023/TT-BCA ban hành 04 mẫu hộ chiếu áp dụng từ ngày 15/8/2023 sau:

(1) Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);

(2) Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);

(3) Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT);

(4) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG) (Mẫu mới so với Thông tư 73/2021/TT-BCA )

Quy cách và kỹ thuật chung của mẫu hộ chiếu từ ngày 15/8/2023

- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

- Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

- Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

- Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm; 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng;

- Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

- Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

- Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

- Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

- Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

- Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Xem thêm tại Thông tư 31/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 và thay thế Thông tư 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 và Thông tư 68/2022/TT-BCA ngày 31/12/2022.

 

Tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù



29/08/2023

Ngày 17/08/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quyết định về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

I. Điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn

* Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn bao gồm:

- Người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;

- Người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá.

* Theo đó, điều kiện được vay vốn bao gồm:

- Có nhu cầu vay vốn;

- Có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận.

- Không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay.

* Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.

II. Mức vốn, thời hạn và lãi suất cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù

Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

* Mức vốn cho vay tối đa:

- Đối với vay vốn để đào tạo nghề: 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

- Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.

* Thời hạn cho vay:

- Đối với vay vốn để đào tạo nghề:

+ Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;

+ Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);

+ Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:

Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.

Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

- Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.

* Lãi suất cho vay:

- Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2023.

Giới thiệu Nghị định 61/2023/NĐ-CP về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư



23/08/2023

Ngày 16/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2023/NĐ-CP về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư.

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo đảm 4 nguyên tắc: (1) Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật; (2) Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng; (3)Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư; phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; (4) Xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.

Nội dung, hình thức của hương ước, quy ước

Về nội dung, tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, bảo đảm kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp của hương ước, quy ước đã có và mục đích, nguyên tắc quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định này, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước:

1. Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

2. Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.

3. Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống; khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy phong trào học tập suốt đời; đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông ở địa phương.

4. Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

Về hình thức, hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.

Hương ước, quy ước có thể được chia thành lời nói đầu, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc kết cấu khác phù hợp với nội dung; được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt.

Trường hợp cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc của Việt Nam cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì việc dịch hương ước, quy ước từ tiếng Việt sang tiếng của một, một số hoặc tất cả các dân tộc đó do cộng đồng dân cư quyết định khi soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này.

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bao gồm:

- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

- Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.

- Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư.

- Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.

UBND cấp xã công nhận hương ước, quy ước

Nghị định số 61/2023/NĐ-CP quy định, thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước là UBND cấp xã (trước đây là UBND cấp huyện), đồng thời bổ sung, làm rõ trình tự, thủ tục công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước để phù hợp với quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Việc tạm ngừng thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước được quy định theo hướng phân định rõ trường hợp hương ước, quy ước chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung hoặc trình tự thủ tục thông qua, công nhận thì UBND cấp xã quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc tạm ngừng thực hiện, bãi bỏ. Trường hợp cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện các trình tự, thủ tục chặt chẽ, rõ trách nhiệm để phù hợp với quy định tại Điều 22 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đặc biệt, Nghị định còn bổ sung quy định hằng năm, vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18/11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư để rà soát nội dung, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong việc thực hiện hương ước, quy ước. Đồng thời kịp thời khen thưởng, động viên, đôn đốc, nhắc nhở hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư và đề xuất tạm ngừng, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2023,
Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định này được tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định.
Đối với hương ước, quy ước đã được phê duyệt hoặc công nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định này thì cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước mới thay thế trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.

NHỮNG HÀNH VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (Trích từ Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành)



16/08/2023

Điều 12. Luật Đất đai năm 2013 xác định các hành vi sau đây là những hành vi bị nghiêm cấm: 

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. 

- Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. 

- Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 

- Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

(2) Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. 

Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng 10 năm một lần, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần, riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây dựng hàng năm. Để Nhà nước có thể thực hiện được các mục tiêu trên thì người sử dụng đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

(3) Không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích. 

Đất đai là một loại tư liệu sản xuất quan trọng. Nếu như người sử dụng đất có đất mà không sử dụng thì đó chính là hành vi trực tiếp gây lãng phí đất đai. Sử dụng đất không đúng mục đích là việc người sử dụng đất không sử dụng đúng theo mục đích đã đăng ký với Nhà nước. Việc sử dụng đất không đúng mục đích vừa gây khó khăn cho quản lý nhà nước, đồng thời cũng có thể là hành vi gián tiếp gây lãng phí đất đai.

(4) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. 

Hành vi này được thể hiện cụ thể như tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở…

(5) Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân. 

Với mục đích hạn chế tích tụ đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp - loại đất sản xuất đặc biệt quan trọng, pháp luật đất đai đặt ra quy định về hạn mức nhận chuyển quyền đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn mức nhận chuyển quyền cụ thể đối với từng loại đất được quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Các hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nằm trong hạn mức này. Hành vi tự ý nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật; đồng thời buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm trên.

(6) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Đăng ký sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 là hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất, nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước. Người sử dụng đất không thực hiện đăng ký đất đai có thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

(7) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Đất đai tại Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác trong xã hội sử dụng và các chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. 

Các hành vi bị cấm không chỉ được quy định với người sử dụng đất mà còn được quy định đối với người quản lý trong lĩnh vực đất đai, bởi lẽ các sai phạm không chỉ xuất phát từ hoạt động sử dụng đất mà còn có thể xuất phát từ hoạt động quản lý. Nếu như các hình thức trách nhiệm chủ yếu được áp dụng đối với người sử dụng đất là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để là trái quy định về quản lý đất đai còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

(9) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. 

Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác có thể bị phạt tiền đến tối đa 3.000.000 đồng căn cứ theo tính chất của hành vi vi phạm.

(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Nhà nước bảo đảm quyền cho chủ thể sử dụng đất hợp pháp nhưng các quyền đó phải nằm trong giới hạn, bảo đảm không xâm phạm đến quyền của chủ thể sử dụng đất hợp pháp khác. Người sử dụng đất không được thực hiện những hành vi như đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác, đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…

Điều 9 Luật đất đai năm 2013: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây:

1. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;

2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

3. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất.

Địa điểm cấm hút thuốc lá từ ngày 01/8/2023



14/08/2023

Ngày 11/5/2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BYT quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng giải thưởng môi trường không thuốc lá. Theo đó, 04 nhóm địa điểm cấm hút thuốc lá, bao gồm:

(1) Các địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên:

- Cơ sở y tế;

- Cơ sở giáo dục;

- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

- Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP .

(2) Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà:

- Nơi làm việc trong nhà của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trừ các địa điểm theo quy định;

-  Khu vực trong nhà của các địa điểm công cộng: cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, chợ, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, nhà sinh hoạt cộng đồng và các khu vực sinh hoạt chung của khu chung cư và địa điểm công cộng khác, trừ các địa điểm theo quy định.

(3) Phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn:

- Ô tô;

- Tàu bay;

- Tàu điện.

(4) Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

- Khu vực cách ly của sân bay;

- Quán bar, quán karaoke, vũ trường;

- Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác;

- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Yêu cầu chung đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá

Theo đó, yêu cầu chung đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá như sau:

- Có đặt, in, bố trí (sau đây gọi chung là đặt) biển hoặc chữ hoặc biểu tượng với nội dung cấm hút thuốc lá (sau đây gọi chung là biển).

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo mẫu số 1 và mẫu số 2 tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BYT .

- Biển bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Nội dung thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn;

+ Chất liệu biển bền, khó phai; biển đặt ngoài trời chịu được tác động của môi trường bên ngoài;

+ Kích thước, cỡ chữ của biển phù hợp với vị trí, không gian đặt biển; chữ đậm, dễ đọc; màu chữ, biểu tượng tương phản với màu nền;

+ Biển đặt tại địa điểm công cộng trong điều kiện không đủ ánh sáng: có phản quang hoặc chiếu sáng biển hoặc hình thức phù hợp khác để bảo đảm dễ nhìn.

- Việc đặt biển bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Khoảng cách giữa các biển phù hợp với quy mô, không gian của từng địa điểm;

+ Đặt biển ở vị trí dễ quan sát, khu vực có nhiều người qua lại; cổng vào khu vực khuôn viên, khu vực để xe ngoài trời; đối với khu vực trong nhà đặt tại cửa ra vào, sảnh trước, khu vực tiếp đón, ghế chờ, các tầng của cầu thang bộ, trong thang máy, hành lang có mái che, nhà để xe, nhà vệ sinh.

- Không có gạt tàn, dụng cụ dùng cho hút thuốc, đầu mẫu và tàn thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Yêu cầu riêng đối với địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

- Có biển với nội dung chỉ dẫn lối đi đến khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá. 

- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Có biển với nội dung khu vực được hút thuốc lá;

+ Phòng dành riêng cho người hút thuốc lá: Bảo đảm riêng biệt, có thông khí riêng; không mở cửa, thoát, thải khí sang các phòng, khu vực không hút thuốc lá, hành lang dùng chung với các phòng khác;

+ Có vật dụng để chứa đầu mẩu, tàn thuốc lá;

+ Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

- Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác:

+ Tối thiểu đặt biển tại sảnh, quầy lễ tân, khu vực chung, các phòng lưu trú;

+ Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá (nếu có): không bố trí tại sảnh chung, không bố trí làm nơi lưu trú cho người không hút thuốc lá.

- Tàu thủy: Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bố trí trên boong tàu hoặc bố trí phòng riêng đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

- Tàu hỏa: Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá nên bố trí phía cuối đoàn tàu, không bố trí tại khu vực tiếp nối giữa 02 toa hành khách.

Thông tư cũng quy định giải thưởng Môi trường không thuốc lá. Theo đó, giải thưởng Môi trường không thuốc lá được trao tặng cho tổ chức, cá nhân có địa điểm cấm hút thuốc lá đạt tiêu chuẩn theo quy định và được Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Sở Y tế, cấp Bộ Y tế (sau đây gọi chung là Hội đồng xét tặng) xét chọn. Giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trao tặng trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Bộ Y tế . Giải thưởng được tổ chức và xét tặng 02 năm một lần (sau đây gọi là kỳ xét tặng) có giá trị trong kỳ xét tặng.

Thông tư 11/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/8/2023./.

 

Giới thiệu Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra



10/08/2023

Ngày 30/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra (sau đây viết tắt là Nghị định 43). Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2023.

Nghị định 43 gồm 10 chương, 70 Điều, áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Thanh tra viên; cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập và người làm công tác thanh tra nội bộ. 

Một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Thanh tra viên

Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. Mã số ngạch công chức thanh tra bao gồm: Thanh tra viên cao cấp (mã số: 04.023), Thanh tra viên chính (mã số: 04.024), Thanh tra viên (mã số: 04.025).

Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Thanh tra viên chính hưởng mức 20% và Thanh tra viên cao cấp hưởng mức 15%.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên (TTV), ngạch Thanh tra viên chính (TTVC) theo thẩm quyền; bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên cao cấp (TTVCC) sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

Xét nâng ngạch Thanh tra viên: theo quy định của Nghị định 43, TTV đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét nâng ngạch trong các trường hợp sau đây: a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận; b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm. 

Yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ: a) Đối với nâng ngạch từ ngạch TTV lên ngạch TTVC: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; b) Đối với nâng ngạch từ ngạch TTVC lên ngạch TTVCC: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Bổ nhiệm các ngạch thanh tra theo thủ tục chuyển ngạch: Nghị định 43 quy định: Người đang công tác trong cơ quan thanh tra, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định các điều 39, 40 và 41 của Luật Thanh tra thì được xét chuyển ngạch để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra, cụ thể như sau: a) Trường hợp là chuyên viên hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch TTV; b) Trường hợp là chuyên viên chính hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch TTVC; c) Trường hợp là chuyên viên cao cấp hoặc chức danh tương đương thì xét chuyển ngạch và bổ nhiệm vào ngạch TTVCC.

Thi nâng ngạch Thanh tra viên: Yêu cầu đối với thanh tra viên dự thi nâng ngạch lên TTVC bao gồm: (a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; (b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ; (c) Có thời gian công tác ở ngạch TTV và tương đương tối thiểu từ 09 năm trở lên, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch TTVC chuyển sang cơ quan thanh tra. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch TTV thì thời gian giữ ngạch TTV tối thiểu là 01 năm (đủ 12 tháng); (d) Trong thời gian giữ ngạch TTV và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng, quản lý TTV được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; (đ) Có bằng đại học trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TTVC; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính; (e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Yêu cầu đối với TTVC dự thi nâng ngạch lên TTVCC ngoài việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về mức hoàn thành nhiệm vụ và năng lực, trình độ chuyen  môn, nghiệp vụ còn cần phải có thời gian công tác ở ngạch TTVC và tương đương tối thiểu là 06 năm, trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và đang giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch TTVCC chuyển sang cơ quan thanh tra. Trong thời gian giữ ngạch TTVC và tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng TTVC được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Có bằng đại học trở lên; có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TTVCC; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

2. Căn cứ để thanh tra lại

Nghị định 43 quy định, căn cứ thanh tra lại cụ thể như sau: (1) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra bao gồm: Không xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. (2) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra bao gồm: Áp dụng không đúng quy phạm của pháp luật hoặc áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra. (3) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến việc đánh giá không đúng, tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra hoặc kiến nghị xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đã được phát hiện. (4) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các thông tin, tài liệu, chứng cứ của cuộc thanh tra hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc. (5) Cơ quan thanh tra cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra trước đó.

Về thẩm quyền thanh tra lại, Nghị định quy định, Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thời hạn thanh tra lại là không quá 45 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành và không quá 30 ngày đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành.

3. Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên

Nghị định quy định, thành phần Đoàn thanh tra bao gồm: Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của Đoàn thanh tra.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trao đổi, thống nhất với người được dự kiến làm Trưởng đoàn thanh tra về những người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra. Việc đề xuất Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải được thông báo với đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra phải đáp ứng một số tiêu chuẩn chung như: Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra; am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra; có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

Ngoài ra, Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên; Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.

4. Người thuộc một trong 04 trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra

a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 

b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra; 

c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 

d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.

5. Những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai.

Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai.

Hình thức công khai kết luận thanh tra

Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.

Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo định trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau:

- Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục, việc thông báo trên báo điện tử phải nói thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;

- Việc niêm yết kết luận thanh tra trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra đối thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.

Căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra

Người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ theo yêu cầu của người theo dõi, đôn đốc;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được đôn đốc nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra;

- Đối tượng có hành vi cản trở, tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định kiểm tra, người có nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.

6. Xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra

Theo Nghị định 43, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra phải bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức; khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật khi có hành vi như: (1) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; (2) Không kiến nghị biện pháp xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra; (3) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.

Nếu người vi phạm không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra là cán bộ, công chức, viên chức mà có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo các hình thức như: Khiển trách; cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm đối với cán bộ; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối với công chức; cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc đối với viên chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu không phải cán bộ, công chức, viên chức thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Ngoài các quy định nêu trên, Nghị định 43 cũng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện việc giám định, phong tỏa tài khoản, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát trong hoạt động thanh tra; Việc công khai kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; Việc giải quyết kiến nghị, phản ánh về hoạt đọng thanh tra, giải quyết kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra.

Giới thiệu Giới thiệu Nghị định số 47/2023/NĐ-CP



10/08/2023

Ngày 3/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản,  trong đó có sửa quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.

Theo đó, sửa đổi bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

1. Về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến

- Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.

- Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến.

- Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá. Người đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút.

- Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, việc xác định người trúng đấu giá được thực hiện như sau: Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống mạng đấu giá ghi nhận; trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận. Người trúng đấu giá được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.

- Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.”

2. Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng khi sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến

- Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tổ chức hình thức đấu giá trực tuyến.

- Quản lý và bảo mật thông tin về người tham gia đấu giá, tài khoản, mật khẩu được cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp bị mất hoặc phát hiện tài khoản của mình đang bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải lên Trang thông tin đấu giá trực tuyến khi đăng nhập bằng tài khoản truy cập của mình; kết quả đấu giá trực tuyến do mình thực hiện.

- Dừng việc tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến, dừng cuộc đấu giá trực tuyến và thông báo ngay cho người có tài sản quyết định thời gian tổ chức đấu giá lại trong trường hợp do lỗi kỹ thuật của hệ thống đấu giá trực tuyến khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được; thông báo cho người có tài sản biết để hủy kết quả đấu giá trực tuyến trong trường hợp do lỗi kỹ thuật của hệ thống đấu giá trực tuyến khiến người tham gia đấu giá không thể trả giá, trả giá hợp lệ nhưng không được hệ thống ghi nhận hoặc ghi nhận sai thời gian trả giá.

- Tuân thủ quy định của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

3. Trách nhiệm của người tham gia đấu giá khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến

- Đảm bảo trang thiết bị khi tham gia đấu giá; chịu trách nhiệm trong trường hợp hệ thống mạng của mình gặp sự cố dẫn đến không thể tham gia đấu giá, trả giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến

- Quản lý và bảo mật tài khoản, mật khẩu được cấp. Trường hợp bị mất hoặc phát hiện tài khoản của mình đang bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký, đăng tải trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến khi đăng nhập bằng tài khoản được cấp.

- Tuân thủ quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế cuộc đấu giá.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.

Quy định mức chi hỗ trợ cho người hiến máu tình nguyện



10/08/2023

Ngày 20/7/2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2023/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn. Theo đó, mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn do ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả và chi phí phục vụ cho việc định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn  và chi phí phục vụ cho việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn như sau:

Việc xác định giá của một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn dựa trên chi phí cho công tác tiếp nhận, sàng lọc máu, thành phần máu và việc điều chế các chế phẩm máu theo nội dung và mức chi như sau:

- Chi hỗ trợ cho các đơn vị, cơ sở tuyên truyền, vận động, tổ chức ngày hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người hiến máu.

- Mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền: 30.000 đồng/người/lần hiến máu. Các cơ sở cung cấp máu có trách nhiệm tổ chức chu đáo, công khai để người hiến máu được ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu.

- Chi cho người hiến máu lấy tiền:

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần: Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu: một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

- Chi cho người hiến máu tình nguyện không lấy tiền:

+ Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng; một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

+ Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau: một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng; một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

- Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

- Hướng dẫn chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Trường hợp chi quà tặng bằng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm công khai danh mục các dịch vụ và mức giá của từng dịch vụ để người hiến máu lựa chọn bảo đảm nguyên tắc:

- Tổng mức giá của các dịch vụ phải tương đương với mức chi quà tặng theo quy định;

- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn thấp hơn mức chi quà tặng theo quy định thì đơn vị tiếp nhận máu có trách nhiệm chi bổ sung quà tặng bằng hiện vật bảo đảm đủ mức chi quà tặng theo quy định;

- Trường hợp tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn cao hơn mức chi quà tặng theo quy định: Đơn vị tiếp nhận máu được thu thêm phần chênh lệch giữa tổng mức giá của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn với mức chi quà tặng được nhận đồng thời có trách nhiệm giải thích công khai để người hiến máu hiểu và thực hiện. Trường hợp phần chi phí vượt của các dịch vụ mà người hiến máu lựa chọn không quá 10% mức chi quà tặng được nhận thì thủ trưởng đơn vị tiếp nhận máu có thể quyết định sử dụng nguồn thu từ hoạt động cung cấp máu, chế phẩm máu để chi và quyết toán theo thẩm quyền.

- Mức giá của các dịch vụ trong gói quà tặng thực hiện theo quy định được cấp có thẩm quyền áp dụng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

- Chi phí dụng cụ lấy máu, túi chứa máu bằng chất dẻo, vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước phục vụ công tác lấy máu, xét nghiệm và sàng lọc máu, chế phẩm máu.

- Chi phí tiền lương theo lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định; Chi phí phụ cấp đặc thù theo quy định về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

- Chi phí thuê xe, mua xăng, dầu khi đi lấy máu tại các điểm lấy máu lưu động theo hóa đơn, hợp đồng thực tế.

- Chi phí khám lâm sàng, mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm để làm các xét nghiệm bắt buộc theo quy định.

- Chi phí để duy tu bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và lưu trữ máu, chế phẩm máu.

- Chi phí hủy đơn vị máu không đạt tiêu chuẩn.

- Chi hỗ trợ công tác tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện tại các cơ sở y tế công lập được giao nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc máu.

- Các khoản chi phí hợp lý và hợp pháp khác phục vụ cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và phân phối máu, chế phẩm máu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023 và thay thế Thông tư số 17/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020.

Mức hưởng trợ cấp người có công với cách mạng từ 01/7/2023



10/08/2023

Ngày 21/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng.

Mức hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng từ ngày 01/7/2023 quy định như sau:

(1) Mức hưởng trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và thân nhân:

- Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945:

+ Diện thoát ly: Tăng từ 1.815.000 đồng/tháng lên mức 2.297.000 đồng/tháng.

+ Diện không thoát ly: Tăng từ 3.081.000 đồng/tháng lên mức 3.899.000 đồng/tháng.

- Đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần:

+ Đối với vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.

+ Đối với vợ hoặc chồng sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: Tăng từ 1.299.000 đồng/tháng lên mức 1.644.000 đồng/tháng.

(2) Mức hưởng trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ:

+ Đối với thân nhân của 01 liệt sĩ: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.

+ Đối với thân nhân của 02 liệt sĩ: Tăng từ 3.248.000 đồng/tháng lên mức 4.110.000 đồng/tháng.

+ Đối với thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên: Tăng từ 4.872.000 đồng/tháng lên mức 6.165.000 đồng/tháng.

+ Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, vợ hoặc chồng liệt sĩ sống cô đơn; con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng: Tăng từ 1.299.000 đồng/tháng lên mức 1.644.000 đồng/tháng.

+ Đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ khi còn sống: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.

(3) Mức trợ cấp đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Tăng từ 4.872.000 đồng/tháng lên mức 6.165.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình: Tăng từ 1.624.000 đồng/tháng lên mức 2.055.000 đồng/tháng.

(4) Mức trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng:

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng trợ cấp hằng tháng: 2.055.000 đồng/tháng (mức cũ là 1.624.000 đồng/tháng).

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến được hưởng trợ cấp hằng tháng: 1.208.000 đồng/tháng (mức cũ là 955.000 đồng/tháng).

- Trường hợp người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945, người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng: 1.644.000 đồng/tháng (mức cũ là 1.299.000 đồng/tháng)...

Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi một só chế độ ưu đãi khác như hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm. Hình thức hỗ trợ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe do Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe của người có công và đặc thù của đơn vị (bao gồm cả chi bồi dưỡng phục hồi sức khỏe khi đối tượng đi điều trị tại cơ sở y tế)”; hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/01 năm”.

Người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện vận chuyển thì được hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm (bao gồm tiền đi lại và tiền ăn) cho bản thân đối tượng và 01 người thân đi cùng (nếu có) từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình, quê quán người có công và theo chiều ngược lại:

Hỗ trợ thanh toán theo hóa đơn, bao gồm vé phương tiện vận tải hành khách công cộng, chứng từ hợp pháp hoặc giấy biên nhận theo quy định của pháp luật; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu; đối với phương tiện máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và tiền cước hành lý (nếu giá vé chưa bao gồm cước hành lý) theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý nhưng không vượt quá khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác; hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/lượt.

Trường hợp đối tượng nhận hỗ trợ theo hình thức khoán thì được hỗ trợ với mức 3.000 đồng/km/người theo quãng đường nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/đối tượng và người thân/năm”.

Nghị định sửa đổi chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công: gồm quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

Quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2023.

Hỏi – đáp về quy định của Luật Thanh tra năm 2022 (Tiếp theo)



24/07/2023

Câu 16. 

Hỏi: Cuộc thanh tra phải tạm dừng thanh tra khi nào?

Đáp: Theo Điều 70 của Luật Thanh tra quy định tạm dừng cuộc thanh tra khi:

1. Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:

a) Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;

b) Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.

2. Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

3. Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

 

Câu 17.

Hỏi: Cuộc thanh tra bị đình chỉ trong trường hợp nào?

Đáp: Theo Điều 71 của Luật Thanh tra quy định đình chỉ cuộc thanh tra như sau:

1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;

b) Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;

c) Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;

d) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;

đ) Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

2. Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.

3. Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

 

Câu 18. 

Hỏi: Khi tiến hành thanh tra trực tiếp thì việc kết thúc cuộc thanh tra được thực hiện như thế nào?

Đáp: Theo Điều 72 của Luật Thanh tra quy định kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp như sau:

Khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra biết; trường hợp cần thiết thì tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.

 

Câu 19. 

Hỏi: Việc báo cáo kết quả thanh tra được thực hiện như thế nào? Gồm những nội dung gì?

Đáp: Theo Điều 73 của Luật Thanh tra quy định về báo cáo kết quả thanh tra như sau:

1. Sau khi kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thanh tra gửi đến người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau đây:

a) Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra;

b) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);

c) Ý kiến khác nhau (nếu có) giữa thành viên khác của Đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra;

d) Biện pháp xử lý đã được áp dụng và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có).

2. Trường hợp qua thanh tra phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì trong báo cáo kết quả thanh tra còn phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực theo các mức độ sau đây:

a) Yếu kém về năng lực quản lý;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;

c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

3. Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả.

4. Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp và được quy định như sau:

a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

 

Câu 20. 

Hỏi: Việc ban hành kết luận thanh tra của người ra quyết định thanh tra được thực hiện như thế nào?

Đáp: Theo Điều 78 của Luật Thanh tra quy định việc ban hành kết luận thanh tra được thực hiện như sau: 

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.

Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.

2. Kết luận thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi và bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra hành chính; đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra chuyên ngành;

b) Kết luận về nội dung thanh tra;

c) Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);

d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

đ) Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.

3. Trong quá trình tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể ban hành kết luận thanh tra đối với các nội dung đã được kiểm tra, xác minh, đủ cơ sở để kết luận và tiếp tục tiến hành thanh tra các nội dung khác trong quyết định thanh tra. Một cuộc thanh tra có thể ban hành nhiều kết luận thanh tra nhằm phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước.

4. Trước khi công khai kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra đã ban hành để bảo đảm tính chính xác, khách quan, khả thi.

5. Kết luận thanh tra sau khi công khai được gửi đến Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Câu 21. 

Hỏi: Kết luận thanh tra có được công khai sau khi được người ban hành quyết định thanh tra ký ban hành không? Các hình thức công khai kết luận thanh tra?

Đáp: Theo Điều 79 của Luật Thanh tra quy định việc công khai kết luận thanh tra như sau:

1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.

2. Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của luật.

3. Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

b) Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

c) Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;

d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Câu 22. 

Hỏi: Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn gì? 

Đáp: Theo Điều 80 của Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, đó là: 

1. Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

c) Quyết định việc trưng cầu giám định về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

d) Quyết định hoặc yêu cầu người có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật;

đ) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản hoặc để bảo đảm thực hiện quyết định thu hồi tài sản của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

g) Quyết định kiểm kê tài sản;

h) Quyết định thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát;

i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

k) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở hoạt động thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra;

l) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra;

m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;

n) Đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra;

o) Ban hành kết luận thanh tra;

p) Chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan cùng với văn bản kiến nghị khởi tố sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này;

q) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

2. Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, i và k khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì người ra quyết định thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

 

Câu 23. 

Hỏi: Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động thanh tra?

Đáp: Theo Điều 81 của Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, đó là: 

1. Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

b) Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;

c) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

d) Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;

đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;

e) Quyết định niêm phong tài liệu;

g) Quyết định kiểm kê tài sản;

h) Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

i) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

k) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

l) Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

2. Khi việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm d, đ, e, h và i khoản 1 Điều này không còn cần thiết thì Trưởng đoàn thanh tra phải quyết định hoặc kiến nghị hủy bỏ ngay việc áp dụng biện pháp đó.

 

Câu 24. 

Hỏi: Trong quá trình tiến hành thanh tra việc trưng cầu giám định được thực hiện khi nào? 

Đáp: Theo Điều 87 của Luật Thanh tra quy định việc trưng cầu giám định như sau: 

1. Khi cần đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn - kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra quyết định việc trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ yêu cầu, nội dung, thời gian thực hiện, cơ quan, tổ chức giám định.

2. Cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định phải thực hiện việc giám định, thông báo kết quả giám định trong thời hạn theo đề nghị của cơ quan thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả giám định.

3. Kinh phí trưng cầu giám định do cơ quan tiến hành thanh tra chi trả. Trường hợp đối tượng thanh tra có sai phạm thì kinh phí giám định do đối tượng thanh tra chi trả, trừ trường hợp luật có quy định khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Câu 25. 

Hỏi: Đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ gì trong quá trình thanh tra?

Đáp: Theo Điều 92 của Luật Thanh tra quy định về quyền của đối tượng thanh tra và Điều 93 quy định nghĩa vụ của đối tượng thanh tra như sau: 

* Quyền của đối tượng thanh tra:

1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:

a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra khi cho rằng nội dung đó chưa chính xác;

c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.

* Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Chấp hành quyết định thanh tra.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người tiến hành thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của người tiến hành thanh tra và của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.