THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH - XÃ HỘI
   

Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa

Ngày tạo:  27/05/2023 11:52:51
Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật là lực lượng nòng cốt không thể thiếu trong quá trình thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ này có vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối để đưa chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, đối với khu vực miền núi, dân tộc thì đội ngũ này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền tải pháp luật vào cuộc sống, nhâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.

      Thanh Hóa là tỉnh có 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi.  Để đảm bảo công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Tư pháp, UBND các huyện có khu vực miền núi và các đơn vị có liên quan luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và phát triển vững mạnh đội ngũ này.

      Trên cơ sở quán triệt Thông tư số 10/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp về báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hàng năm Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các Kế hoạch về Phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có nội dung trọng tâm về tăng cường chỉ đạo, quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật (Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 5/2/2020; Kế hoạch số 31/KH-UBND này 29/02/2021; Kế hoạch số 42/KHUBND ngày 28/2/2023; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 05/2/2023; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22/4/2021 về việc triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” (giai đoạn II); Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 29/9/2022 về triển khai Đề án "tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 21/9/2022 của UBND tỉnh về triển khai Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”….); trực tiếp ban hành các Công văn chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý nguồn nhân lực làm công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật (như: Công văn số 968/STP-PBGDPL ngày 01/6/2021 về rà soát kiện toàn báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Công văn số 1179/STP-PBGDPL ngày 11/7/2022 của Sở Tư pháp về việc rà soát, kiện toàn hòa giải viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, cấp huyện; Công văm số 766/STP-PBGDPL ngày 18/4/2023 về hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ về phổ biến giáo dục pháp luật… ); 

       Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi ở Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch của đơn vị, địa phương theo yêu cầu của UBND tỉnh. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch được thực hiện nghiêm túc từ tỉnh tới cơ sở, đảm bảo phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn đẩy mạnh quản lý, kiện toàn nhân lực và tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PBGDPL cho đội ngũ đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là người DTTS (Thạch Thành (Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 02/3/2021; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 25/02/2022; Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 19/02/2023 về công tác phổ biến giáo dục pháp luật); Ngọc Lặc (Công văn số 937/UBND-TP ngày 17/5/2021 về triển khai một số nội dung công tác PBGDPL; Công văn số 1512/UBND-TP ngày 15/7/2022 về rà soát, kiện toàn đội ngũ TTVPL); Thường Xuân (Công văn số 2515/UBND-TP ngày 13/9/2021; Công văn số 1806/UBND-TP ngày 18/7/2022; Công văn số 873/UBND-TP ngày 12/4/2022 rà soát TTVPL); Lang Chánh (Công văn 1147/UBND-TP ngày 13/7/2022, Công văn 1260/UBND-TP ngày 27/8/2021 về việc rà soát TTVPL), Cẩm Thủy (2029/QĐ-UBND ngày 27/8/2020).

        Việc rà soát, kiện toàn BCVPL, TTVPL luôn được quan tâm thực hiện: Triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp đã hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước. Tính đến nay, số lượng Báo cáo viên pháp luật toàn tỉnh hiện 130 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh được công nhận (trong đó người DTTS là: 02 người, có trình độ thạc sỹ là: 46 người; trình độ đại học: 84 người). Báo cáo viên pháp luật cấp huyện thuộc các huyện miền núi có 229 người/592 người (trong đó người DTTS là: 104 người, người biết tiếng DTTS là: 82 người; về trình độ: thạc sĩ 28 người, của nhân: 201; về thâm niên công tác dưới 1 năm có 31 người; 1-5 năm có 112 người; 5- 10 năm có 80 người; trên 10 năm 6 người). Các Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện đều đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, được lựa chọn từ những cán bộ, công chức ở các sở, ban, ngành từ tỉnh đến huyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín và kỹ năng tuyên truyền, nhiệt tình trong thi hành công vụ, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ở 179 xã miền núi thuộc 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi, tuyên truyền viên pháp luật có 2.497/ 6.715 người (trong đó người DTTS 1.659 người; người biết tiếng DTTS là 1.480; có trình độ thạc sĩ: 7 người; đại học: 1.560 người; cao đẳng: 425 người; trung cấp 772 người; về thâm niên công tác dưới 1 năm có 136 người; 1-5 năm có 1.495 người; 5-10 năm có 596 người; trên 10 năm 452 người). Tuyên truyền viên được lựa chọn từ lãnh đạo, cán bộ, công chức cấp xã, già làng, trưởng bản, trưởng các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Đối với đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc tại vùng DTTS&MN. 

        Với vai trò là cơ quan chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai Thông tư số 10/2016/TT-BTP tại địa phương, Sở Tư pháp đã thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến pháp luật và những văn bản pháp luật mới cho lực lượng Báo cáo viên. Từ 2020 đến tháng 4/2023, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức 8 Hội nghị giới thiệu luật mới (Luật Bảo vệ môi trường; Luật Cư trú; Luật Biên phòng Việt Nam; Kết luận số 05- KL/TW 03/6/2021 của Ban Bí Thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW (Khóa XI) và Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 21/7/2021 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí Thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa…) cho 4.000 cán bộ chủ chốt và 130 báo cáo viên cấp tỉnh và 229 BCVPL ở 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi (do báo cáo viên Trung ương triển khai). Sở Tư pháp và các sở, ngành cấp tỉnh đã phối hợp với các huyện miền núi và huyện có xã miền núi tổ chức 136 hội nghị tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho gần 40.800 lượt đại biểu là BCVPL cấp huyện. Tại 11 huyện miền núi (từ 01/01/2020 đến 4/2023) đã tổ chức 70 hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho 21.000 lượt người là BCVPL với tần suất 01-02 lần/năm; Ở 179 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tổ chức 1.478 hội nghị tập huấn pháp luật cho 250.910 lượt người. Việc tập huấn chủ yếu dưới hình thức tập huấn trực tiếp; một số địa phương đã sáng tạo tổ chức tập huấn trực tuyến trong điều kiện phòng chống dịch năm 2021, 2022. Thông qua các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các BCVPL, TTVPL đã được tập huấn: kỹ năng, nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật và các luật thiết thực, liên quan trực tiếp đến đời sống, công tác của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa (Luật đất đai, Luật biên giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hình sự, dân sự..)

        Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng và một số đơn vị liên quan đã biên soạn, in ấn gần 500.000 cuốn tài liệu, đề cương giới thiệu các văn bản pháp luật mới và 15.000.000 tờ gấp các loại để cấp phát cho BCVPL, TTVPL ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi đã tổ chức cấp phát trên 300.200 bản tài liệu PBGDPL cho lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. 

         Triển khai đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, Thanh Hóa đã xây dựng được Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật, có chia sẻ, liên kết với các sở, ngành, địa phương. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử được thực hiện khá thường xuyên. Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật có thể khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho hoạt động tuyên truyền cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hoạt động xây dựng bài giảng bằng phương tiện điện tử chủ yếu áp dụng ở cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện, tuy nhiên chưa nhiều. Ở cấp xã hoạt động này còn hạn chế. Một số đơn vị như: Thường xuân, Như Xuân, Thạch Thành còn tăng cường tuyên truyền thông quan hình thức khác như: mạng xã hội zalo, facebook, thư điện tử… 

        Nhìn chung quá trình triển khai tập huấn, đội ngũ báo cáo viên, truyên truyền viên pháp luật đã tích cực tham gia thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Từ năm 2020 đến 4/2023, thực hiện Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, huyện và triển khai các chương trình, đề án phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và báo cáo viên của 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã triển khai 780 cuộc hội nghị cho gần 168.150 lượt đại biểu (Trong đó BCVPL cấp tỉnh triển khai là 234 cuộc hội nghị cho 58.300 lượt đại biểu; đội ngũ BCVPL cấp huyện đã triển khai 546 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 109.850 lượt người). Tuyên truyền viên cấp xã thực hiện 912 hội nghị cho 148.560 người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương một số báo cáo viên, truyên truyên viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này (số báo cáo viên chưa tham gia chiếm khoảng 3%, tập trung ở một số đơn vị như Ngọc Lặc, Như Xuân, Quan Sơn, Hà Trung). Số báo cáo viên tham gia dưới 5 lần chiếm 38 - 40%; tham gia từ 5 đến dưới 10 lần chiếm 25-29%; trên 10 lần chiếm từ 22- 32%). Việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho BCVPL như: Máy vi tính, máy chiếu ngày càng được quan tâm hơn. BCVPL thường xuyên sử dựng các trang thiết bị mà cơ quan, đơn vị mình đã đầu tư để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tuy niên, tại một số huyện, xã miền núi vùng cao như Mường lát, Quan Sơn, Bá Thước…cơ sở vật chất (hệ thống máy chiếu, màn chiếu, máy tính, internet phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền ở cơ sở…) phục vụ cho công tác tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn. 

      Đánh giá chung về chất lượng của đội ngũ BCVPL, TTVPL thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

       Có thể khẳng định, triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư 10/2016/TT-BTP, hoạt động của đội ngũ BCVPL, TTVPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng đi vào nề nếp. Lực lực này giữ vai trò chủ lực trong việc tổ chức triển khai các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng từng bước đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, BCVPL đã sử dụng nhiều hình thức PBGDPL để chuyển tải đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, góp phần định hướng suy nghĩ và hành động của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân theo đúng pháp luật, nêu cao ý thức trách nhiệm công dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, đấu tranh bảo vệ các quan điểm đường lối của Đảng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

       Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình hoạt động của đội ngũ BCVPL, TTVPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua còn có một số tồn tại như: Chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng đều. Ở một số nơi Lực lượng BCVPL, TTVPL chưa thực sự phát huy tính chủ động trong việc tham gia PBGDPL; một số BCVPL, TTVPL chưa tích cực tham gia Báo cáo pháp luật tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khả năng truyền đạt của một số BCVPL, TTVPL còn chưa tạo ra sự hấp dẫn để thu hút người nghe, làm cho các buổi tuyên truyền trở nên nặng nề, mang tính một chiều, ít chú trọng nắm bắt thông tin phản hồi, chưa tạo ra sự hấp dẫn để thu hút người nghe. Việc cập nhật văn bản pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật của một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế; Thời lượng và chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử, bài giảng điện tử còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

       Sở dĩ còn có những tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản như: Một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của công tác báo cáo viên nên thiếu sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động BCVPL, TTVPL; có nơi còn xem nhẹ hoặc cho rằng công tác này là của ngành Tư pháp, vì vậy, đã hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ này. Hầu hết Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều hoạt động kiêm nhiệm, vì vậy chưa dành thời gian thích hợp cho công tác PBGDPL. Cơ chế chính sách đãi ngộ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa phù hợp, chưa thực sự tạo được động lực để thu hút động viên những người có tâm huyết, năng lực phát huy hết khả năng của mình. Một số nơi chế độ thù lao của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện còn rất thấp, chưa tương xứng với chất lượng, hiệu quản công việc. 

        Để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các khu vực dân tộc miền núi cần có sự quan tâm, đánh giá đúng vị trí, vai trò của đội ngũ này trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó có chính sách phù hợp, thu hút năng lực của những người có trình độ và gắn bó với địa bàn dân tộc miền núi thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền khu vực miền núi, tạo động lực và phát huy tinh thần vì cộng đồng của đội ngũ này.

       Với những kết quả đã đạt được trên thực tế, cùng với việc đánh giá khách quan các nội dung triển khai, đây là điều kiện góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, qua đó giúp cho đội ngũ này phát huy vai trò và có nhiều đóng góp cho công cuộc nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào dân tộc và khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa./.


Cao Phong

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.