THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
   

Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa quan tâm triển khải thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh

Ngày tạo:  15/05/2024 11:14:38
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2832/UBND-VX ngày 04/3/2024 về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em năm 2024, nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác trẻ em, bảo đảm trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em trên địa bàn tỉnh, trong 06 tháng đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã quan tâm triển khai thực hiện công tác trẻ em thuộc lĩnh vực quản lý.

      Trong công tác chỉ đạo điều hành, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 255/KH-STP ngày 08/4/2024 triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2024 và tổ chức quán triệt nội dung Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan. Trên cơ sở quy định chức năng nhiệm vụ được giao, Sở đã tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác trẻ em, đồng thời định hướng nội dung, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức phổ biến các nội dung chính sách, pháp luật về trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế và chức năng nhiệm vụ của từng ngành, địa phương. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em bằng nhiều hình thức; công tác đăng ký, quản lý về đăng ký khai sinh cho trẻ em được quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả. Trên cơ sở Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hưởng dẫn triển khai nhiệm vụ tới các huyện, thị xã, thành phố. Đến nay, 100% các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác PBGDPL tại đơn vị mình trong đó định hướng nội dung tổ chức tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật cho đối tượng là trẻ em là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

        Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành và UBND cấp huyện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: 

     (1) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em để vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện công tác trẻ em bằng hình thức lồng ghép tại các Hội nghị về phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó: tập trung các hoạt động xây dựng môi trường học tập, vui chơi và sinh sống an toàn, lành mạnh cho trẻ, từng bước kiểm soát và giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại và tử vong do tai nạn, thương tích; Luật Hộ tịch; Luật Bảo hiểm y tế; Bộ luật Lao động (nhằm phòng ngừa trẻ em lao động trái quy định của pháp luật)....và cải cách an sinh xã hội, hướng tới xây dựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; 

     (2) Xây dựng tin, bài liên quan đến pháp luật về trẻ em trên Trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh;

    (3) Phối hợp với UBND phường tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật: pháp luật Hình sự, phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm, phòng chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em; Luật Trợ giúp pháp lý… cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn phường.. Thông qua hội nghị, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chế độ, chính sách đối với thanh, thiếu niên và trẻ em đã được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nói chung cũng như ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trên địa bàn tỉnh; 

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn phường Trường Thi

    (4) Phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với Báo Thanh Hoá, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh… để tăng thời lượng phát sóng, đăng tải các chương trình, chuyên trang, chuyên mục có nội dung tuyên truyền pháp luật có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm liên quan đến trẻ em; ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông kịp thời, định hướng dư luận xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng, vận động hỗ trợ, giúp đỡ các trường hợp trẻ em bị tai nạn, thương tích và xâm hại.

        Trong công tác Trợ giúp pháp lý, để phát huy vai trò của đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng cho các đối tượng trợ giúp pháp lý, đặc biệt là tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động tại các Chi nhánh trợ giúp pháp lý tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Trong 06 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 23 vụ (23 đối tượng là trẻ em), qua đó đã góp phần bảo vệ cũng như tuyên truyền những kiến thức pháp luật liên quan đến công tác trẻ em cho những người tham gia tố tụng. 

       Về kết quả thực hiện chỉ tiêu số 14 tại Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá về triển khai, thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2030Trong 06 tháng đầu năm 2024, để thực hiện mục tiêu bảo vệ trẻ em, với chỉ tiêu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 98,5 % vào năm 2025, phấn đấu đạt 100% đến năm 2030, Sở Tư pháp đã  triển khai việc thực hiện các văn bản pháp luật mới được ban hành trong lĩnh vực hộ tịch như: Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; Thông tư số 01/2023/TT-BTP ngày 04/01/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Quán triệt, phổ biến Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 19/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2030; Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30/3/2023 trong việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông và Công văn số 429/HTQTCT-HT ngày 21/4/2023 của Bộ Tư pháp triển khai liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng đến công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan cũng như nhân dân trên địa bàn tỉnh.

        Bên cạnh đó, công tác đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được thực hiện kịp thời. Trong 06 tháng đầu năm 2024 có 20.053 trẻ em sinh ra được đăng ký khai sinh: trong đó 19.708 trẻ em đăng ký đúng hạn. Số trẻ em đăng ký khai sinh quá hạn chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 06 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 30 trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước và 01 trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài. So với cùng kỳ,  trong 06 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 30.798 trẻ em sinh ra được đăng ký khai sinh: trong đó 30.361 trẻ em đăng ký đúng hạn; 56 trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước và 01 trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài. Như vậy, tỷ lệ phần trăm trẻ em được đăng ký khai sinh đúng hạn của năm 2023 và 2024 là bằng nhau (khoảng hơn 98%); số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước năm 2024 thấp hơn số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước năm 2023. 

       Do tác động khách quan như địa bàn tỉnh rộng, đi lại khó khăn; bên cạnh việc thực hiện tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như trợ giúp pháp lý cho trẻ em đòi hỏi phải có những phương pháp, cách thức triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của trẻ em. Trong khi với điều kiện hiện tại chưa thể đảm bảo nguồn lực để xây dựng đội ngũ đáp ứng riêng nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp cho trẻ em. Vì vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:

      Một số cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung cũng như phổ biến, giáo dục pháp luật cho tre em nói riêng vì vậy việc triển khai công tác này ở một số nơi vẫn chưa được chú trọng; 

      Công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho trẻ em của các cấp các ngành ở một số địa phương vẫn chưa đồng bộ, chặt chẽ; 

      Kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là trẻ em cũng như trong công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em còn hạn chế.

      Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và công tác phối hợp của các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã, Sở Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

 


Hoàng Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.