THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH - XÃ HỘI
   

Thanh Hóa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày tạo:  31/01/2023 07:54:15
Ngày 19 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

         Nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt sâu rộng các nội dung và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 148/NQ-CP, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành, các cấp đối với công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển đô thị hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 148/NQ-CP, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành để tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất. Phát huy vai trò kiến tạo, chỉ đạo của UBND tỉnh theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng. Phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp đảm bảo phù hợp với năng lực để UBND tỉnh và các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 148/NQ-CP.

          Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; căn cứ Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 06- NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngày 19 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

          Kế hoạch đã đặt ra các mục tiêu cụ thể:

          Đến năm 2025: 

          - Giai đoạn đến năm 2025 dự kiến thành lập mới 14 thị trấn, sáp nhập huyện Đông Sơn với thành phố Thanh Hóa; đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các loại. 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị. 

          - Đến 2025, tổng dân số khu vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 1,69 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên; tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9%. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đô thị gồm: + Diện tích sàn nhà ở đô thị đạt khoảng 30m2 /người; + Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt 23÷25% đất xây dựng đô thị; loại III, IV, V đạt 20% trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trung bình các đô thị đạt khoảng 10%; + Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô thị đạt khoảng 95%, tiêu chuẩn cấp nước trung bình tại các đô thị khoảng 120 lít/người/ngày đêm, cấp nước bao phủ đạt 90% đối với đô thị loại V, đạt 100% đối với đô thị loại IV trở lên; + Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt > 30% đối với đô thị loại II trở lên, >10% đối với các đô thị còn lại; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; + Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 95%; chất thải rắn, khu công nghiệp chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; + Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại I, loại II đạt tỷ lệ 95%. Từng bước phát triển đồng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 85% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 80% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm. + Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 10 m2 /người; trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 4 m2 /người. + Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh; tỉ lệ dân sổ trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. + Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GRDP cả tỉnh khoảng 75%. 

          Đến năm 2030: 

          Giai đoạn 2026 - 2030 tiếp tục đầu tư, chỉnh trang và nâng cấp các đô thị hiện có, đồng thời nghiên cứu nâng cấp, sáp nhập một số đô thị trên địa bàn tỉnh; đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị. Xây dựng các thành phố: Thanh Hoá, Sầm Sơn và các thị xã: Bỉm Sơn, Nghi Sơn trở thành đô thị thông minh. 

          Đến năm 2030, dân số khu vực thành thị gồm cả quy đổi đạt trên 2,23 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên; Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3%. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đô thị gồm: + Diện tích sàn nhà ở đô thị đạt khoảng 35 m2 /người; + Tỷ lệ đất giao thông đô thị loại I, loại II đạt 25%; loại III, IV, V đạt 20% đất xây dựng đô thị trở lên; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trung bình các đô thị đạt khoảng 20%; + Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%, tiêu chuẩn cấp nước trung bình tại các đô thị đạt bình quân 120 lít/người/ngày đêm; + Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị; tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt > 50% đối với đô thị loại II trở lên, >20% đối với các đô thị còn lại; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; + Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 98%; chất thải rắn khu công nghiệp, chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; + Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính và khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng tại các đô thị loại loại I, loại II đạt tỷ lệ 100%. Từng bước phát triển đồng bộ chiếu sáng đối với đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và đạt 90% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm; + Đất cây xanh đô thị đạt bình quân khoảng 12 m2 /người; trong đó đất cây xanh công cộng khu vực nội thị khoảng 5 m2 /người; + Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỉ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử đạt 100%; + Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GRDP cả tỉnh khoảng 85%. 

          Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của cả nước. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triên theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn. Xây dựng thành phố Thanh Hóa là thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiểu mẫu của cả nước; thành phố Sầm Sơn là đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước.

          Kế hoạch đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như:

          - Thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam.

          - Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững.

          - Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.

          - Xây dựng các nhiệm vụ, đề án chuyên ngành.

          - Xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

          Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi Nghị quyết số 148/NQ-CP và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh đến các tổ chức, cơ quan, nhân dân trên địa bàn tỉnh; căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được phân công, tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh. Chủ động lồng ghép các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 148/NQ-CP và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch này trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan để tổ chức thực hiện thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

          Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương điều phối, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết số 06- NQ/TW, Nghị quyết số 148/NQ-CP và các chỉ tiêu cụ thể đề ra trong Kế hoạch này tại các huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để báo cáo cấp có thẩm quyền.  Đầu mối tổ chức nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn, hướng dẫn các biện pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch này; định kỳ báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh về các biện pháp cần thiết đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị quốc gia theo từng giai đoạn đến năm 2025 và năm 2030.

          Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tham mưu bố trí vốn đầu tư công cho các dự án có mục tiêu phát triển đô thị thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn do tỉnh quản lý theo đúng quy định của pháp luật; theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn việc huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này. Chỉ đạo tổ chức định kỳ điều tra, thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực tổng hợp của ngành được yêu cầu tại Nghị quyết số 148/NQ-CP (các chỉ tiêu, số liệu có liên quan đến Quy hoạch tỉnh).

          Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh: Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có liên quan phải tuân thủ các mục tiêu được đề ra.  Theo chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, đôn đốc các các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh biện pháp tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra của Kế hoạch này. Phối hợp với Sở Xây dựng trong công tác điều phối, kiểm tra, đôn đốc, giám sát; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để báo cáo cấp có thẩm quyền. - Định kỳ (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện; đồng thời gửi báo cáo đến Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp.

          UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra tại Kế hoạch này; xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương mình trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tỉnh, có lộ trình và phân công nhiệm vụ cụ thể. Cụ thể hoá các chỉ tiêu, nhiệm vụ vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn. Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch yêu cầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch này; đồng thời phù hợp với tinh thần của Nghị quỵết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ; Kế hoạch số 57-KH/TU ngày 30/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện. Ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện lập quy hoạch, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị. Định kỳ (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện; đồng thời gửi báo cáo đến Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp.

          Với việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hiệu quả trong công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, cùng sự vào cuộc của các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND cấp huyện thì việc thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao và đảm bảo, góp phần cùng thực hiện mục tiêu “Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy” của Chính phủ đã đề ra./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.