THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ XÂY DỰNG
   

Thanh Hóa chỉ đạo tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Ngày tạo:  24/06/2024 14:38:38
Ngày 21/6/2024 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25- CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

          Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở với quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25- CT/TW ngày 25/10/2023 về tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

          Nhằm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 25-CT/TW; Quyết định số 281/QĐ-TTg và Kế hoạch số 177-KH/TU, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Tạo sự thống nhất và nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW; Quyết định số 281/QĐTTg và Kế hoạch số 177-KH/TU, qua đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch. Ngày 21/6/2024 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 25- CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục củng cố, hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

          Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo các cấp, các ngành cần xác định việc củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới là một nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị; mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương xác định những nội dung trọng tâm, cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị và các nhiệm vụ trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện để đạt mục tiêu.

          Kế hoạch xác định rõ mục tiêu chung  là xây dựng mạng lưới y tế cơ sở của tỉnh rộng khắp, gần dân, phát triển vững chắc, hoạt động chất lượng, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân trên địa bàn. 

          Trong đó hướng tới những mục tiêu cụ thể như: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, hoạt động của hệ thống y tế cơ sở theo đúng quy định, lộ trình của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. - Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống y tế cơ sở. Đảm bảo số lượng và chất lượng nhân lực thực hiện nhiệm vụ tại tuyến y tế cơ sở, phù hợp với vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phát triển hoạt động của hệ thống y tế cơ sở theo đúng định hướng của Trung ương và phù hợp với địa phương. 

          Một số chỉ tiêu chủ yếu mà UBND tỉnh chỉ đạo cần đạt được đến năm 2030 là: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số. Phấn đấu 100 dân số của tỉnh được quản lý, theo dõi sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe điện tử. Phấn đấu 100% trạm y tế có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Phấn đấu 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% thôn, bản đặc có nhân viên y tế được đào tạo tối thiểu 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế.

          Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành cần thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: 

        - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở;

      - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở;

     - Tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở gắn liền với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; 

      - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở;

      - Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở;

     Từ những giải pháp đã đề ra, UBND tỉnh giao cho Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời UBND tỉnh giao cho UBND cấp huyện triển khai các nhiệm vụ trên địa bàn và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia thực hiện các phong trào rèn luyện, nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng; tăng cường giám sát quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

     Với sự quan tâm trong chỉ đạo, điều hành, sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh cùng các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan và chính quyền các địa phương, chắc chắn các mục tiêu đề ra sẽ đạt được, đồng thời chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở được đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu và phục vụ tốt hơn nữa sức khỏe cho nhân dân./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.