Về dự Đại hội có đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; các đồng chí đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; đồng chí Lê Kim Chất, PBT Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Nguyễn Thành Luân, PBT Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện ủy, các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện; lãnh đạo Đảng, chính quyền các xã; 80 đại biểu đại diện cho trên 8 nghìn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện về dự Đại hội.
Ngay sau Đại hội đại biểu các dân thiểu số huyện lần thứ III, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ sản xuất đa dạng sinh kế và các nhu cầu thiết yếu cho hộ nghèo DTTS và thực hiện nhiều dự án, đề án hỗ trợ phát triển kinh kinh tế, xã hội vùng miền núi. Đến nay, tỷ lệ đường giao thông đến trung tâm các xã miền núi, vùng khó khăn của huyện; được nhựa hóa đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông trong thôn được cứng hóa đạt trên 80%; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Đặc biệt, thực hiện Nghị Quyết 12-NQ/HU của BCH Huyện ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn, nhân dân các xã vùng DTTS&MN trên địa bàn huyện đã thực hiện hiến đất để mở rộng được trên 50km đường giao thông.
Tổng nguồn vốn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế từ các chương trình mục tiêu trong thời gian qua đạt 12,32 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người các xã thuộc đồng bào DTTS đạt 54,4 triệu đồng, gấp 1,89 lần năm 2019. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm các xã đồng bào DTTS đạt 187 tỷ đồng, gấp 1,31 lần năm 2019. Đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm nhanh từ 14,56% năm 2020 xuống còn 5,63% năm 2023.
Cùng với nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS cũng được quan tâm, hiệu quả từ thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, các hoạt động văn nghệ và hoàn thiện các thiết chế văn hóa ở cơ sở, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đồng thời đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh. Hiện nay có 100% số xã vùng đồng bào DTTS và MN có nhà văn hóa xã, tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa đạt 82,4%, tăng 17,2% so với năm 2019, tỷ lệ thôn được công nhận danh hiệu văn hóa đạt 100%, tăng 25,7%% so với năm 2029. Đến năm 2021 có 100% số xã vùng DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới; các xã vùng DTTS&MN có 06 sản OCOP 3 sao. Công tác quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đặc biệt quan tâm; tích cực vận động đồng bào thực hiện tốt các nội dung xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Hiện nay, vùng đồng bào DTTS&MN huyện có 03 tổ chức sở Đảng, 41 chi bộ trực thuộc với tổng số 791 đảng viên. Năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng không ngừng được nâng lên; công tác phát triển đang viên luôn chú trọng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền có nhiều tiến bộ; triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Phát biểu tại Đại hội đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh và đồng chí PBT Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lê Kim Chất đã ghi nhận và biểu dương kết quả trong các phong trào thi đua của đồng bào DTTS trong thời gian qua, trong thời tới đồng chí PBT Thường trực Huyện ủy đề nghị từng cán bộ, Đảng viên cần tích cực nghiên cứu nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về chính sách Đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc để tuyên truyền đến đồng bào DTTS; các phòng, ban chuyên môn của huyện phải làm tốt công tác tham mưu cụ thể hóa về chủ trương, đường lối chính sách dân tộc của Đảng, trở thành chương trình, kế hoach, dự án để tổ chức thực hiện trên địa bàn; tiếp tục giành nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển đối với các xã đặc biệt khó khăn, trước hết là về hệ thống giao thông, điện, công trình thủy lợi, hồ đập, trường học, nước sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc; phát huy tiềm năng lợi thế của từng xã phát triển đa dạng các mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển hành hóa xuất khẩu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, xóa bỏ các hủ tục, xây dựng các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản vùng đồng bào dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn; tập trung xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền vững mạnh, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải phát huy hơn nữa tính tự lực, tự cường, đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy chính quyền các cấp, ra sức thi đua xây dựng cuộc sống ngày càng khá giả hơn. Đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng cường công tác tuyên truyền về thành công của Đại hội, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập huyện (1965-2025), xây dựng huyện Triệu Sơn đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2024 và trở thành thị xã trước năm 2030.
Đại hội đã hiệp thương cử 2 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh năm 2024. Nhân dịp này, Hội đồng thi đua khen thưởng huyện đã công bố Quyết định tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho 4 tập thể và 80 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác DTTS giai đoạn 2019 - 2024./.
File đính kèm |