THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
   

Đồng chí Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Văn Biện kiểm tra công tác phát triển làng nghề tại xã Tân Châu

Sáng ngày 9/8/2022, đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đã kiểm tra công tác phát triển làng nghề tại xã Tân Châu. Cùng tham gia đoàn có đồng chí Hoàng Trọng Cường, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Đỗ Thế Bằng, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Xuân Lai, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện; đại diện lãnh đạo một số phòng chuyên môn liên quan.

Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Biện cùng đoàn thăm,kiểm tra cơ sở sản xuất cơm cháy Ánh Dương, xã Tân Châu

 

                                                                               Thăm hộ sản xuất bánh đa truyền thống

 

Sản xuất cơm cháy là nghề mới du nhập vào địa phương từ năm 2019 đến nay. Hiện toàn xã có 18 hộ sản xuất cơm cháy với khoảng 180 lao động tham gia. Thu nhập bình quân lao động đạt từ 6-8 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân của mỗi xưởng cơm cháy đạt từ 30-40 triệu đồng/tháng. Hiện có sản phẩm cơm cháy Ánh Dương đạt sản phẩm OCOP 3 sao

                                                                    Sản phẩm cơm cháy ánh Dương

Tuy nhiên, qua đánh giá, việc sản xuất tại làng nghề Tân Châu đang gặp nhiều khó khăn như: diện tích sản xuất của các hộ chật hẹp, chưa có khu sản xuất riêng mà vẫn sản xuất xen khu dân cư, đặc biệt các hộ sản xuất thủ công vẫn phơi bánh trên đường, chân đê làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất mỹ quan; nguồn điện phục vụ sản xuất không đảm bảo; sản phẩm truyền thống của địa phương chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm và chưa có sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Hiện xã đang quy hoạch khu vực làng nghề 6ha.

                                                                           Sản phẩm miến gạo của Tân Châu

 

Tại buổi làm việc, Lãnh đạo xã Tân Châu đề nghị huyện quan tâm, tạo điều kiện để địa phương xây dựng khu sản xuất tập trung để sản xuất bánh đa, cơm cháy; hỗ trợ xây dựng hệ thống nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đề nghị ngành điện lắp đặt trạm biến áp công suất lớn đủ nhu cầu phục vụ sản xuất cho các hộ dân.

Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Huyện uỷ cùng đoàn đã nghe đại diện các hộ nêu những khó khăn trong sản xuất, những đề xuất, kiến nghị như: diện tích đất sản xuất chật hẹp, không có chỗ phơi bánh. Cần đầu tư xây dựng cụm làng nghề để các hộ sản xuất tập trung; tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận nhiều nguồn vốn để đầu tư sản xuất; hướng dẫn các hộ xây dựng sản phẩm đạt OCOP….

                                                           Đại diện hộ sản xuất có ý kiến tại buổi làm việc

 

Thảo luận tại buổi làm việc các thành viên trong đoàn công tác đề xuất một số giải pháp để phát triển làng nghề tại Tân Châu như: địa phương cần khảo sát nhu cầu của các hộ để thành lập cụm làng nghề. Quan tâm công tác vệ sinh môi trường. Thành lập tổ hợp tác, khuyến khích liên kết sản xuất giữa các hộ;  tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể.

                                         Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoàng Trọng Cường phát biểu ý kiến tại buổi làm việc

 

Phát biểu kết luận buổi làm việc đồng chí Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện đánh giá đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của người dân trong việc duy trì, gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống của cha ông từ xưa để lại. Song đồng chí cũng cho rằng sản xuất của làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa phát huy hết tiềm năng của làng nghề. Công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm của làng nghề truyền thống chưa được quan tâm; chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm OCOP; công tác vệ sinh môi trường làng nghề chưa được quan tâm; chưa có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất giữa các hộ. 

                                            Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Nguyễn Văn Biện kết luận buổi làm việc

 

Để làng nghề phát triển đem lại hiểu quả kinh tế, đồng chí Bí thư Huyện uỷ đề nghị: xã Tân Châu cần khảo sát nhu cầu sản xuất của các hộ dân; việc quy hoạch xây dựng khu làng nghề tập trung cần đúng quy đinh của pháp luật. Tổ chức quản lý lại làng nghề, xây dựng tổ hợp tác bánh đa, cơm cháy. Quan tâm xây dựng thương hiệu, sản phẩm OCOP, nhãn hiệu tập thể. Tuyên truyền các hộ sản xuất đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với các hộ cần đổi mới công nghệ sản xuất để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động; chú trọng đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; xây dựng được sản phẩm OCOP; hướng đến việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể để mở rộng liên kết, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đặc biệt các hộ  cần quan tâm xử lý nước thải, xử lý khói bụi khi quạt bánh. Chủ động liên hệ với các ngành chức năng để được hỗ trợ đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử; tham gia các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá cho sản phẩm làng nghề…

Đồng chí giao Phòng Kinh tế- Hạ tầng, Tài nguyên- Môi trường nắm bắt lại cơ chế, chính sách phát triển làng nghề hỗ trợ địa phương. Phòng Nông nghiệp- PTNT hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP. Tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ kết nối cung, cầu. UBND huyện phối hợp với ngành điện nâng cấp hệ thống điện phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân..


Thanh Mai
Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa TT-TT&DL huyện Thiệu Hóa

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.