THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH
   

TÌM HIỂU MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ PHÁP LUẬT

Ngày tạo:  24/09/2023 15:14:45
Một số câu hỏi trắc nghiệm trong lĩnh vực pháp luật có thể áp dụng trong công tác hòa giải ở cơ sở và phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức pháp luật trong một số lĩnh vực.

1. Hòa giải viên có được tiến hành hòa giải đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất không?

A. Được tiến hành hòa giải. 

B. Không được tiến hành hòa giải vì tranh chấp đất đai rất phức tạp.

C. Chỉ tiến hành hòa giải khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.

D. Chỉ tiến hành hòa giải khi đất đó đã có “Sổ đỏ”.


ĐÁP ÁN:A. Được tiến hành hòa giải. 

(Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, có quy định: “Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất” nằm trong Phạm vi hòa giải ở cơ sở)

 

2. Hòa giải viên ở cơ sở không được tiến hành hòa giải mâu thuẫn nào sau đây?
A. Mâu thuẫn trong việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
B. Mâu thuẫn từ giao dịch vay, mượn tiền.
C. Mâu thuẫn phân chia di sản thừa kế.
D. Mâu thuẫn từ giao dịch mua, bán động vật hoang dã, quý hiếm. 

 

ĐÁP ÁN:D. Mâu thuẫn từ giao dịch mua, bán động vật hoang dã, quý hiếm. 

(Cơ sở pháp lý: điểm b, khoản 2 điều 5 Nghị định 15/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định: Không hòa giải đối với: Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

Căn cứ Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã 

Căn cứ Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm

Như vậy, mâu thuẫn từ giao dịch mua, bán động vật hoang dã, quý hiếm không được tiến hành hòa giải do vi phạm điều cấm của pháp luật)

3. Nhận định nào sau đây là nguyên tắc của hòa giải ở cơ sở?
A. Công khai, mọi người có quyền tham dự.
B. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. 
C. Mọi thỏa thuận giữa các bên đều có giá trị thi hành.
D. Ngôn ngữ hòa giải là tiếng Việt.

ĐÁP ÁN:B. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 4. Luật hòa giải ở cơ sở quy định: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở: Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này).

4. Nội dung nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của hòa giải viên? 
A. Tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải.
B. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư.
C. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân.
D. Có trình độ từ trung cấp luật trở lên. 

ĐÁP ÁN:D

(Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định: Tiêu chuẩn hòa giải viên

Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;

2. Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật)

 

5. Ai chủ trì việc tổ chức bầu hòa giải viên?
A. Trưởng ban công tác Mặt trận. 
B. Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
C. Bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố.
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

ĐÁP ÁN:A. Trưởng ban công tác Mặt trận.

(Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về bầu, công nhận hòa giải viên: Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình;

b) Phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình.

 

6. Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt bao nhiêu phần trăm (%) đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý?
A. Trên 75%.
B. Trên 70%.
C. Trên 60%.
D. Trên 50%. 

ĐÁP ÁN:D. Trên 50%. 

(Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 3 Điều 8 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về kết quả bầu hòa giải viên: Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý).

 

7. Hòa giải viên phải từ chối tiến hành hòa giải khi…?
A. Bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải. 
B. Là họ hàng thân thích với một bên tranh chấp, mâu thuẫn.
C. Là bạn thân của một bên tranh chấp.
D. Là người định giá tài sản tranh chấp.

ĐÁP ÁNA. Bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về nghĩa vụ của hòa giải viên: Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải)


8. Hòa giải viên có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Hàng tháng báo cáo hoạt động hòa giải của mình với chính quyền cấp xã.
B. Hòa giải vụ, việc trong thời gian 10 ngày khi được phân công.
C. Ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. 
D. Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

ĐÁP ÁN:C. Ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 21 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về tiến hành hòa giải: Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải và sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở)

 

9. Hòa giải viên có quyền nào sau đây?
A. Thu phí hòa giải ở cơ sở.
B. Được hưởng thù lao hòa giải theo vụ, việc. 
C. Đưa ra phương án hòa giải và yêu cầu các bên chấp hành.
D. Mời bất kỳ ai đến dự buổi hòa giải.

ĐÁP ÁN:B. Được hưởng thù lao hòa giải theo vụ, việc. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 9 Luật Hòa ở cơ sở giải  quy định về quyền của hòa giải viên: Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải)

 

10. Thôi làm hòa giải viên khi…?
A. Hết nhiệm kỳ 03 năm.
B. Được tuyển dụng làm công chức chuyên trách của chính quyền cấp xã.
C. Theo nguyện vọng của hòa giải viên. 
D. Không tiến hành hòa giải vụ, việc nào trong 02 năm liên tiếp.

ĐÁP ÁN: C. Theo nguyện vọng của hòa giải viên. 

(Cơ sở pháp lý:  điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về thôi làm hòa giải viên: “Theo nguyện vọng của hòa giải viên”)

 

11. Phương án nào sau đây không phải là căn cứ tiến hành hòa giải ở cơ sở?
A. Có đơn yêu cầu hòa giải của một bên. 
B. Đơn tố cáo tội phạm của người dân trong thôn. 
C. Theo đề nghị của Hội liên hiệp phụ nữ thôn.
D. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.

ĐÁP ÁN:B. Đơn tố cáo tội phạm của người dân trong thôn. 

(Cơ sở pháp lý: Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về căn cứ tiến hành hòa giải: Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan)

 

12. Tổ hòa giải có được tiến hành hòa giải tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường không?
A. Không được tiến hành hòa giải.
B. Được tiến hành hòa giải. 
C. Chỉ tiến hành hòa giải khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.
D. Chỉ tiến hành hòa giải khi Tòa án yêu cầu.

 

ĐÁP ÁN:B. Được tiến hành hòa giải. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ quy định về Hụi họ, biêu, phường có quy định: “Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.”)

 

13. Việc hòa giải được tiến hành ở đâu?
A. Phải được tiến hành tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã.
B. Phải được tiến hành tại nhà văn hóa của khu dân cư.
C. Phải được tiến hành tại nhà hòa giải viên.
D. Do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.                       

ĐÁP ÁN:D. Do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.                     

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về địa điểm, thời gian hòa giải: Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên)


14. Hành vi vi phạm pháp luật nào sau đây không được hòa giải ở cơ sở?
A. Bạo lực gia đình.
B. Tranh chấp phát sinh do việc chung sống như vợ chồng giữa cha nuôi với con nuôi.
C. Vô ý gây tổn hại sức khỏe của người khác và được người đó tự nguyện hòa giải, rút yêu cầu khởi tố.
D. Hành vi vi phạm do người dưới 12 tuổi thực hiện. 

ĐÁP ÁN:B. Tranh chấp phát sinh do việc chung sống như vợ chồng giữa cha nuôi với con nuôi.

(Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở quy định không hòa giải đối với trường hợp: “Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;”)

15. Nhận định nào sau đây không phải là nguyên tắc của hòa giải ở cơ sở?
A. Kịp thời, khách quan, công bằng, có tình, có lý.
B. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên.
C. Hòa giải trực tiếp, bằng tiếng Việt. 
D. Bảo đảm bình đẳng giới.

ĐÁP ÁN:C. Hòa giải trực tiếp, bằng tiếng Việt. 

(Cơ sở pháp lý:  Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở: 

1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.

3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.

4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự)

 

16. Phương án nào sau đây không phải là quyền của hòa giải viên?
A. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải. 
B. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
C. Được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua khen thưởng.
D. Được chính quyền cấp xã cung cấp tài liệu về hoạt động của thôn, tổ dân phố.

ĐÁP ÁN:D. Được chính quyền cấp xã cung cấp tài liệu về hoạt động của thôn, tổ dân phố.

(Cơ sở pháp lý:  Điều 9, Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về quyền của hòa giải viên:

1. Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.

2. Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.

3. Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.

4. Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.

5. Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.

6. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

7. Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.

8. Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.

9. Chính phủ quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều này)

 

17. Một trong những trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ hòa giải là?
A. Bảo đảm kinh phí hoạt động của Tổ hòa giải.
B. Báo cáo hằng năm về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải với chính quyền cấp xã. 

C. Báo cáo kết quả hoạt động của Tổ hòa giải tại hội nghị cuối năm của thôn, tổ dân phố.
D. Tập hợp đơn thư, phản ánh, đề nghị của nhân dân trong thôn để tiến hành hòa giải.

ĐÁP ÁN:B. Báo cáo hằng năm về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải với chính quyền cấp xã. 

(Cơ sở pháp lý:  khoản 5 Điều 15 Luật Hòa giải ở cơ sở có quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải: Báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã).

 

18. Hiến pháp năm 2013 quy định hôn nhân phải theo nguyên tắc nào?
A. Tự nguyện, tiến bộ.
B. Một vợ, một chồng. 
C. Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
D. Tất cả các phương án trên. 

ĐÁP ÁN:D. Tất cả các phương án trên. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau)


19.  Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về bình đẳng giới?
A. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. 
B. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
C. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
D. Tất cả các phương án trên.

ĐÁP ÁN:D. Tất cả các phương án trên.

(Cơ sở pháp lý: Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới)

 

20. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do nào sau đây? 

A. Quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 

B. Sự kiện bất khả kháng  

C. Tình thế cấp thiết. 

D. Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.    

ĐÁP ÁN: A. Quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 

     (Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng)

 

21. Nhận định nào sau đây là đúng theo Hiến pháp năm 2013?
A. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo vệ.
B. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo hộ.
C. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 
D. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm thực hiện.

ĐÁP ÁN: C. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

(Cơ sở pháp lý:Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn…”)


22. Hiến pháp năm 2013 bảo đảm cho công dân có quyền nào sau đây?
A. Quyền có nơi ở hợp pháp. 

B. Quyền xây dựng nhà ở.

C. Quyền có nhà ở.

D. Quyền được bảo đảm chỗ ở. 

ĐÁP ÁN: A. Quyền có nơi ở hợp pháp. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 22 Hiến pháp năm 2023 quy định: “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp…”)

 

23. Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở?
A. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc.
B. Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc. 
C. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu cư trú, làm việc.
D. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người yêu cầu cư trú, làm việc.

ĐÁP ÁN: B. Tòa ánnhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc.
(Cơ sở pháp lý:  Khoản 7. Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau: 

…7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án…”)


24. Người nào sau đây có quyền đề nghị công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án?
A. Hòa giải viên ở cơ sở.
B. Một hoặc cả hai bên tham gia thỏa thuận hòa giải. 
C. Tổ trưởng tổ hòa giải.
D. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp.

ĐÁP ÁN: BMột hoặc cả hai bên tham gia thỏa thuận hòa giải. 

(Cơ sở pháp lý:  khoản 3 Điều 417 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: 

“3.  Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận”.)

 

25. Thời hạn gửi đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là bao lâu, kể từ ngày lập văn bản hòa giải thành?
A. 03 tháng.
B. 06 tháng. 
C. 09 tháng.
D. 12 tháng.

ĐÁP ÁN:B. 06 tháng. 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1 Điều 418 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “1. Người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án phải gửi đơn đến Tòa án trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành”)

 

26. Nội dung nào dưới đây không phải là một trong các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án?
A. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
B. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải.
C. Kết quả hòa giải thành đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. 
D. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.

ĐÁP ÁN: C. Kết quả hòa giải thành đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. 
(Cơ sở pháp lý:  Điều 417 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án gồm: 

“1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

2. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

3. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.

4. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.”)

 

27. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành khi nào?
A. Có hiệu lực ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 
B. Có hiệu lực ngay, trừ trường hợp bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
C. Có hiệu lực theo quy định của Quyết định công nhận.
D. Có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định công nhận.

ĐÁP ÁN A. Có hiệu lực ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 

(Cơ sở pháp lý:  khoản 8 Điều 419 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: 

8. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”)

 

28. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
A. Bệnh viện tâm thần.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Tòa án nhân dân. 
D. Công an nhân dân.

ĐÁP ÁN CTòa án nhân dân.

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015)

“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.”)

 

29. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là …?

A. Khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. 

B. Khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

C. Khả năng của cá nhân xác lập quyền dân sự.

D. Khả năng của cá nhân thực hiện nghĩa dân sự.

ĐÁP ÁN A. Khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. 

(Cơ sở pháp lý: Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”)


30. Người nào có thể bị tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
A. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. 
B. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.
C.  Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
D. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

ĐÁP ÁN: A. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. 

(Cơ sở pháp lý:  khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 

“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện”)


31. Nội dung nào dưới đây là một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực? 
A. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên. 
B. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. 
C. Giao dịch dân sự phải được xác lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
D. Giao dịch dân sự phải được xác lập bằng tiếng Việt.  

ĐÁP ÁN: B. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. 
(Cơ sở pháp lý:  Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: 

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”)


32. Trường hợp nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật?
A. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
B. Người chiếm hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. 
C. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu.
D. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.

ĐÁP ÁN: B. Người chiếm hữu động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản. 

(Cơ sở pháp lý:  Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:

“1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”)

 

33. Tài sản nào dưới đây không thuộc sở hữu chung của cộng đồng?
A. Tài sản được tặng cho chung cho cộng đồng.
B. Tài sản được hình thành hợp pháp từ việc khai thác tài sản chung của cộng đồng. 
C. Tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp không phù hợp với quy định của pháp luật. 
D. Tài sản được hình thành theo tập quán.

ĐÁP ÁN: C. Tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp không phù hợp với quy định của pháp luật. 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1 Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.”)


34. Sở hữu chung của vợ chồng có thể thuộc hình thức sở hữu nào?
A. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 
B. Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.
C. Sở hữu chung hỗn hợp.
D. Sở hữu chung hỗn hợp có thể phân chia.

ĐÁP ÁN: A. Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.”)

 

35. Người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản có thể bị buộc phải làm gì?
A. Trả lại tài sản.
B. Chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
C. Bồi thường thiệt hại.
D. Tất cả các phương án trên. 

ĐÁP ÁN: D. Tất cả các phương án trên. 

(Cơ sở pháp lý:   Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”)

 

36. Hãy chọn phương án không chính xác về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?
A. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. 
B. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. 
C. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 
D. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. 

ĐÁP ÁN: A. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. 

(Cơ sở pháp lý:  Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: 

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”)


37. Trường hợp nào người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường?
A. Người được giám hộ là người chưa thành niên.
B. Người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự. 
C. Người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
D. Tất cả các trường hợp trên. 

ĐÁP ÁN: D. Tất cả các trường hợp trên

(Cơ sở pháp lý:  khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."

 

38. Để được thừa kế di sản, người thừa kế là cá nhân phải thỏa mãn điều kiện gì?
A. Còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 
B. Còn sống vào thời điểm lập di chúc dù sau thời điểm đó bị chết.
C. Đã thành thai vào thời điểm lập di chúc dù sau thời điểm đó không được sinh ra hoặc chết ngay sau khi sinh ra.
D. Chỉ cần là cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu của người để lại di sản, không kể còn sống hay đã chết hay bất cứ điều kiện nào.

ĐÁP ÁN: A. Còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. 

(Cơ sở pháp lý:  Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”)

 

V. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình (25 câu)
39. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi nào sau đây khi kết hôn?
A. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời. 
B. Kết hôn giữa những người cùng nhóm máu.
C. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
D. Kết hôn với người nhiễm HIV/AIDS.

ĐÁP ÁN: A. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời. 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”)

 

40. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi nào sau đây?
A. Lựa chọn giới tính thai nhi. 
B. Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích phi thương mại.
C. Mang thai hộ vì mục đích phi thương mại.
D. Kết hôn khi chưa được sự đồng ý của gia đình.

ĐÁP ÁN: A. Lựa chọn giới tính thai nhi.  

(Cơ sở pháp lý:Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”)

 

41. Nam, nữ kết hôn phải tuân theo điều kiện nào về độ tuổi?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam 20 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên.
C. Nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi.
D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. 

ĐÁP ÁN:D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

(Cơ sở pháp lý:  Điểm a, Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
quy định về điều kiện kết hôn phải đảm bảo độ tuổi: 

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

 

42. Trường hợp người nam không theo tôn giáo, người nữ theo tôn giáo thì có được kết hôn với nhau hay không?
A. Được kết hôn. 
B. Không được kết hôn.
C. Được kết hôn nếu tôn giáo đó cho phép.
D. Được kết hôn nếu người nữ từ bỏ tôn giáo của mình.

ĐÁP ÁN:A. Được kết hôn

(Cơ sở pháp lý:  Điểm d, Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn phải đảm bảo không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

“...

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”)

 

43. Nghĩa vụ nào sau đây không phải là nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Thay đổi tên, họ, dân tộc theo vợ hoặc chồng. 
B. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.
C. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.
D. Tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp.

ĐÁP ÁN: A . Thay đổi tên, họ, dân tộc theo vợ hoặc chồng. 

(Cơ sở pháp lý:  Theo Mục 1: Quyền và nghĩa vụ nhân thân tại Chương III: Quan hệ giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không quy định việc thay đổi tên, họ, dân tộc theo vợ hoặc chồng là nghĩa vụ nhân thân)

 

44. Việc định đoạt tài sản chung trong trường hợp nào sau đây phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng?
A. Bất động sản.
B. Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.
C. Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
D. Tất cả các trường hợp trên.

ĐÁP ÁN:D. Tất cả các trường hợp trên.

(Cơ sở pháp lý:  Căn cứ vào Khoản 2, Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.

 

45. Nghĩa vụ nào sau đây là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng?
A. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập.
B. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
C. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
D. Tất cả các nghĩa vụ trên. 

ĐÁP ÁN:D.Tất cả các nghĩa vụ trên. 

(Cơ sở pháp lý:  Căn cứ vào Khoản 1, 2,5 Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản nhau: 

“ 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

...”

 

46. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp nào sau đây?

A. Phá tán tài sản của con.
B. Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
C. Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
D. Tất cả các trường hợp trên. 

ĐÁP ÁN:D. Tất cả các trường hợp trên. 

          (Cơ sở pháp lý:  Căn cứ vào Khoản 1, Điều 85, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “1.Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”)

 

47. Nếu không có thỏa thuận khác, vợ hoặc chồng sau ly hôn có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn bao lâu kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt?

A. 03 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.
B. 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt 
C. 12 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.
D. 24 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.

ĐÁP ÁN:B. 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt 

(Cơ sở pháp lý:  Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn như sau:

“Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”).

 

48. Hôn nhân giữa những người cùng giới tính có được pháp luật thừa nhận không?

A. Không được thừa nhận 
B. Được thừa nhận.
C. Được thừa nhận nếu một trong hai bên đã chuyển đổi giới tính.
D. Được thừa nhận nếu họ đã tổ chức kết hôn trên thực tế. 

ĐÁP ÁN:A. Không được thừa nhận 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: 
“2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

 

49. Anh X và chị Y chung sống với nhau được 02 năm, khi đã có con mới đi đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân giữa họ được xác lập từ thời điểm nào?

A. Từ thời điểm chung sống với nhau.
B. Từ thời điểm sinh con. 
C. Từ thời điểm đăng ký kết hôn 
D. Từ thời điểm do họ thỏa thuận.

ĐÁP ÁN: C. Từ thời điểm đăng ký kết hôn 

(Cơ sở pháp lý:   Khoản 1, Khoản 5, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: 
1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.)

 

50. Tài sản nào sau đây không phải là tài sản chung của vợ, chồng?

A. Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
B. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
C. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

ĐÁP ÁN:D. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: 

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”).

 

51. Tài sản nào sau đây là tài sản chung của vợ, chồng?

A. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân 
B. Quyền sử dụng đất được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
C. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng.
D. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

ĐÁP ÁN:A. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: 

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”).

 

52. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mọi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ, chồng.

B. Mọi tài sản có trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ, chồng.

C. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

D. Trong mọi trường hợp, vợ, chồng có quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình mà không cần phải có sự đồng ý của bên còn lại. 

ĐÁP ÁN:C.Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1, Điều 44, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”)

 

53. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
B. Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi. 
C.  Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi.
D. Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

ĐÁP ÁN: A. Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 3, Điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.)

 

54. Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. 

B. Bắt buộc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. 

C. Chỉ hòa giải ở cơ sở trong giải quyết yêu cầu ly hôn khi Tòa án chỉ định. 

D. Có thể lựa chọn hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải ở Tòa án khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.

ĐÁP ÁN:A. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. 

(Cơ sở pháp lý:   Điều 52, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về Khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”)

 

55. Vợ chồng anh A đã ly hôn cách đây 02 năm. Nay họ muốn quay về với nhau thì phải làm thủ tục gì để xác lập lại quan hệ vợ chồng? 

A. Đăng ký kết hôn. 
B. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã xác nhận là vợ chồng.
C. Yêu cầu Tòa án hủy bản án hoặc quyết định ly hôn.
D. Thông báo với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

ĐÁP ÁN:A. Đăng ký kết hôn. 

(Cơ sở pháp lý:Khoản 2, Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.)

 

56. Nội dung nào sau đây là nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới? 
A. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
B. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. 
C. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
D. Tất cả các phương án trên. 

ĐÁP ÁN:D. Tất cả các phương án trên. 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 1,2,3 Điều 6, Luật Bình đẳng giới 2016 quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới như sau: 

“1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới”)

 

57. Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình? 

A. Đối xử bất bình đẳng giữa con trai và con gái trong gia đình. 
B. Không cho con gái đi học.
C. Công việc nội trợ trong gia đình là trách nhiệm của phụ nữ.
D. Bảo vệ và hỗ trợ người mẹ đang mang thai.

ĐÁP ÁN: D. Bảo vệ và hỗ trợ người mẹ đang mang thai.

(Cơ sở pháp lý: Điều 10, Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: 

“1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.

2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

3. Bạo lực trên cơ sở giới.

4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật”.)


58. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ………, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”? 

A. như nhau
B. ngang nhau 
C. giống nhau
D. không khác nhau

ĐÁP ÁN: B.ngang nhau 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 3, Điều 5, Luật Bình đẳng giới 2016 quy định:

“3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.)

 

59. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định mấy nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới? 

A. 3 nguyên tắc
B. 4 nguyên tắc
C. 5 nguyên tắc
D. 6 nguyên tắc

ĐÁP ÁN:D.6 nguyên tắc

(Cơ sở pháp lý:  Điều 6, Luật Bình đẳng giới 2016 quy định: 

1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.)

 

60. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc ....... lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”? 

A. quyết định
B. bàn bạc
C. bàn bạc, quyết định 
D. thống nhất

ĐÁP ÁN:C. bàn bạc, quyết định 

(Cơ sở pháp lý:  Khoản 3, Điều 18, Luật Bình đẳng giới 2016 quy định:

“3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”)

 

61. Điền vào chỗ trống các cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây: 

“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về ...... đối với thành viên khác trong gia đình”? 

A. sức khỏe

B. sức khỏe, tinh thần

C. thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế 

D. thể chất, tâm lý 

ĐÁP ÁN: C. thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15, được Quốc Hội thông qua ngày ngày 14 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 quy định: 

1. “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”)

 

62. Theo quy định của pháp luật, người bị bạo lực gia đình có những quyền gì? 

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác. 

B. Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 

C. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh.

D. Tất cả các quyền trên.

ĐÁP ÁN: D. Tất cả các quyền trên.

(Cơ sở pháp lý: điểm a, b, c Khoản 1, Điều 9 Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15, được Quốc Hội thông qua ngày ngày 14 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực từngày 01 tháng 7 năm 2023 quy định: 

“1. Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác có liên quan đến hành vi bạo lực gia đình;

b) Yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ theo quy định của Luật này;

c) Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan)

 

63. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là biện pháp bắt buộc.

B. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

C. Khi đã hòa giải thành công vụ việc bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình không bị xử lý.

D. Các phương án nêu trên đều đúng. 

ĐÁP ÁN: B. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 17 Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15, được Quốc Hội thông qua ngày ngày 14 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực từngày 01 tháng 7 năm 2023 quy định:

“1. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình”.)

 

64.  Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. 

B. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức.

C. Không đồng ý Nhà nước thu hồi đất.

D. Không đồng ý với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

ĐÁP ÁN: A. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 3, Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định: Nghiêm cấm Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích).

 

65. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nội dung nào dưới đây không phải là quyền của người sử dụng đất? 

A. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

B. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền hợp pháp về đất đai của mình.

C. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

D. Được sở hữu vật được tìm thấy trong lòng đất. 

ĐÁP ÁN: D. Được sở hữu vật được tìm thấy trong lòng đất. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 4, khoản 5, Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định Quyền chung của người sử dụng đất gồm:

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

...

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình)

 

66. Theo Luật Đất đai năm 2013, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề không bao gồm quyền nào dưới đây? 

A. Quyền về lối đi.

B. Cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác.

C. Cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

D. Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 

ĐÁP ÁN: D. Chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1,  Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định: 

“1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề”.)

 

67. Theo Luật Đất đai năm 2013, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất bao gồm nghĩa vụ nào sau đây? 

A. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất.

B. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường.

C. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

D. Tất cả các nghĩa vụ nêu trên. 

ĐÁP ÁN: D.  Tất cả các nghĩa vụ nêu trên

(Cơ sở pháp lý:Khoản 1,5,6  Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất gồm:

“1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

...

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất”)

 

68. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây: 

“Nhà nước ….. các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở”? 

A. đồng ý

B. thống nhất

C. khuyến khích 

D. yêu cầu

ĐÁP ÁN: C. khuyến khích 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1,  Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.)

 

69. Những hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường? 

A. Vận chuyển chất thải nguy hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

B. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

C. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

D. Tất cả các hành vi nêu trên. 

ĐÁP ÁN: D. Tất cả các hành vi nêu trên. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2,9 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm: 

“1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

....

9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường”)

 

70. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp được xử lý như thế nào? 

A. Được xử lý như các loại chất thải rắn sinh hoạt.

B. Phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.

C. Được chôn lấp theo quy định.

D. Được xử lý như các loại chất thải công nghiệp.

ĐÁP ÁN: B. Phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.

(Cơ sở pháp lý: điểm d, Khoản 1, Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: 

“d) Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;”)

 

71. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định trong Luật nào? 

A. Luật Xử lý vi phạm hành chính.

B. Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

C. Bộ luật Hình sự. 

D. Luật Phòng, chống tham nhũng.

ĐÁP ÁN: C. Bộ luật Hình sự. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 đưa ra khái niệm tội phạm: 

“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”) 

 

72. Trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác, phương án nào sau đây là độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? 

A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. 

B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên. 

C. Người từ đủ 15 tuổi trở lên. 

D. Người từ 18 tuổi trở lên.    

ĐÁP ÁN:A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. 

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”)

 

73. Người dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thực hiện hành vi phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không? 

A. Phải chịu trách nhiệm hình sự .

B. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.

C. Tùy vào lượng rượu, bia mà người đó dùng.

D. Tùy vào độ tuổi của người dùng.

ĐÁP ÁN: A. Phải chịu trách nhiệm hình sự .

(Cơ sở pháp lý: Điều 13 Bộ luật hình sự 2015quy định về  Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác như sau:“Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.)

74. Tình tiết nào không là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự? 

A. Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.  

B. Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội.

C. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

D. Phạm tội đối với phụ nữ có thai.    

ĐÁP ÁN:C. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

(Cơ sở pháp lý: điểm i, o, khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 quy định

  1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

....

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;...)

 

75. Phương án nào sau đây không phải là hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội? 

A. Cải tạo không giam giữ.

B. Cảnh cáo.

C. Phạt tiền.

D. Giáo dục tại trường giáo dưỡng. 

ĐÁP ÁN: D. Giáo dục tại trường giáo dưỡng. 

(Cơ sở pháp lý: Điều 98  Bộ luật hình sự 2015 quy định các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: 

“Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền.

3. Cải tạo không giam giữ.

4. Tù có thời hạn.”)

 

76. Trường hợp nào không được coi là vô ý phạm tội? 

A. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra.

B. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó có thể ngăn ngừa được.

C. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 

D. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 

ĐÁP ÁN: D. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 

(Cơ sở pháp lý: Điều 11  Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”)

 

77. Độ tuổi nào bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự? 

A. Từ đủ 13 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 

C. Từ đủ 15 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

ĐÁP ÁN: B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 3, Điều 1, Luật số 12/2017/QH14 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 quy định:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”)

 

78. Nhận định nào sau đây là chính xác về phạm tội có tổ chức theo quy định của Bộ luật Hình sự? 

A. Là hình thức đồng phạm có từ hai người trở lên cùng phạm tội.

B. Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 

C. Là một nhóm nhiều người cùng phạm tội. 

D. Là một nhóm phải có từ ít nhất 05 người trở lên phạm tội.

ĐÁP ÁN: B. Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 

(Cơ sở pháp lý: khoản 2, Điều 17, Bộ luật hình sự 2015 quy định: “2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”)

 

79. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng là bao nhiêu năm?   

 A. 07 năm.

B. 10 năm.

C. 15 năm.

D. 20 năm.

ĐÁP ÁN: C. 15 năm.

(Cơ sở pháp lý: điểm c, khoản 2, Điều 27, Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”)

 

80. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây: “Tái phạm là trường hợp…mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” 

A. đã bị xử phạt vi phạm hành chính

B. đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự

C. đã bị kết án, chưa được xóa án tích 

D. chưa được xoá án tích

ĐÁP ÁN: C. đã bị kết án, chưa được xóa án tích 

(Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 53, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”.)

 


Cao Phong

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.