Thực hiện Kế hoạch số 3867/KH-UBND ngày 31/12/2022 của UBND thị xã Bỉm Sơn về việc thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn năm 2023. Nhằm đào tạo, tập huấn nhằm trang bị kiến thức cơ bản công tác quản lý nhà nước về ATTP cho các học viên là cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của UBND thị xã, UBND cấp xã, phường, thành viên Tổ giám sát cộng đồng.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị đồng chí Mai Thế Trị - Phó chủ tich UBND thị xã đã nhận định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi con người, đến sức khoẻ cộng đồng và lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi dân tộc, nên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là vấn đề phức tạp, đặc biệt nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và toàn xã hội. Chính vì vậy việc đảm bảo ATVSTP trên thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng là một vấn đề hết sức bức xúc hiện nay. Do đó cần cường công tác quản lý VSATTP, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo môi trường sống lành mạnh, góp phần thu hút đầu tư tạo sự phát triển trên địa bàn thị xã. Tại hội nghị đã tập trung vào 3 nội dung chính
- Thứ nhất : Quy định quản lý Nhà nước trong lính vực y tế. Bao gồm 3 chuyên đề
+ Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm.
+ Công văn số 607/SYT-NVY ngày 16/3/2020 của Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa về việc thông tin, báo cáo và điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Cách khai báo khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ( NĐTP):
a) Bất kể ai, cơ quan, tổ chức nào khi bị hoặc phát hiện NĐTP hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:
+ Y tế thôn (nếu có).
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+ UBND các cấp
+ Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố.
+ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
b. Tiếp nhận thông tin về NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm: (điều tra ngộ độc)
- Khai báo từ người mắc:
+ Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn họ đã ăn.
+ Các triệu chứng chủ yếu.
+ Kiểm tra chất nôn, TP thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).
+ Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người cùng mắc.
- Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế:
+ NĐTP xảy ra với 01 người hay tập thể.
+ Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến.
+ Kiểm tra mẫu máu, mẫu phân, mẫu chất nôn của người mắc.
+ Chuẩn đoán, hoặc nghi ngờ là gì?
+ Phương pháp xử trí, điều trị.
- Khai báo từ người lãnh đạo, người quản lý cơ sở:
+ Quy mô phát sinh: tổng số mắc, số vào viện.
+ Mối liên quan đến ăn uống.
+ Cơ sở cung cấp xuất ăn.
+ Lưu mẫu TP nghi ngờ.
+ Với trường học: xảy ra với học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cs nào cung cấp TP.
Cách xử trí ban đầu khi xảy ra NĐTP.
Tiến hành khám, phân loại, điều trị,… bệnh nhân:
+ Với bệnh nhân nhẹ, đang tỉnh cần tiến hành các biện pháp gây nôn.
+ Phong tỏa hiện trường, đình chỉ tạm thời hoạt động tại bếp ăn của cơ sở.
+ Lấy và niêm phong mẫu thức ăn tại cơ sở.
+ Lấy và niêm phong mẫu bệnh phẩm: chất nôn, phân…
+ Với bệnh nhân nặng cần chuyển lên tuyến trên để điều trị (khi cơ sở vật chất, nguồn lực tại chỗ không đáp ứng nhu cầu sơ cấp cứu).
Nội dung này giảng viên tập trung vào các điều kiện an toàn đối với các cơ sở :
Điều kiện về cơ sở vật chất: Khu vực Bếp (sơ chế, chế biến, nấu, chia ăn) phải đảm bảo an toàn như:
- Cách xa nguồn ô nhiễm: môi trường xung quanh.
- Nền phải cao ráo, thoáng, không trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
- Tường không ẩm mốc, không bong chóc.
- Trần không bụi bẩn.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật;
- Khu vực sơ chế, chế biến, chia ăn phải được bố chí theo nguyên tắc 01 chiều.
Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ:
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để sơ chế, chế biến, chia ăn, vận chuyển và bảo quản thực phẩm;
- Có dụng cụ, chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo an toàn, vệ sinh;
- Dụng cụ ăn uống phải làm từ vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô;
- Có dụng cụ lưu mẫu thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh (nếu phục vụ >30 suất ăn/lần);
- Tại các khu của nhà bếp có các biển báo riêng.
Điều kiện người tham gia chế biến
+Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
+ Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
+ Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
+ Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
– Thứ hai, là không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên;
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn liên ngành.
+ Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
+ Hồ sơ đối với Bản tự công bố /Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
+ Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra tại nội dung này cũng đề cập đến thẩm quyển xử lý vi phạm hành chính về ATTP của một số chức danh cấp huyện cấp xã. Theo đó theo quy định tại khoản 2 điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 thì chủ tịch UBND cấp huyện
có quyền: a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức;c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.Trưởng công an cấp xã, Trưởng đồn công an, Trạm trưởng công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
Thứ ba: Một số quy định về điều kiện tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP tương ứng của một số loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh;Hướng dẫn đánh giá chấm điểm, công nhận xã đạt tiêu chí phường ATTP, ATTP nâng cao theo Quyết định số 3595/QĐ-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh Thanh Hoá
*Tại nội dùng này giảng viên nhấn mạnh các điều kiện,thang điểm và điểm đạt công nhận xã đạt tiêu chí ATTP và ATTP nâng cao: Điểm đạt tối đa tiêu chí ATTP là 82/100 điểm.Điểm đạt tối tiêu chí ATTP nâng cao 95/100 điểm.Điểm thưởng tối đa 5/100 điểm; Điểm trừ tối đa 5/100 điểm.
Kết quả chấm điểm đánh giá:
- Xã đạt tiêu chí ATTP: Tự đánh giá và được thẩm tra, thẩm định đánh giá chấm điểm đạt từ 68 điểm trở lên .
- Xã đạt tiêu chí ATTP nâng cao: Tự đánh giá và được thẩm tra, thẩm định đánh giá chấm điểm đạt từ 83 điểm trở lên.
*Trình tự đánh gia chấm điểm:
- Về hồ sơ: a) UBND xã tổ chức tự đánh giá chấm điểm và hoàn thiện hồ sơ trình.
b) Hồ sơ kết quả tự đánh giá gồm có: (1) Tờ trình của UBND xã ; (2) Báo cáo tự đánh giá chấm điểm và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao; (3) Bản sao Bằng công nhận xã đạt tiêu chí ATTP kèm Quyết định công nhận của Chủ tịch UBND tỉnh (đối với xã trình công nhận đạt tiêu chí ATTP nâng cao).
Các tài liệu chứng minh lưu tại xã ( thời gian tính từ tháng 1 năm 2021 đến thời điểm thẩm định)
+ Yêu cầu các văn bản phải ban hành qua hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc và in ấn làm tài liệu chứng minh
c) Hình thức gửi: Qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
d) Nơi tiếp nhận: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
a) UBND huyện tiến hành thẩm tra kết quả chấm điểm đánh giá và kết quả xây dựng xã đạt tiêu chí xã ATTP, ATTP của từng xã.
b) Hồ sơ UBND huyện trình UBND tỉnh đề nghị thẩm định, gồm: (1) Tờ trình của UBND huyện; (2) Báo cáo thẩm tra; (3) Phụ lục kết quả thẩm tra chấm điểm đánh giá tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao; (4) Kèm theo 01 bộ hồ sơ của UBND xã.
c) Hình thức gửi: Qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
d) Nợi nhận: Văn phòng UBND tỉnh (Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh).
a) Sau khi nhận được hồ sơ do UBND huyện gửi đến, Tổ Thẩm định sẽ tổ chức thẩm định và đánh giá chấm điểm cụ thể thực tế mức độ đạt từng nội dung tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao của từng xã; xây dựng báo cáo thẩm định đánh giá chấm điểm của từng xã, gửi Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổng hợp.
b) Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, gồm: (1) Tờ trình đề nghị công nhận của Văn phòng điều phối ATTP tỉnh; (2) Báo cáo thẩm định; (3) Phụ lục kết quả thẩm định ; (4) Dự thảo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao; (5) Kèm theo 01 bộ hồ sơ, báo cáo của UBND huyện.
a) Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận các xã đạt tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao.
b) Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã đạt tiêu chí ATTP, ATTP nâng cao.
Kết thúc hội nghị đồng chí Mai Thế Trị - Phó chủ tich UBND thị xã đánh giá tính hiệu quả của hội nghị tập huấn; nhận xét công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, thách thức và là việc làm đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục, bền bỉ và lâu dài. Đề nghị các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi thành viên là giám sát viên để đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe của cả cộng đồng và xã hội.
Đỗ Thắm |
Nguồn tin: UBND thị xã |
File đính kèm |