THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH
   

Tìm hiểu một số nội dung của Nghị định số 45 /2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Ngày tạo:  11/07/2022 15:56:19
Nghị định số 45 /2022/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

           Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:

          - Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường;

          - Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

          - Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

          - Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề;

          - Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

          - Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;

          - Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;

          - Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

          - Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

          - Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

           Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm:

          - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.

          - Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

            - Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:

          + Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

          + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;

          + Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam;

          + Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

          + Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

          + Các đơn vị sự nghiệp;

          + Tổ hợp tác;

          + Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

          - Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.

          Ngoài các nội dung trên thì Nghị định có quy định rõ các nội dung như: 

          - Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

          - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

          - Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

          - Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

          - Sử dụng kết quả, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

          - Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường

          - Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường

          - Vi phạm quy định về giấy phép môi trường

          - Vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

          - Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong trường hợp không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào vận hành hoặc cơ sở đang hoạt động mà không có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề

          - Vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường

          - Vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

          - Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

          - Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt.

          - Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

          - Vi phạm các quy định về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường

          -  Vi phạm các quy định về tiếng ồn

          - Vi phạm các quy định về độ rung

          - Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài

thông thường;

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

          - Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

          - Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại

         - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại

          - Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu

          - Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài.

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất

          - Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

          - Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu

          - Vi phạm các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải

          - Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

          - Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

          - Vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

          - Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

          - Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn

          - Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

          - Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên

          - Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật

          - Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

          - Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

          - Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen

          - Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

          - Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

          - Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

          - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

          - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường

          - Thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng

          - Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

          - Thẩm quyền của Cảnh sát biển

          - Thẩm quyền của Hải quan

          - Thẩm quyền của Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

          - Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường

          - Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa

          - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch

          - Thẩm quyền của Cục Quản lý môi trường y tế

          - Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự

          - Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

          - Kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

          - Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

          - Công bố công khai thông tin vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
          Nghị định cũng quy định các điều khoản chuyển tiếp như:

          1. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì xử phạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra thì áp dụng Nghị định này.

          2. Quyết định và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật là văn bản tương đương với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này.

          3. Giấy phép môi trường thành phần đã được cấp theo quy định của pháp luật là văn bản tương đương với giấy phép môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này.

          4. Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật là văn bản tương đương khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này:

          a) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

          b) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

          5. Đề án ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường; dự án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung theo quy định của pháp luật là văn bản tương đương với phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

          Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2022 và các Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

          Chính phủ quy định rõ trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.