Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là quyền của người cao tuổi?
A. Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ.
B. Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn.
C. Được tạo điều kiện tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
D. Được khám, chữa bệnh miễn phí.
Đáp án D. Được khám, chữa bệnh miễn phí.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 của Luật Người cao tuổi năm 2009.
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 23. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện quyền nào sau đây?
A. Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng.
B. Không phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật.
C. Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng.
D. Được miễn tất cả các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội.
Đáp án A. Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 của Luật Người khuyết tật năm 2010.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
B. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
C. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ.
D. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
Đáp án C. Ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ.
Căn cứ Điều 4 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.
3. Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.
5. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
7. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 25. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Chủ động, kịp thời, kiên trì.
B. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
C. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình.
D. Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải.
Đáp án B. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.
Điều 17. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình
2. Việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chủ động, kịp thời, kiên trì;
b) Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình;
c) Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam;
d) Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải;
đ) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Câu 26. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức nào thực hiện biện pháp hòa giải tại cộng đồng?
A. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
B. Ủy ban nhân dân cấp xã.
C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Tổ hòa giải ở cơ sở.
Đáp án A. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Căn cứ khoản 2 Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Câu 27. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây tại Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án … mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất”?
A. nhẹ hơn
B. nặng hơn
C. tương đương
D. ít hơn
Đáp án A. nhẹ hơn
Căn cứ khoản 6 Điều 91 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Câu 28. Người từ bao nhiêu tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 15 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Đáp án B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Câu 29. Nội dung nào dưới đây là nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội?
A. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
B. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
C. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
D. Có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đáp án A. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Căn cứ khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017..
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Câu 30. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: “Người ….. bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”?
A. từ đủ 18 tuổi trở lên
B. từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi
C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
D. từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi
Đáp án: C. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Thay đổi tên, họ, dân tộc theo vợ hoặc chồng.
B. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.
C. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.
D. Tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp.
Đáp án: A. Thay đổi tên, họ, dân tộc theo vợ hoặc chồng
– Căn cứ vào các Điều 21,22,23 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 32. Tài sản nào sau đây không phải là tài sản chung của vợ, chồng theo Luật định?
A. Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
B. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.
C. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Đáp án: D. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
– Căn cứ vào Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
“ Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân”
Câu 33. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây của Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc ....... lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”?
A. quyết định
B. bàn bạc
C. bàn bạc, quyết định
D. thống nhất
Đáp án: C. bàn bạc, quyết định
– Căn cứ vào Khoản 3, Điều 18 Luật Bình đẳng giới.
“Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật”
Câu 34. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nội dung nào dưới đây không phải là quyền của người sử dụng đất?
A. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
B. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
C. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
D. Sở hữu đối với tài sản được phát hiện bị chôn trong lòng đất.
Đáp án D. Sở hữu đối với tài sản được phát hiện bị chôn trong lòng đất
- Căn cứ Điều 116 Luật đất đai năm 2013
Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Tại Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau:
- Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 35. Các bên tranh chấp, mâu thuẫn trong hòa giải ở cơ sở có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Trình bày nội dung vụ việc bằng văn bản tại buổi hòa giải.
B. Phải làm đơn khi yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
C. Tuân thủ yêu cầu của hòa giải viên về việc tiến hành hòa giải công khai hoặc không công khai.
D. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Đáp án D. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Điều 17. Luật Hòa giải ở cơ sở quy định: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
1. Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
2. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
3. Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.
Câu 36. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là bao nhiêu năm, kể từ thời điểm mở thừa kế?
A. 10 năm.
B. 20 năm.
C. 30 năm.
D. 40 năm.
Đáp án C. 30 năm.
Theo K1 Điều 623 Bộ Luật dân sự . Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Câu 37. Trường hợp gia đình có nhiều con, khi cha, mẹ ốm đau, già yếu, thì ai có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ?
A. Người con cả.
B. Các con trai.
C. Các con được bố mẹ chia tài sản.
D. Các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Đáp án D. Các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
- Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân gia đình. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 38. Tranh chấp nào sau đây được hòa giải ở cơ sở?
A. Tranh chấp giữa người giúp việc và chủ nhà về thời giờ nghỉ ngơi.
B. Tranh chấp giữa người giúp việc và chủ nhà về công việc phải làm.
C. Tranh chấp giữa người giúp việc và chủ nhà về tiền lương.
D. Tranh chấp giữa người giúp việc và chủ nhà về nhân phẩm, danh dự.
Đáp án: D. Tranh chấp giữa người giúp việc và chủ nhà về nhân phẩm, danh dự.
– Căn cứ vào Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
“2. Không hòa giải các trường hợp sau đây:
đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành”
Ngoài ra, Phap luật lao động quy định
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
A. Con nuôi của người chết.
B. Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
C. Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết.
D. Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
Đáp án: D . Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
– Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Câu 40. Nội dung nào dưới đây là nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
A. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường một phần và kịp thời.
B. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường một nửa và kịp thời.
C. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
D. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và ngay lập tức.
Đáp án: C Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
– Căn cứ vào Khoản 1, Điều 585, Bộ luật Dân sự năm 2015.
“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Câu 41. Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được hưởng phần di sản nào sau đây?
A. Bằng suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
B. Bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
C. Bằng một phần hai suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
D. Bằng một phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Đáp án: B Bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
– Căn cứ vào Khoản 1, Điều 644, BLDS 2015
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Câu 42. Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người chưa thành niên được xác định theo thứ tự như thế nào?
A. 1- Cha, mẹ; 2- Anh, chị, em đã thành niên; 3- Ông bà nội, ông bà ngoại; 4- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột.
B. 1- Cha, mẹ; 2- Ông bà nội, ông bà ngoại; 3- Anh, chị, em đã thành niên; 4- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột.
C. 1- Cha, mẹ; 2- Ông bà nội, ông bà ngoại; 3- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột; 4- Anh, chị, em đã thành niên.
D. 1- Cha, mẹ; 2- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột; 3- Ông bà nội, ông bà ngoại; 4- Anh, chị, em đã thành niên.
Đáp án: A. 1- Cha, mẹ; 2- Anh, chị, em đã thành niên; 3- Ông bà nội, ông bà ngoại; 4- Cô, dì, chú, cậu, bác ruột.
– Căn cứ vào Điều 110, Điều 112, Điều 113 và Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Câu 43. Nội dung nào say đây không phải là yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng?
A. Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng ra môi trường.
B. Việc vận chuyển vật liệu, chất thải bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.
C. Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
D. Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định.
Đáp án: A. Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng ra môi trường
– Căn cứ vào Khoản 5, Điều 64, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
“Điều 64. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng
5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải”
Câu 44. Điền vào chỗ trống cụm từ chính xác còn thiếu trong quy định sau đây tại Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015: “Hoà giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người …. đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng”?
A. đủ 14 tuổi
B. đủ 15 tuổi
C. từ đủ 15 tuổi
D. từ đủ 16 tuổi
Đáp án: D. từ đủ 16 tuổi
– Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 94 Bộ luật hình sự năm 2015.
“Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng
1.[31] Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này”
Vân Dương |
File đính kèm |