THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH
   

Huyện Ngọc Lặc hoàn thành chỉ tiêu 9.6 huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong xây dựng Huyện Nông thôn mới.

Ngày tạo:  20/02/2025 15:16:49
Nhằm thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu 9.6 trong xây dựng huyện nông thôn mới theo Thông báo số 109/TB-UBND ngày 23/04/2024 về việc phân công chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị các Chỉ tiêu Huyện đạt “chuẩn tiếp cận pháp luật” phục vụ tiêu chí huyện nông thôn mới năm 2024.

      Ngay từ đầu năm 2024, UBND huyện Ngọc Lặc đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 01/02/2024 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND huyện Ngọc Lặc về Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 507-QĐ/HU ngày 04/4/2023 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, giai đoạn 2021-2025 và nhiều văn bản khác về việc đánh giá và hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kiểm chứng thực hiện tiêu chí Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 nhằm triển khai với từng nội dung cụ thể: Trong đó khẳng định rõ mục tiêu là có 100% xã, thị trấn (20 xã, 01 thị trấn) trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Các tiêu chí tiếp cận pháp luật được đảm bảo theo Quyết định 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024; Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đ/c Lê Công Tâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc - Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuẩn tiếp cận pháp luật huyện

      Để đạt mục tiêu đề ra, UBND huyện Ngọc Lặc đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, đơn vị; Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL, bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ PBGDPL, hòa giải cơ sở và xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhằm nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân. UBND huyện Ngọc Lặc đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các phòng, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện truyền thông để Cán bộ, Đảng viên và Nhân dân thấy rõ lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội trong việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Phòng Tư pháp huyện Ngọc Lặc duy trì thường xuyên chế độ giao ban, tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và huyện nông thôn mới nâng cao.

     Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện đã yêu cầu các thành viên được phân công nhiệm vụ hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu chứng minh cho tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bàn; Tiếp cận pháp luật; Phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý.

    Trên cơ sở chỉ đạo của UBND huyện Ngọc Lặc, hướng dẫn của Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch 20 xã, 01 thị trấn đã tích cực, chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phân công cụ thể công chức tư pháp tham mưu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai xây dựng và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về tiếp cận pháp luật thực hiện theo đúng yêu cầu và thời gian quy định. 

Đ/c Phan Văn Đại - Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp

     Công tác hướng dẫn, đánh giá và công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và bảo đảm trình tự theo đúng quy định của pháp luật, với phương châm lấy người dân làm trung tâm trong việc đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện Ngọc Lặc đã họp và tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc ban hành Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 16/01/2025 công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024, gồm: 20 xã và 01 thị trấn, kết quả 21/21 đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 100%Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Nội dung 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn (Đạt)

     Năm 2024: trên địa bàn huyện phát sinh nhiệm vụ ban hành 01 văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn.

    - Nội dung 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật (Đạt):

    Có 21/21 xã, thị trấn đã ban hành quy chế tiếp cận thông tin. Trong năm các xã, thị trấn đều ban hành Kế hoạch triển khai Luật Tiếp cận thông tin và đã thực hiện công khai các thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân được đáp ứng kịp thời, chính xác, đầy đủ. Cuối năm các xã, thị trấn đã thống kê và báo cáo việc thực hiện Luật Tiếp cận thông tin theo đúng quy định.

    100% các xã, thị trấn đã ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch PBGDPL và các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật trong năm theo hướng dẫn của UBND huyện đảm bảo hiệu quả. Công tác PBGDPL được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương quan tâm đảm kinh phí cũng như đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, những người làm công tác PBGDPL tại cơ sở thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác PBGDPL.

     Ngoài ra, các đoàn thể của UBND các xã phối hợp cùng Ủy ban MTTQ các xã, Công an xã ... triển khai chương trình phối hợp về phổ biến giáo dục pháp luật trên toàn xã thông qua các hình thức PBGDPL phong phú, đa dạng như: Qua hệ thống loa phát thanh, qua hội nghị, qua sinh hoạt các câu lạc bộ “pháp luật học đường” tại các xã, thị trấn đã phối hợp với Công an huyện, Huyện đoàn tổ chức tuyên truyền với các nội dung tuyên truyền văn bản luật như: Luật giáo dục, Luật phòng, chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng cháy, chữa cháy...ngoài ra các nhà trường phối hợp với Câu lạc bộ “pháp luật học đường’ tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn các em học sinh về kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng xử ký các tình huống bạo lực học đường. Cụ thể, Phòng Tư pháp (cơ quan thường trực của HĐPBGDPL huyện) phối hợp với các phòng, ban, đơn vị; tổ chức được 20 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thu hút 4.675 người tham gia; Đoàn Thanh niên huyện: Tổ chức 03 hội nghị tuyên truyền với 1.828 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia; Hội LHPN huyện: Tổ chức 28 hội nghị tuyên truyền với 1.692 lượt người tham gia; Hội Nông dân huyện: Năm 2024 Hội Nông dân huyện đã tổ chức 22 hội nghị tuyên truyền với 1015 lượt hội viên tham gia; Liên Đoàn LĐ huyện: Triển khai và tổ chức được 04 hội nghị với 452 người tham gia; Công an huyện: Tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật với 7.263 người tham gia; Ban Chỉ huy quân sự huyện: Tổ chức được 03 hội nghị tuyên truyền cho cán bộ chiến sỹ tại cơ quan, đơn vị với 99 lượt người tham gia; Phòng dân tộc: Tổ chức được 08 hội nghị tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng là học sinh, chi hội phụ nữ thôn, hộ gia đình có con trong độ tuổi từ 12-16 tuổi thu hút 2.580 lượt người tham gia.

     - Nội dung 3: Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý (Đạt):

      Hằng năm, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đã kiện toàn 213 tổ hòa giải ở cơ sở với 1.462 hòa giải viên theo đúng quy định của pháp luật. Các hòa giải viên được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật do Sở Tư pháp, huyện Ngọc Lặc và do chính UBND cấp xã tổ chức. 

     Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được tiếp nhận, hòa giải kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định của Luật Hoà giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật liên quan vụ việc. Trong năm 2024 các tổ hòa giải trên địa bàn các xã, thị trấn đã tiếp nhận 60 vụ việc hòa giải, trong đó đã tiến hành hòa giải thành 57 vụ (đạt tỷ lệ 95%). 

    Công tác trợ giúp pháp lý được thực hiện theo đúng quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đã triển khai tuyên truyền nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý qua hệ thống loa phát thanh và qua các hội nghị, qua các buổi sinh hoạt cho người dân được biết. Các đối tượng là người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người cao tuổi, người nhiễm chất độc da cam, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình tại các xã, thị trấn được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu đạt tỷ lệ 100% (cụ thể: năm 2024 đã có 21/21 người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu TGPL và cả 21 người dân đều được TGPL).

     Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 11/01/2024 về việc kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật huyện với 11 thành viên và 01 thư ký. 

    - Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện được kiện toàn tại Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 24/04/2023 của UBND huyện với 17 người theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016. Tất cả đều có trình độ chuyên môn từ đại học chuyên ngành trở lên, phân công phụ trách các lĩnh vực khác nhau, đều đảm bảo các tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng theo quy định, đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền trong tình hình mới tại địa phương. 

    - Tại các xã, thị trấn, công tác củng cố, kiện toàn lại đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo theo đúng quy định. Hiện nay, 21/21 xã, thị trấn có 195 tuyên truyền viên pháp luật. 

    - Đội ngũ tập huấn viên cấp huyện về hoà giải ở cơ sở gồm 15 người, đảm bảo điều kiện am hiểu pháp luật, có năng lực thuyết trình, có kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, (Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 25/7/2024).

    Với kết quả đạt được, UBND huyện Ngọc Lặc đã tự đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu của Tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo điều kiện của các chỉ tiêu và tiêu chí theo Quyết định 1143/QĐ-BTP, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu minh chứng việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp. UBND huyện Ngọc Lặc được Ban Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa xếp loại Đối với Đảng bộ huyện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy: Hoàng thành tốt nhiệm vụ. 

   Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá hồ sơ, ngày 19/02/2025, Sở Tư pháp Thanh Hóa đánh giá, thẩm tra mức độ đạt tiêu chí Chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí Quốc gia huyện nông thôn mới đối với huyện Ngọc Lặc với kết quả: Sở Tư pháp thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.


Dương Minh
Nguồn tin: Phòng PBGDPL

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.