THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ NGOẠI VỤ
   

Thanh Hóa chỉ đạo nhiều giải pháp trọng tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025

Ngày tạo:  09/04/2023 22:39:30
Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 352 xã, 700 thôn bản miền núi đạt chuẩn NTM; 75 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã, 317 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 317 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (được xếp hạng từ 3-4 sao), 01 sản phẩm 5 sao.

      So sánh với mục tiêu, kế hoạch giai đoạn 2021-2025: Đạt 63% chỉ tiêu huyện NTM, 86% chỉ tiêu xã NTM, 80% chỉ tiêu thôn/bản miền núi NTM; 45% chỉ tiêu xã NTM nâng cao, chưa có huyện NTM nâng cao; 29% chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu, 91% chỉ tiêu thôn/bản NTM kiểu mẫu. 

      Để phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 19 đơn vị cấp huyện, 410 xã, 876 thôn/bản miền núi, 101 thôn/bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn NTM; trong đó, có 04 huyện và 165 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 41 xã và 340 thôn/bản trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Tương ứng với 19 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã, 65% số thôn/bản miền núi, 60% số thôn/bản thuộc xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn NTM; trong đó, có 04 huyện và 40% số xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% số xã và 10% số thôn/bản trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu). Tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể triển khai nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.

       Nhiệm vụ trọng tâm 

      Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Khẩn trương rà soát các kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp, phát huy hiệu quả trong thực tiễn; có giải pháp tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” để tạo động lực phát triển sản xuất, thu hút đa dạng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội… Tăng cường thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM. 

        Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM toàn diện, nâng cao và bền vững, với phương châm “Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Đối với tỉnh ta, cần thống nhất nhận thức là: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, là bệ đỡ, là nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho nông dân. Người nông dân phải là trung tâm, là chủ thể, nông thôn phải là nền tảng, là cơ sở và nông nghiệp phải là động lực cho sự phát triển của tỉnh. Các địa phương cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, gắn với quá trình đô thị hóa, nhất là đối với khu vực ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển thành đô thị, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, giàu bản sắc. Xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả và hài hòa, thực sự đem lại sự hài lòng và hạnh phúc của Nhân dân, để nông thôn luôn luôn và mãi mãi là nơi mà chúng ta muốn sống, muốn đi về. 

      Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu và phát triển bền vững; chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, từ nền nông nghiệp phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị, từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng NTM thông minh. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình OCOP, phấn đấu mỗi xã có nhiều sản phẩm OCOP và toàn tỉnh có thêm nhiều sản phẩm OCOP có thương hiệu, có giá trị và sức cạnh tranh cao. Phấn đấu đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa làng quê nông thôn ngày càng văn minh, bình yên, đáng sống 

     Thực hiện tốt quy chế dân chủ, huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân để tập trung xây dựng NTM. Trong điều kiện cả 3 chương trình MTQG đều được triển khai chủ yếu trên địa bàn nông thôn và đều gắn với mục tiêu xây dựng NTM như hiện nay, thì phải có các giải pháp phù hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là tại các địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo, góp phần hoàn thành các mục tiêu của chương trình và bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Triển khai đồng bộ các giải pháp để kịp thời triển khai các dự án được ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ đảm bảo tiến độ, chất lượng, công khai, minh bạch, đúng với các quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc huy động quá sức dân 

      Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM”. Đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng NTM đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân ở nông thôn; đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động, đồng thời phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu quyết liệt, chần chừ, ngại khó hoặc để xảy ra sai phạm. 

      Một số giải pháp chủ yếu 

     Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2023 được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao. 

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2023 đã được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, địa bàn được phân công, các ban, sở, ngành cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành các nội dung tiêu chí và chỉ tiêu NTM được giao năm 2023. 

BCĐ, UBND các huyện, xã rà soát, đánh giá sát, đúng hiện trạng các tiêu chí NTM ở các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) cho các cấp (huyện, xã, thôn/bản) trên địa bàn, từ đó, lựa chọn các nội dung tiêu chí, lựa chọn các đơn vị có khả năng, để xây dựng kế hoạch khả thi, chi tiết, cân đối nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và sớm trình thẩm tra, thẩm định theo quy định, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giao trước tháng 12/2023.

      Giao BCĐ, UBND huyện Hà Trung và huyện Hậu Lộc (chuyển tiếp nhiệm vụ năm 2022) tập trung hoàn thiện các nội dung tiêu chí và hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm tra, trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn NTM trước tháng 12/2023. - Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục củng cố, kiện toàn BCĐ, bộ máy tham mưu, giúp việc BCĐ các cấp theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. 

      Tiếp tục, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM.

     Các ngành, các cấp và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng NTM đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân ở nông thôn. 

      Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các sản phẩm OCOP. 

    Tập trung giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thực hiện tốt chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội. Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM, thực hiện đổi điền, dồn thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; phát triển các loại cây trồng có giá trị cao theo hướng tập trung, quy mô lớn, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý dịch bệnh, tạo ra chuỗi sản xuất hợp lý, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và thân thiện với môi trường. Phát triển chăn nuôi nông hộ có kiểm soát, an toàn dịch bệnh; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị; phát triển thuỷ sản cả nuôi trồng, khai thác gắn với chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản; thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác; phát triển các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa nông dân với hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; Làm tốt công tác tư vấn nghề, gắn đào tạo nghề với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, nhất là các doanh nghiệp bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản, doanh nghiệp sản xuất giống, vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trọng tâm là hợp tác xã nông nghiệp; phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao. Các ngành, địa phương, đơn vị quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn về giá nguyên nhiên vật liệu, lãi suất, tỷ giá tăng cao, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng để tập trung sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để thực hiện có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân về kỹ thuật sản xuất, chuyển giao công nghệ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, tiếp cận thị trường … 

      Thực hiện tốt quy chế dân chủ, huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân để tập trung xây dựng NTM, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn Chương trình MTQG xây dựng NTM từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã được HĐND các cấp quyết nghị, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực để tạo sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân, phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong việc tham gia xây dựng NTM; triển khai đồng bộ các giải pháp để kịp thời triển khai các dự án được ngân sách Trung ương hỗ trợ đảm bảo tiến độ, chất lượng, công khai, minh bạch, đúng với các quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc huy động quá sức dân. 

       Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét nhóm các tiêu chí văn hóa - xã hội - môi trường; đổi mới nội dung, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và phát huy tốt sự đồng tình, ủng hộ, ý thức tự giác của cộng đồng dân cư. Không ngừng phát triển số lượng, tăng cường nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM. Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa nông thôn; cấp nước sạch; thu gom xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt; xử lý môi trường trong sản xuất; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn. 

      Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, bản, xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở những địa phương đã được cấp có thẩm quyền công nhận Bám sát mục tiêu, kế hoạch giai đoạn 2021-2025, cấp ủy và chính quyền các cấp (huyện, xã) chủ động tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể (theo yêu cầu của Bộ tiêu chí mới), cân đối khả năng huy động nguồn lực phù hợp để tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, bản, xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trong đó, xây dựng lộ trình để tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM, ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện đối với những huyện, xã có khả năng và thuộc kế hoạch của Tỉnh, của huyện, để sớm hoàn thành mục tiêu NTM đã được Đại hội Đảng bộ các cấp giai đoạn 2021-2025 quyết nghị; đồng thời, chú trọng việc thực hiện việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí ở các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Giao Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành phụ trách tiêu chí, UBND các huyện, thị xã, thành phố, định kỳ rà soát, tổng hợp, báo cáo BCĐ tỉnh, UBND tỉnh việc duy trì tiêu chí ở các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Trường hợp những địa phương không đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Điều 21, Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi quyết định công nhận. 

      Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực sự có hiệu quả trong triển khai thực hiện Chương trình. 

- Cấp ủy và chính quyền (huyện, xã) cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và doanh nghiệp trong xây dựng NTM để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2023. 

+ Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên bám sát các nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách,….để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định; chú trọng, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình. 

+ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua yêu nước, cần triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động thiết thực trong xây dựng NTM (mô hình khu dân cư sángxanh-sạch-đẹp-an toàn; phân loại, xử lý rác thải tại hộ; trồng hoa thay cỏ dại; dòng sông không rác thải; ngày chủ nhật xanh; hàng cây thanh niên; đường tranh bích họa; cột điện nở hoa; …). Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, nhất là giám sát của cộng đồng trong xây dựng NTM; các kiến nghị và giám sát cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề người dân còn băn khoăn, thắc mắc, nhằm hạn chế tối đa bức xúc dẫn tới khiếu kiện kéo dài của người dân. 

- Đề cao vị trí, vai trò và tầm quan trọng của doanh nhân, doanh nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát; công tác thi đua khen thưởng: Các ngành, các cấp, các đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện những mô hình hay, những điển hình tiên tiến “lan tỏa”, nhân rộng và để biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động, đồng thời phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu quyết liệt, chần chừ, ngại khó hoặc để xảy ra sai phạm. 

       Giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2023-2025 và phân công nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cho các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

      Với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được đề ra, cùng sự quan tâm sát sao trong lãnh, chỉ đạo của Tỉnh Ủy Thanh Hóa, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả tích cực, đồng thời trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đề ra, giúp cho Thanh Hóa sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh./.


Cao Phong
Nguồn tin: UBND tỉnh Thanh Hóa

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.