THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

THANH TRA TỈNH
   

Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

Ngày tạo:  19/11/2022 10:08:33
Ngày 18 tháng 11 năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3977/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

      Ngày 29/9/2022 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành hành Chỉ thị Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giai đoạn 2021-2025; Tại chỉ thị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đánh giá: Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa XII và Chỉ thị số 10-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đạt kết quả quan trọng. Nhận thức về Cuộc vận động của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên, công tác phối hợp, tổ chức thực hiện Cuộc vân động được triển khai đồng bộ, phù hợp với thực tế, gắn với các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị; phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc các cấp và phát huy được tinh thần tích cực, sáng tạo của Nhân dân trong việc tham gia và đóng góp nguồn lực thực hiện Cuộc vận động, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. 

      Tuy nhiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đánh giá: Việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng, nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng có nơi, có lúc chưa thường xuyên, sâu sát; công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp ở một số địa phương chưa đồng bộ, hiệu quả không cao; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về Cuộc vận động chưa sâu sắc, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; chưa thực sự quyết tâm vượt khó vươn lên, việc huy động và sử dụng các nguồn lực có nơi chưa hiệu quả, một số nội dung của Cuộc vận động kết quả chưa cao, không bền vững, Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là khu vực miền núi, vùng cao, biên giới còn gặp nhiều khó khăn, tình hình an ninh trật tự ở một số khu dân cư còn diễn biến phức tạp.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa XII và Chỉ thị số 10-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được quy định cụ thể tại Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giai đoạn 2021-2025.

      Nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Cuộc vận động). Phát huy vai trò chủ trì của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm tập hợp, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đồng thời huy động và tạo nguồn lực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trọng tâm là các Chương trình mục MTQG (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngày 18 tháng 11 năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3977/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

       Kế hoạch đã xác định rõ yêu cầu phải: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong triển khai thực hiện Cuộc vận động và các phong trào thi đua khác để tránh chồng chéo về nội dung, đối tượng, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, thiết thực và đạt hiệu quả. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, gắn với triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, các Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây 2 dựng NTM”, “Vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ nội dung, mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động đối với sự phát triển của mỗi địa phương và cả tỉnh. 

       Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Kế hoạch đã xác định rõ các nội dung, niệm vụ để triển khai thực hiện:

       Mục tiêu 

      - Đối với khu vực nông thôn: Tập trung tuyên truyền, vận động huy động các nguồn lực trong nhân dân phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để đẩy mạnh Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã, 65% số thôn, bản miền núi, 60% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 4 huyện và 40% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% số xã và 10% số thôn/bản trở lên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

      - Đối với khu vực đô thị: Tập trung tuyên truyền, huy động nguồn lực trong Nhân dân để chỉnh trang các tuyến phố, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nếp sống văn hóa, văn hóa đô thị. Phấn đấu đến năm 2025, các huyện, thị xã, thành phố trong kế hoạch xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 100% thị trấn, phường đạt chuẩn tiêu chí đô thị văn minh. 

       Nhiệm vụ, giải pháp 

      Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh 

      - Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở để thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 

      - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa tăng cường thời lượng, nâng cao chất lượng các tin, bài, phản ánh về kết quả, kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động; xây dựng phóng sự truyền hình về chủ đề xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh phát sóng trên hệ thống phát thanh truyền hình của Trung ương và địa phương. 

      - Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, theo lĩnh vực được phân công, biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cho cán bộ xây dựng nông thôn mới, cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên. 

     - Các sở, ngành cấp tỉnh, các địa phương thường xuyên tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục về tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên các báo, đài, tạp chí, trang thông tin điện tử của đơn vị. 

      - Phát huy vai trò những người có uy tín, chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản, người tiêu biểu, các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở và các khu dân cư; chú trọng đến việc phát hiện và tuyên truyền các gương điển hình, tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. 

Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động 

      - Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 09-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG trong giai đoạn mới. 

      - UBND cấp huyện, xã xây dựng Chương trình thực hiện Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP- ĐCTUBTƯMTTQVN, ngày 07/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp triển khai thực hiện 05 nội dung Cuộc vận động phù hợp với yêu cầu mới 

      - Tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, góp phần thực thiện hoàn thành tiêu chí 10 (về thu nhập), tiêu chí 11 (giảm tỷ lệ hộ nghèo), tiêu chí 12 (về lao động), tiêu chí 13 (về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 6 (về việc làm, thu nhập, bình quân, hộ nghèo) trong xây dựng đô thị văn minh. 

      - Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 14 (về giáo dục và đào tạo), tiêu chí số 15 (về y tế), tiêu chí số 16 (về văn hóa) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 7 (về văn hóa, thể thao đô thị), tiêu chí số 8 (về y tế, giáo dục đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh. 

      - Tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 3 (về môi trường đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh. 

      - Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 17 (về môi trường và an toàn thực phẩm), tiêu chí số 18 (về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật), tiêu chí số 19 (về quốc phòng và an ninh) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 3 (về môi trường và an toàn thực phẩm đô thị), tiêu chí số 4 (về an ninh trật tự đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh. 

     - Phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh, góp phần thực hiện hoàn thành tiêu chí số 18 (về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật) trong xây dựng nông thôn mới; tiêu chí số 9 (hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị) trong xây dựng đô thị văn minh. 

      Công tác thi đua, khen thưởng 

      - Đối tượng thi đua, khen thưởng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng (được quy định tại điểm 1, mục V của Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh về Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 và quy định tại Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 24/5/2022 của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam). 

      - Hình thức thi đua - khen thưởng: 

      + Huân chương Lao động, Bằng khen, Giấy khen và các hình thức khen thưởng khác của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

      + Bằng khen, Giấy khen và các hình thức khen thưởng khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. 

   Phân công nhiệm vụ: Để triển khai các nhiệm vụ và giải pháp, Kế hoạch đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị:

     Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh;

      - Phối hợp với các sở, ban ngành cấp tỉnh và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.

     - Phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp, đề xuất việc khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới " trên địa bàn tỉnh. 

     - Tổng hợp nhu cầu kinh phí, tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. 

      Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành có liên quan, tổng hợp nhu cầu, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để triển khai thực hiện Kế hoạch (Từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 và hàng năm, vốn ngân sách tỉnh). 

      Các sở, ban ngành cấp tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới ở các mức độ (nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu) đối với cấp huyện, xã, thôn, bản và tiêu chí đô thị văn minh theo lĩnh vực phân công, gắn với nội dung của Cuộc vận động, góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này, cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 

       Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh: Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chủ trì phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; giám sát việc xét công nhận đối với địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh; giám sát việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn do nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới; giám sát nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; giám sát việc bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, bảo đảm an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tổ chức giám sát, phản biện xã hội các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ban hành hướng dẫn lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh), Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, hướng dẫn công tác bình xét thi đua - khen thưởng; tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Cuộc vận động. 

      Với những nội dung được quy định cụ thể trong Kế hoạch, có giải pháp rõ ràng, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị đã thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, trên cơ sở sự vào cuộc của tất cả các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp sẽ góp phần để UBND tỉnh thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao trong việc chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy Ban Mặt trận tổ quốc tỉnh cụ thể hóa, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình Phối hợp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 88/2016/NQLT-CP-ĐCTUBTWMTTQVN giữa chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2022-2025; thống nhất ban hành các tiêu chí, danh hiệu thi đua, thực hiện cuộc vận động. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 19 đơn vị cấp huyện, 88% số xã, 65% số thôn bản miền núi, 60% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới... và các nhiệm vụ khác được giao, qua đó góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu mạnh./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.