THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH
   

Trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngày tạo:  04/11/2024 10:05:26
Sáng 1/11, tại TP Thanh Hoá, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.
Toàn cảnh hội thảo.

 

        Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

       Dự hội thảo có đại diện Sở Tư pháp các tỉnh: Lai Châu, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá; đại diện Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật một số huyện, thị xã, thành phố, công chức tư pháp các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2022, việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.

       Trong đánh giá nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, tiêu chí tiếp cận pháp luật được xác định là tiêu chí thành phần của 3 Bộ Tiêu chí Quốc gia về xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao và huyện đạt chuẩn NTM. Trong đó xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp phải thực hiện là: Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải cơ sở, giải quyết hoà giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn; Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý, tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu của Quyết định số 25 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ được được giao, nhất là những lĩnh vực trực tiếp gắn với quyền, lợi ích của người dân.

Qua đó bảo đảm tính nghiêm minh, tính gương mẫu, thượng tôn pháp luật trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền cấp xã, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp hành chính gần dân nhất, hiểu dân nhất để phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

chuyên viên Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tham luận tại hội thảo.

        Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật đã định hướng một số nội dung chính mà hội thảo cần tập trung trao đổi, thảo luận liên quan đến các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, những vướng mắc, khó khăn, áp lực trong quá trình thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

 

Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội thảo.

        Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung vào các điểm mới của Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024 của Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong đánh giá NTM, đô thị văn minh; những lưu ý trong triển khai công tác đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật; kết quả triển khai công tác đánh giá, công nhận tiếp cận pháp luật, triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn một số tỉnh, thành.

        từ thực tiễn đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đa số các đại biểu nhận định, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu: Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật tại cơ sở.

          Ý kiến tham luận của đại diện Sở Tư pháp Thanh Hoá trình bày tại hội thảo cho thấy, công tác chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo, triển khai có hiệu quả. Trong năm 2023 và 2024, các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận tại địa phương; tổ chức kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg. Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, triển khai xây dựng thực hiện nội dung các chỉ tiêu, tiêu chí, tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn.

          Qua thống kê, đến ngày 15/2/2024 toàn tỉnh có 532/559 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 (30 thị trấn, 55 phường, 447 xã), đạt tỉ lệ 95.17%.

          Các đại biểu dự hội thảo cũng đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận về những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có đề cập đến việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã sáp nhập đơn vị hành chính, việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hoà giải ở cơ sở, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao, hồ sơ đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật...

          Đại diện lãnh đạo Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cũng giải đáp thêm một số nội dung mà các đại biểu quan tâm, bảo đảm việc tổ chức triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân được đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, đúng mục đích.

 


Quỳnh Anh
Nguồn tin: ( Dẫn nguồn Báo Thanh Hóa)

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.