THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
   

Vai trò của các Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ngày tạo:  04/06/2024 15:22:04
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 02 Phòng công chứng Nhà nước là đơn vị vị thuộc Sở Tư pháp Thanh Hóa

         Thanh Hóa là một tỉnh có số đơn vị hành chính cấp huyện lớn trong cả nước với 27 đơn vị, trong đó bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân gần 3.8 triệu, lực lượng lao động đông, Thanh Hóa có nhiều khu công nghiệp phát triển và các khu du lịch nổi tiếng, đây là điều kiện thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. chính điều này mà nhu cầu công chứng các hoạt động giao dịch dân sự lớn. 

          Trên địa bàn tỉnh hiện có 55 tổ chức hành nghề công chứng với 110 công chứng viên được phân bổ hợp lý ở 22/27 huyện, thị xã, thành phố gắn với địa bàn dân cư thành một mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận các dịch vụ công chứng.

          Đối với đơn vị công chứng nhà nước, thực hiện chủ trương tinh gọn đơn vị sự nghiệp gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đã sáp nhập Phòng công chứng số 3 vào Phòng công chứng số 1 và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng công chứng số 1 theo Quyết định số 2990/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Đến nay, trên địa bàn tỉnh về số lượng Phòng công chứng hiện có: 02 phòng; số lượng công chứng viên của 02 phòng: 03 công chứng viên. Tuy với số lượng công chứng viên còn ít nhưng các Phòng Công chứng nhà nước luôn phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

          Các Phòng công chứng đặc biệt quan tâm đến triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin, cụ thể: đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy chế bảo 2 đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (Quyết định số 19/QĐ-CCI ngày 04/4/2023 của Phòng Công chứng số 1, Quyết định số 01/QĐ-CCII ngày 12/12/2023 của Phòng Công chứng số 2); Ban hành Quy trình kiểm tra, rà soát, đánh giá và phương án bảo đảm, ứng phó, khắc phục sự cố an toàn, an ninh mạng đối với hệ thống thông tin (Quyết định số 100/QĐ-CCI ngày 19/12/2023 của Phòng Công chứng số 1; Quyết định số 230/QĐ-CCII ngày 14/12/2023 của Phòng công chứng số 2); Bảo đảm an toàn thông tin về kỹ thuật; tổ chức phân công cho bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm trong việc tổ chức bảo đảm an toàn thông tin, đầu mối tiếp nhận và xử lý sự cố an toàn thông tin tại đơn vị; cài đặt phần mềm phòng chống mã độc ở tất cả máy tính, triển khai cập nhật các bản và bảo mật...

          Các Phòng Công chứng đã chấp hành tốt quy định về nghĩa vụ Thuế, tài chính; thực hiện báo cáo thống kê đúng định kỳ và đúng thời hạn theo quy định; thực hiện tốt việc mua Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Công chứng viên của tổ chức mình; tạo điều kiện để Công chứng viên tham gia các hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp hoặc Hội Công chứng viên tổ chức góp phần đưa hoạt động công chứng thực sự trở thành công cụ “bảo vệ” giao dịch, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch trong xã hội. Tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch, bảo đảm các hợp đồng, giao dịch liên quan hoặc có khả năng liên quan đến chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đều phải được công chứng.

          Từ 2020 đến hết 2023, số việc công chứng; số thù lao công chứng; số phí công chứng; số tiền nộp vào ngân sách trong 04 năm của 02 Phòng Công chứng gồm: Số việc công chứng: 25.976 việc; Số thù lao công chứng hơn: 200 triệu đồng; Số phí công chứng hơn: 9.5 tỷ đồng; Số tiền nộp vào ngân sách gần: 4 tỷ đồng.  Mức độ tự chủ của các Phòng công chứng tự đảm bảo từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên.

          Những con số trên chưa hẳn là lớn nhưng đặc biệt trong những năm qua hoạt động của 2 Phòng Công chứng không để sẩy ra sai xót và tập trung giải quyết những vấn đề khó trong hoạt động công chứng. Với những kết quả đó các hợp đồng giao dịch được công chứng tại các phòng công chứng bảo đảm an toàn pháp lý, thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, góp phần thực hiện cải cách hành chính và cải cách Tư pháp của tỉnh nhà, xứng đáng là đơn vị có vai trò nòng cốt trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy các giao dịch phát triển, giúp cho hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh được an toàn, phát triển bền vững./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.