THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ CÔNG THƯƠNG
   

Thanh Hóa chỉ đạo triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”.

Ngày tạo:  03/06/2024 11:29:36
Ngày 28/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

        Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hòa giải ở cơ sở; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; gắn với mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Kế thừa, phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” nhằm xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có trình độ, kỹ năng hòa giải đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; huy động các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở. Ngày 17/4/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”.

          Để triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”. Góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên gắn với các nhiệm vụ chính trị, pháp lý, đáp ứng tình hình mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ngày 28/5/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

          Kế hoạch xác định rõ yêu cầu các nội dung hoạt động, thực hiện được đề ra phải đúng mục tiêu, yêu cầu của Đề án và thực tiễn, xác định rõ nội dung công việc, tiến độ triển khai, trách nhiệm thực hiện và thời gian hoàn thành, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận; huy động các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở.

          Kế hoạch đã chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong quá trình thực hiện Đề án, với những nội dung cụ thể như: 

          - Tổ chức quán triệt, triển khai Đề án và các văn bản có liên quan (Quán triệt, triển khai Đề án và các văn bản có liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn nhất là 2 đội ngũ tham mưu thực hiện quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức phù hợp).

          - Thực hiện chỉ đạo điểm: UBND huyện Như Xuân và UBND huyện Lang Chánh lựa chọn 01 đơn vị cấp xã trên địa bàn để tham gia các hoạt động chỉ đạo điểm của Bộ Tư pháp theo các nội dung Đề án. Đồng thời UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của đơn vị mình, chủ động lựa chọn 01 đơn vị cấp xã để thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm (Ưu tiên địa bàn có tỷ lệ hòa giải thành thấp hoặc địa bàn có nhiều vướng mắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn).

          - Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện;

          - Xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở;

          - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch;

          - Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện các nội dung chi, mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

          - Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hòa giải ở cơ sở; 

          - Thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở;

          - Tổ chức hội nghị, diễn đàn đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi;

          - Tổ chức đoàn nghiên cứu, học tập kinh nghiệm công tác hòa giải ở cơ sở, các mô hình hòa giải hiệu quả trong giải quyết tranh chấp ở cộng đồng tại các tỉnh trong nước;

          - Kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng hòa giải viên, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Đề án.         

          Với nhiều giải pháp được đề ra để đạt được mục tiêu của Đề án, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn như Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an tỉnh, các cơ quan có liên quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Qua đó góp phần xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.