THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN HOẰNG HÓA
   

Tìm hiểu về Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” của Chính phủ và một số kết quả triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày tạo:  06/03/2024 15:22:57
Ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

    Để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng về  dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải đổi mới để sớm đưa pháp luật vào cuộc sống trong đó tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có vai trò hết sức quan trọng vì đó là khâu đầu tiên của quá trình tổ chức thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống, trong đó bảo đảm gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Đặc biệt việc Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027”.

    Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, áp dụng đối với các dự thảo chính sách đáp ứng 4 tiêu chí: (i) Là các chính sách được ban hành trong các VBQPPL mà Luật Ban hành VBQPPL quy định phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL trước khi tiến hành soạn thảo, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; (ii) Tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; (iii) Được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo chính sách; (iv) Chính sách có tác động trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đề án đã xác định rõ 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và quy định cụ thể trách nhiệm cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), cơ quan, tổ chức trong thực hiện Đề án, cụ thể: 

  - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách

  - Hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác truyền thông dự thảo chính sách

   - Phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách

   - Tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh về truyền thông dự thảo chính sách

   - Xây dựng nội dung truyền thông dự thảo chính sách

   - Tổ chức triển khai các hình thức truyền thông về dự thảo chính sách

   - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện truyền thông dự thảo chính sách

   -  Huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách

    Thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01/6/2022 về triển khai, thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngày 30/6/2022, Hội đồng phối hợp PBDGPL tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 1110/HĐPH-STP chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc triển khai thực Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” năm 2022. 

     Trên cơ sở Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa, 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện và quán triệt đến toàn thể công chức, người lao động cơ quan; đồng thời lồng ghép trong kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án 407 và Kế hoạch số 150/KHUBND của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. 

       Để đảm bảo Đề án được triển khai hiệu quả, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1235/STP-PBGDPL ngày 20/7/2022 chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp quan tâm triển khai Kế hoạch số 150/KH-UBND. Đối với năm 2023 Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1040/STP-PBGDPL ngày 24/5/2023 hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đó nhấn mạnh đề nghị quan tâm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, thuộc lĩnh vực quản lý bằng hình thức phù hợp. Năm 2024, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 06/02/2024 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có quy định việc triển khai, quán triệt các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua trong năm 2023 và 2024 và dự thảo các chính sách sắp được ban hành. Đồng thời trong Kế hoạch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện căn cứ nội dung kế hoạch số 39/KH-UBND để xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện. Đối với các sở, ngành cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền các luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân, cũng như hướng dẫn cấp huyện tổ chức triển khai, tuyên truyền. Sở Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã ban hành Công văn số 222/HĐPH-STP ngày 29/01/2024 chỉ đạo, hướng dẫn phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5; Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai một số nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật dịp Tết Giáp Thìn 2024, trong đó có yêu cầu các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tổ chức phổ biến các luật, nghị quyết mới được quốc hội thông qua và dự thảo chính sách sẽ được ban hành có tác động lớn tới xã hội.

        Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã triển khai các hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều đơn vị, lĩnh vực và địa bàn: Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-STP ngày 15/02/2023 triển khai công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, qua đó Sở Tư pháp đã tổ chức được 02 Hội nghị tập huấn cho các báo cáo viên cấp tỉnh và cấp huyện, cụ thể như: Hội nghị thứ nhất: tập huấn cho 370 đại biểu đội ngũ báo cáo viên pháp luật tỉnh, cán bộ các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, công chức pháp chế các sở, ban, ngành cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật 8 huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị thứ hai: tập huấn cho 370 đại biểu là báo cáo viên pháp luật của 19 huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hàng năm, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua trong đó lồng ghép việc truyền thông chính sách pháp luật có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở Kế hoạch triển khai Luật mới của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã phối hợp cùng Sở Tư pháp trong công tác triển khai Luật mới một cách nhịp nhàng và toàn diện. Tại các huyện, thị xã, thành phố, ngay từ đầu năm sau khi có hướng dẫn của Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp một cách đầy đủ và sâu rộng đến tận các xã, phường, thị trấn. Từ đó đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin về pháp luật của công dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

       Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 22/01/2023 của UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật cũng như báo cáo kết quả đóng góp dự thảo Luật Đất đai. 

Tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn: Các đơn vị đều xác định mục tiêu cần thực hiện là triển khai toàn diện, có hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL tạo tiền đề cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động; tăng cường năng lực phản ứng chính sách; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xác định chính sách có tác động lớn đến xã hội cần truyền thông; xây dựng nội dung truyền thông; tổ chức truyền thông thông qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tổ chức các hội nghị, diễn đàn và các hình thức phù hợp khác.

      Năm 2023, UBND các huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời có Công văn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Việc tổ chức lấy ý kiến trên tinh thần nghiêm túc, công khai, minh bạch, đảm bảo chất lượng, khoa học, khả thi, hiệu quả, phản ánh ý trí, nguyện vọng, lợi ích của người dân. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Vận động, khuyến khích nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách, tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của VBQPPL cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện nói riêng và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

     Cách thức phối hợp truyền thông và tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản biện xã hội về dự thảo chính sách, pháp luật giữa cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản với các cơ quan thông tin, báo chí được quan tâm thực hiện: Tại Sở Tư pháp – cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật đã luôn chú trọng xây dựng tin, bài tuyên truyền chính sách có tác động lớn đến xã hội đăng tải kịp thời trên Trang thông PBGDPL của tỉnh. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố cũng đã phối hợp với Sở Tư pháp để đăng tải các tin, bài về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên Trang Thông tin điện tử PBGDPL tỉnh; cử các báo cáo viên pháp luật của đơn vị tham gia đầy đủ các lớp tập huấn Sở Tư pháp tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách để chủ động, linh hoạt và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong công tác truyền thông dự thảo chính sách. Ngoài ra, tại các huyện, thị xã, thành phố, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã chỉ đạo Phòng văn hóa và thông tin, Trung tâm VH,TT,TT & DL, các đơn vị liên quan thông tin rộng rãi về nội dung những VBQPPL được lấy ý kiến để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến; thường xuyên cập nhật, đăng tải đầy đủ, kịp thời dự thảo các VBQPPL của Trung ương và của tỉnh để nhân dân tham gia ý kiến.

     Việc bố trí bộ phận chuyên trách hoặc cán bộ tham mưu thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện đầy đủ: Tại các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh công tác thực hiện nhiệm vụ truyền thông, dự thảo chính sách của đơn vị do cán bộ kiêm nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao phụ trách và thường do báo cáo viên pháp luật của đơn vị thực hiện. Tại các huyện, thị xã, thành phố công tác thực hiện nhiệm vụ truyền thông, dự thảo chính sách của UBND huyện do Phòng Tư pháp - Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thực hiện nhiệm vụ truyền thông dự thảo chính sách ở huyện và xã theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận chuyên môn, chuyên ngành, theo từng lĩnh vực để phụ trách thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi đáp ứng yêu cầu đề ra. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc đã được các cơ quan, đơn vị trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu hoạt động; máy vi tính được kết nối internet phục vụ công tác tra cứu, cập nhật kịp thời văn bản quy phạm pháp luật.

      Nhìn chung, sau một thời gian triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những tác động tích cực và đạt được những kết quả quan trọng bước đầu: Trong công tác tổ chức quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, thực hiện kịp thời, chủ động. Tại Sở Tư pháp, thực hiện các nhiệm vụ được giao, ngay sau khi Kế hoạch triển khai Đề án được ban hành, Sở Tư pháp đã khẩn trương tổ chức Hội nghị Tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách và các văn bản liên quan để thực hiện truyền thông chủ động, linh hoạt, hiệu quả dành cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật tỉnh, cán bộ các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, công chức pháp chế các sở, ban, ngành, đoàn thể và báo cáo viên pháp luật huyện, thị xã, thành phố. 

     Tại các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện: Nhìn chung, việc triển khai Đề án đã được quan tâm, chủ động thực hiện qua đó góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật từ sớm, từ xa, góp phần nâng cao chất lượng văn bản QPPL, phù hợp với thực tiễn, tạo đồng thuận xã hội và là tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức thi hành pháp luật sau khi văn bản được ban hành. Trên cơ sở Đề án, công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật đã được quan tâm và triển khai có hiệu quả. 

      Hoạt động truyền thông dự thảo chính sách đã có tác động đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, thể hiện quyết tâm chính trị của các bộ, ngành, địa phương trong việc phát huy dân chủ rộng rãi, theo nguyên tắc bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, qua đó tạo dựng niềm tin của Nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước sau khi được ban hành. Việc triển khai Đề án còn khẳng định đây là hướng đi, cách thức làm hết sức căn cơ, khoa học, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế để huy động trí tuệ các tầng lớp Nhân dân, định hướng dư luận xã hội, cung cấp cho cơ quan soạn thảo những góc nhìn khách quan để các cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm hiểu kịp thời điều chỉnh, tránh gây bức xúc trong dư luận và Nhân dân trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

      Trên cơ sở sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và sự chủ động trong tham mưu, hướng dẫn chuyên môn của Sở Tư pháp Thanh Hóa, trong thời gian tới công tác này cần trọng tâm thực hiện các nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông: các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan phải thống nhất cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sức mạnh của công tác truyền thông chính sách; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm truyền thông chính sách, bảo đảm linh hoạt, sáng tạo, chủ động, kịp thời, nâng cao hiệu quả định hướng thông tin, dư luận; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách; đề cao trách 8 nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông chính sách, nhất là người đứng đầu. “Không nên quan niệm truyền thông chính sách là việc của các cơ quan báo chí, truyền thông”. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới; tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số; đưa các kênh thông tin đa phương tiện phục vụ cho công tác truyền thông chính sách; xây dựng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể; các lực lượng ở cơ sở cho công tác truyền thông chính sách; chú trọng các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trên biển; xây dựng đội ngũ nhân lực làm công tác truyền thông chính sách có năng lực, có chuyên môn, bảo đảm hoạt động chuyên nghiệp hiệu quả; nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông chính sách.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.