Nhằm triển khai có hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thông qua các hội nghị, hội thảo, các sản phẩm, chương trình truyền thông, cụ thể như sau:
- Sở LĐTBXH tổ chức 12 lớp tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho 960 cán bộ và người dân tại các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Nông Cống, Như Thanh và Quảng Xương và 03 lớp tập huấn trang bị kỹ năng truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở cho học sinh 03 trường THPT triển khai thực hiện mô hình “Truyền thông, tư vấn về bình đẳng giới cho thanh niên” tại các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Lang Chánh.
- Sở Tư pháp đã biên soạn, phát hành Bản tin tư pháp (trong đó có nhiều nội dung về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ) cấp phát cho UBND của 559 xã, phường, thị trấn và thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, huyện; phát hành tờ gấp pháp luật trong đấy có lồng ghép các quyền về bình đẳng giới để cấp phát miễn phí cho người dân nhằm tuyên truyền về bình đẳng giới. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý (thuộc Sở Tư pháp) phối hợp với Báo Thanh Hóa xây dựng chuyên mục thông tin về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; Biên soạn và cấp phát 2.000 tờ gấp pháp luật về các quy định về trợ giúp pháp lý, trong đó đã lồng ghép giới thiệu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, quyền được bảo vệ của nạn nhân khi bị bạo lực giới.
- Ban Dân tộc tỉnh đã thực hiện lồng ghép tuyên truyền về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đã tổ chức được 10 hội nghị với 1.330 đại biểu tham gia Đề án Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa; tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông với nội dung tập trung như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình v.v…
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép trang bị kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới và phòng, ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong 08 cuộc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng phổ biến kiến thức pháp luật tới cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành. Từ đó xác định rõ mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển chính trị - kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình truyền thông thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; chỉ đạo Nhà hát Ca Múa Kịch Lam Sơn, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống, Trung tâm Văn hóa Điện ảnh Thanh Hoá xây dựng các vở kịch ngắn, tiểu phẩm, chiếu phim lưu động với nội dung thông tin, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 243 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới, định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ định kiến giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em; tổ chức Diễn đàn “Phòng, chống xâm hại trẻ em” v.v…
- Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã đẩy mạnh thông tin các hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ như: “Phụ nữ tìm hiểu với pháp luật”, “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản”, “CLB Hạnh phúc gia đình”, “CLB Phụ nữ với pháp luật”, “CLB Gia đình phát triển bền vững”. Những bài tuyên truyền nổi bật như: “Phụ nữ Thanh Hóa đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ”, “Phụ nữ Thanh Hóa phát triển nghề”, “Phụ nữ Thanh Hóa tham gia bảo vệ môi trường”, “Phụ Thanh Hóa phát triển kinh tế tập thể”, “Truyền thông về an toàn thực phẩm với chủ đề “Kinh nghiệm về kiến thức dinh dưỡng cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ”, “Hạnh phúc cho mọi người”, “Phát huy truyền thống phụ nữ trên quê hương Bà Triệu” v.v... Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai sâu rộng, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, coi trọng vai trò của người phụ nữ và nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa xâm hại cho phụ nữ, đồng thời, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ.
- Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai Đề án "Nâng cao chất lượng truyền thông, tư vấn và chăm sóc sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”; sản xuất 02 video tuyên truyền trên Trang truyền thông Công đoàn Thanh Hóa với nội dung tư vấn, chăm sóc, sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp; biên soạn và cấp phát 47.000 tờ rơi về “Một số điều cần biết về quyền của lao động nữ tại doanh nghiệp trong đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể” cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội, với nhiều hình thức như: tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn, treo băng-rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên đề, đối thoại về các giải pháp tăng tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý và các cơ quan dân cử, sự tham gia của nam giới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, chia sẻ công việc nhà v.v…
- Các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tuyên truyền trực quan như treo băng-rôn, pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới v.v... Các hoạt động đã tạo hiệu quả tích cực, nâng cao nhận thức bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
- Sở LĐTBXH đã tổ chức 04 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho 280 người là cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới cấp xã với nội dung về quản lý nhà nước trong công tác bình đẳng giới và phân tích giới và lồng ghép giới trong các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của địa phương; 01 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho 70 cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 183 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 8.170 thành viên các mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, “Địa chỉ tin cậy”, mô hình “Tổ Truyền thông cộng đồng”, cán bộ nữ dân tộc thiểu số các cấp gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu; kiến thức về bình đẳng giới; hướng dẫn triển khai thưc hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ xã, thôn; kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, và người có uy tín trong cộng đồng; kiến thức, kỹ năng về quản lý, điều hành các hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em v.v...
- Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tập huấn, lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Ban VSTBCPN các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị trong đó chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức mọi người về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Phụ nữ ngày càng nhận thức đầy đủ và tham gia tích cực đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tham gia đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020-2025, đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố cũng như xã, phường, thị trấn đã tích cực chủ động tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ được tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như: công tác phát triển đảng viên nữ; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của cán bộ nữ; quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan hành chính nhà nước ở tất cả các cấp tăng so với nhiệm kỳ trước, có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh và địa phương. Toàn tỉnh hiện có 78.642 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: cán bộ nữ 33.278 người (chiếm 42,4%); 150/1.198 nữ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh (tỷ lệ là 12,5%)[1]; Có 171/902 nữ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện (tỷ lệ là 18,96%), có 47/318 nữ Ủy viên Ban Thường vụ cấp huyện (tỷ lệ là 14,8%); có 32/236 nữ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và tương đương (tỷ lệ là 13,6%)[2]; có 1.758/8.034 nữ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã (tỷ lệ là 21,88%), có 298/2.678 nữ Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cấp xã (tỷ lệ là 11,1%); có 554/3.3.837 nữ cán bộ chủ chốt cấp xã (tỷ lệ là 14,44%)[3].
- Sở LĐTBXH đã triển khai các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, cụ thể như: mô hình “Truyền thông tư vấn về bình đẳng giới cho thanh niên và vị thành niên” tại các Trường THPT trên địa bàn huyện Hà Trung, Hậu Lộc và Lang Chánh; mô hình “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” tại các huyện Thạch Thành, Thọ Xuân và thành phố Thanh Hóa; tiếp tục triển khai các mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” tại các huyện, thị xã, thành phố; triển khai mô hình “Cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới” tại Trung tâm Bảo trợ xã hội và Bảo trợ xã hội số 2; mô hình “Ngôi nhà Ánh Dương”. Thông qua việc thực hiện các mô hình giúp người dân tại cộng đồng nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới; kỹ năng tự kiểm soát bản thân và phòng tránh bạo lực; tạo cơ hội để các nạn nhân bị bạo lực được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp nhằm giảm thiều tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng dân cư; chỉ đạo Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động hỗ trợ, can thiệp trợ giúp đối với nạn nhân bạo lực, xâm hại. Kết quả, 100% nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện hỗ trợ, can thiệp bằng các biện pháp phù hợp[1].
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 03 mô hình thí điểm gồm: “Tổ truyền thông cộng đồng” tại thôn Giỏi, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc; “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” tại xã Trung Tiến, huyện Quan Sơn; mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát. Ngay sau khi thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành cho Ban điều hành các mô hình và các thành viên trong mô hình, tập trung vào các nội dung về Bình đẳng giới, thay đổi định kiến giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em, phòng chống xâm hại, phòng chống bạo lực gia đình. Xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” “Địa chỉ tin cậy”, “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thiết kế các chương trình, bài giảng liên quan đến Dự án làm cẩm nang thực hiện. Chỉ đạo thành lập và duy trì 123 tổ truyền thông cộng đồng với 335 thành viên tham gia; 31 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng có 1.150 thành viên tham gia; 19 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” có 570 thành viên tham gia; cung cấp các trang thiết bị cho 150 mô hình với số tiền gần 600 triệu đồng.
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý (thuộc Sở Tư pháp) tiếp tục chú trọng thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) đối với vụ việc tham gia tố tụng, chất lượng, hiệu quả TGPL ngày càng hiệu quả; thực hiện trợ giúp pháp lý 205 vụ việc cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó: có 35 vụ việc trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.
- Các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện tốt mô hình và các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Kết quả: 100% xã, phường, thị trấn đã lựa chọn địa điểm và xây dựng “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh” đạt cơ bản các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tư vấn, trợ giúp nạn nhân của các vụ bạo lực giới; phát triển, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, Câu lạc bộ Nam giới tiên phong phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái góp phần nâng cao nhận thức cho người dân tại cộng đồng, từ đó góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới theo kế hoạch đề ra.
Để tiếp tục tập trung triển khai thực hiện hiệu quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh, Ban VSTBCPN đã được kiện toàn đồng bộ ở cấp tỉnh và cấp huyện (theo Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 04/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiên toàn Ban VSTBCPN tỉnh và kiện toàn Ban VSTBCPN cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa), cụ thể:
- Cấp tỉnh: Kiện toàn Ban VSTBCPN gồm 19 thành viên (Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 04 Phó Trưởng ban và 14 thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành và tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh). Năm 2023, đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thay đổi 03 thành viên Ban VSTBCPN tỉnh (do các thành viên đã chuyển công tác hoặc thay đổi phân công nhiệm vụ).
- Cấp huyện: Kiện toàn Ban VSTBCPN gồm 17 thành viên (Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện, 04 Phó Trưởng ban và 12 thành viên là đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của Huyện ủy, UBND và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện). Bên cạnh đó hầu hết các xã, phường, thị trấn đã thành lập và kiện toàn Ban VSTBCPN cấp xã.
Năm 2023, UBND tỉnh bố trí 200.000.000 đồng để tổ chức thực hiện các hoạt động của Ban VSTBCPN tỉnh.
[1] Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài điện thoại Ngôi nhà Ánh Dương đã tiếp nhận và tư vấn 392 cuộc gọi, trong đó: có 25 cuộc gọi liên quan đến vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, 87 cuộc gọi liên quan đến trẻ em; thực hiện can thiệp 54 ca (trong đó: bạo lực về thể chất 22 ca, lực bạo lực về tinh thần 25 ca, bạo lực về kinh tế 07 ca). Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh, trong 06 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 34 vụ xâm hại trẻ em (với 49 đối tượng, 39 nạn nhân bị xâm hại), trong đó: có 22 vụ xâm hại tình dục (với 24 đối tượng, 22 nạn nhân bị xâm hại, đều là nữ), chiếm 64,7% tổng số vụ xâm hại trẻ em; so sánh cùng kỳ năm 2022, số vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em năm 2023 giảm 15%. Cơ quan Công an các cấp đã điều tra, khởi tố 25 vụ với 32 bị can; xử lý hành chính 02 vụ với 05 đối tượng; đang xác minh làm rõ 06 vụ. Nhìn chung, 100% vụ xâm hại trẻ em đều được các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp, xác minh, can thiệp và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
[1] Trong đó: có 07/65 nữ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (tỷ lệ là 10,8%), có 1/17 nữ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (tỷ lệ là 5,9%); có 27/233 nữ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (tỷ lệ là 11,9%); có 115/883 nữ lãnh đạo, quản lý diện sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh quản lý (tỷ lệ là 13,02%).
[2] Có 8/79 lãnh đạo chủ chốt huyện ủy (tỷ lệ là 10%); có 5/93 nữ lãnh đạo chủ chốt UBND cấp huyện (tỷ lệ là 5,4%); có 19/64 nữ lãnh đạo chủ chốt HĐND cấp huyện (tỷ lệ là 29,7%).
[3] Có 156/1.491 lãnh đạo chủ chốt Đảng uỷ cấp xã (tỷ lệ là 10,4%); có 97/878 nữ lãnh đạo chủ chốt UBND cấp xã (tỷ lệ là 11,05%); có 301/1.468 nữ lãnh đạo chủ chốt HĐND cấp xã (tỷ lệ là 20.5%).
Đỗ Nhất - Văn phòng Sở |
Nguồn tin: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa |
File đính kèm |