THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ NGOẠI VỤ
   

Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày tạo:  26/03/2023 20:31:19
Căn cứ Quyết định số 4795/QĐ-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”, Ngày 20 tháng 3 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

        Nhằm cụ thể hoá các nội dung, nhiệm vụ được xác định tại Quyết định số 4795/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”. Xác định cụ thể các nội dung công việc, trách nhiệm và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương trong quá trình triển khai các nội dung của Đề án.

       Căn cứ Quyết định số 4795/QĐ-UBND ngày 21/12/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030”,  Ngày 20 tháng 3 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

       Việc ban hành Kế hoạch thực hiện phải đảm bảo cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt các công việc đã đề ra tại kế hoạch; sử dụng kinh phí trong việc triển khai Đề án đúng mục đích, tránh hình thức, lãng phí. Đồng thời trong quá trình triển khai phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.

        Kế hoạch xác định mục tiêu tổng quát nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống các dân tộc thiểu số nhằm chấn hưng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tộc người, thúc đẩy sinh kế đa dạng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 

        Xác định những mục tiêu cụ thể: Căn bản hoàn thành việc sưu tầm, biên soạn và số hóa các tư liệu, tài liệu, sách, tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu lưu giữ tiếng nói, chữ viết; thông tin, giữ liệu về trang phục, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số và tổ chức truyền dạy trong cộng động; biên soạn được sổ tay tiếng nói cho dân tộc Mường và tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái, Mông, Dao; xây dựng được phòng trưng bày truyền thống; tuyên truyền quảng bá về giá trị văn hóa truyền thống trên các kênh thông tin đại chúng và không gian mạng. Các huyện miền núi tổ chức được các lớp đào tạo đội ngũ nghệ nhân có khả năng truyền dạy tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống dân tộc Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Các huyện miền núi tổ chức được các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống trong cộng đồng và trong hệ thống các trường dân tộc nội trú trên địa bàn. Các huyện miền núi xây dựng được các mô hình Câu lạc bộ dạy học tiếng nói, chữ viết; mô hình bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề thủ công của dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú. 100% các huyện miền núi tổ chức tuyên truyền người dân tự làm, sản xuất y phục và duy trì mặc trang phục trong ngày lễ tết, trong hoạt động học tập. Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn; trưng bày triển lãm về trang phục truyền thống trong Ngày hội văn hoá các dân tộc; liên hoan, hội diễn, biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian bằng tiếng dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú. Tổ chức được các chương trình quảng bá, giới thiệu nét đẹp trong trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch. Hình thành một số sản phẩm du lịch từ trang phục và nghề truyền thống để giới thiệu, bày bán phục vụ khách tại một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. 

      UBND tỉnh xác định những nhiệm vụ cụ thể: Sưu tầm, biên soạn, số hoá tài liệu tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số; Xây dựng đội ngũ nghệ nhân có khả năng truyền dạy tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống trong cộng đồng các dân tộc thiểu số; Xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tổ chức Liên hoan trang phục truyền thống của từng dân tộc và trong Ngày hội văn hoá các dân tộc.

       UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Cơ quan thường trực, chủ trì triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch phân công, đồng thời theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai của các địa phương, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh; Sở Tài chính hằng năm trên cơ sở dự toán do các sở, ngành, địa phương xây dựng; căn cứ khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, thẩm định, tổng hợp tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND 11 huyện miền núi, hằng năm, trên cơ sở Kế hoạch và nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai nhiệm vụ. 

      Việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030” thể hiện quan điểm của UBND tỉnh đặc biệt coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số đi đôi với sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông; khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số học tập, sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết phổ thông và người dân tộc kinh, nhất là thế hệ trẻ học tập, sử dụng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế; trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống các dân tộc thiểu số phải có hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo huy động các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước. Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, các dân tộc, các địa phương phải tự vươn lên, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy nội lực của mình. Tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống trong tiếng nói, chữ viết; trang phục, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo giá trị văn hoá mới; góp phần phát triển kinh tế với bảo tồn các loại hình văn hoá dân tộc./.


Cao Phong

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.