THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ NGOẠI VỤ
   

Tìm hiểu một số nội dung của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày tạo:  19/02/2023 14:11:37
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hết hiệu lực thi hành.

     Theo đó Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được xây dựng với 6 chương, 91 Điều với bố cục cơ bản như sau:

     Chương I, về nội dung những quy định chung, gồm 10 điều (từ điều 01 đến điều 10) với các quy định: 

- Phạm vi điều chỉnh.

- Giải thích từ ngữ.

- Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở.        

- Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Quyền thụ hưởng của công dân.

-Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

     Chương II, về nội dung thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có 4 mục với 45 điều (từ điều 11 đến điều 45), cụ thể như:

Mục 1: Về công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn, gồm các nội dung:

- Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai.

- Hình thức và thời điểm công khai thông tin.

- Lựa chọn hình thức công khai thông tin.

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin.

Mục 2: Về nội dung Nhân dân bàn và quyết định, cụ thể như: 

- Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định.

- Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định.

- Hình thức Nhân dân bàn và quyết định.

- Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.

- Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình.

- Quyết định của cộng đồng dân cư.

- Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư.

- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư.

- Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở.

Mục 3: về việc Nhân dân tham gia ý kiến, cụ thể những nội dung gồm: 

- Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến.

- Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến.

- Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn.

Mục 4 về nội dung Nhân dân kiểm tra, giám sát gồm có 03 Tiểu mục:

  Tiểu mục 1: Nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát:                                            

- Nội dung kiểm tra, giám sát.

- Hình thức kiểm tra, giám sát.

- Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân.

- Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.

- Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát.  

Tiểu mục 2   Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Tiểu mục 3, Ban giám sát đầu tư cộng đồng:

- Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

     Chương III của Luật quy định về nội dung thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị với 4 mục, có 37 điều (từ điều 46 đến điều 82) cụ thể gồm:

Mục 1, Công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị:

- Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai.

- Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị.

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị.

Mục 2, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định:

- Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định.

- Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định.

- Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Mục 3, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến:

- Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

- Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến.

Mục 4 Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát có 02 tiểu mục:

Tiểu mục 1: Nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát: 

- Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát.

- Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát.

- Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát.  

Tiểu mục 2, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị:

- Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

     Chương IV, quy định việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, gồm 02 Mục và 19 Điều (từ điều 64 đến điều 82) gồm:

Mục 1: Thực hiện dân chủ ở Doanh nghiệp nhà nước, có 04 tiểu mục:

Tiểu mục 1: Công khai thông tin ở Doanh nghiệp nhà nước:

- Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai.

- Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước.

- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước.

Tiểu mục 2: Người lao động ở Doanh nghiệp nhà nước bàn và quyết định: 

- Những nội dung người lao động bàn và quyết định.

- Hình thức người lao động bàn và quyết định.

- Tổ chức hội nghị người lao động.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động.

Tiểu mục 3, Người lao động ở Doanh nghiệp nhà nước tham gia ý kiến.

- Những nội dung người lao động tham gia ý kiến.

- Hình thức người lao động tham gia ý kiến.

-Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

- Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến.

Tiểu mục 4: Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra, giám sát.

- Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát.

- Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát.

- Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

- Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

- Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động.

- Trách nhiệm trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát.

Mục 2: Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước:

     Chương V, quy định nội dung tổ chức thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở gồm 7 điều (từ điều 83 đến điều 89), cụ thể như sau:

- Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

- Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp.

- Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

     Tại Chương VI nội dung về điều khoản thi hành có hai điều (Điều 90 và điều 91), cụ thể các nội dung:

- Hiệu lực thi hành .

- Áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp (Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định cụ thể về nội dung, hình thức, thời hạn, trình tự, thủ tục công khai thông tin, lấy ý kiến tham gia của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các lĩnh vực cụ thể thì thực hiện theo quy định của luật đó; Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức mình, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;  Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các quyết định khác của cộng đồng dân cư được công nhận, thông qua trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định).

     Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có phạm vi điều chỉnh về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

     Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm: Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.

     Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải tuân theo nguyên tắc: Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

      Với những quy định của Luật sát thực tế đời sống, cùng công tác phổ biến giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành và ý thức tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì chắc chắn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ sớm đi vào cuộc sống, thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh các mối quan hệ dân chủ ở cơ sở, góp phần phát huy, thúc đẩy các mối quan hệ xã hội được phát triển tốt đẹp hơn./.


Vân Dương

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.