Nhằm đẩy mạnh các chương trình hành động, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự quan tâm trong công tác đảm bảo ATVSLĐ, sức khỏe, tính mạng cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa, ổn định và tiến bộ, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 được phát động với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.
Thời gian được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31/5/2023 trên địa bàn toàn thành phố.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động hưởng ứng phù hợp với chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2023, kết hợp tổ chức các hoạt động Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả; tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Tháng hành động về ATVSLĐ; Tuyên truyền thông qua các hình thức: treo cờ, băng zôn, khẩu hiệu, panô, áp phích,… (từ ngày 01/5/2023), để hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ (nội dung tuyên truyền theo phụ lục 01), trên các trục đường chính và cổng vào của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đoàn thể, người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác ATVSLĐ; Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các gia đình có người lao động bị tai nạn lao động nặng hoặc bị chết do tai nạn lao động trong Tháng hành động về ATVSLĐ; Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ và hoạt động của mạng lưới An toàn, vệ sinh viên; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ; Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ trong một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: xây dựng, điện, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, quan trắc môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ; Nâng cao nghiệp vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc; Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại về thực hiện pháp luật lao động ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp.
Để giảm thiệu tai nạn lao động, người lao động cần tuân thủ thực hiện các nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn để đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc; thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ các giao kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; Yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động (thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng hiện vật, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ, ...).
Kim Dung |
Nguồn tin: Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa |
File đính kèm |