THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN NÔNG CỐNG
   

TÌM HIỂU, GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT THỰC HIỆN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

Ngày tạo:  24/09/2023 14:51:25
Một số tình huống pháp luật thường gặp hàng ngày trong cuộc sống của cộng đồng dân cư, Hòa giải có thể tham khảo để thực hiện hòa giải. đảm bảo hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật hòa giải ở cơ sở.

1. Gia đình ông An chuẩn bị cưới con trai nên đặt bà Nga nuôi 02 con lợn trong 06 tháng để phục vụ đám cưới. Giá lợn “hơi” là 90.000 đồng/kg. Ông An đưa trước cho bà Nga 02 triệu đồng để mua cám. Gần đến thời gian bắt lợn, do nhà gái yêu cầu lùi đám cưới chậm lại 01 tháng nên ông An đề nghị bà Nga tiếp tục nuôi lợn thêm 01 tháng nữa. Bà Nga cho rằng, nuôi thêm 01 tháng thì lợn không tăng thêm cân mà chỉ ăn tốn cám, vì vậy yêu cầu tăng giá lợn thêm 5.000 đồng/kg thành 95.000 đồng/kg. Nếu không đồng ý thì bà Nga trả lại 02 triệu đồng tiền cám và sẽ bán lợn cho người khác. Ông An không đồng ý nên hai bên xảy ra tranh chấp. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến nghĩa vụ và hợp đồng. Cụ thể: Ông An đặt bà Nga nuôi 02 con lợn trong 06 tháng với giá lợn “hơi” là 90.000 đồng/kg. Ông An đưa trước cho bà Nga 02 triệu đồng để mua cám. Gần đến thời gian bắt lợn, ông An đề nghị bà Nga tiếp tục nuôi lợn thêm 01 tháng nữa. Bà Nga yêu cầu nếu nuôi thêm 01 tháng thì phải tăng giá lợn thành 95.000 đồng/kg. Nếu không đồng ý thì bà Nga trả lại 02 triệu đồng tiền cám và sẽ bán lợn cho người khác. Ông An không đồng ý nên hai bên xảy ra tranh chấp. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

+ Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng:

“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

- Đạo lý: truyền thống người Việt Nam trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có liên quan đến tình huống: “Phải thì mua, vừa thì bán”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự, hoà giải viên cần phân tích cho hai bên hiểu: Việc ông An đặt bà Nga nuôi hai con lợn trong 6 tháng để phục vụ đám cưới với giá lợn hơi là 90.000 đồng/kg và đưa trước cho bà Nga 2 triệu đồng để mua cám được coi là hợp đồng đã ký kết giữa ông An và bà Nga. Theo quy định của pháp luật, đúng hết 6 tháng ông An có trách nhiệm mang lợn về và thanh toán nốt số tiền còn thiếu theo giao hẹn trước đó. Tuy nhiên, do hoàn cảnh bắt buộc, ông An đề nghị bà Nga nuôi lợn thêm 1 tháng, bà Nga yêu cầu nếu bà nuôi thêm một tháng nữa thì ông phải trả bà tăng thêm giá lợn so với thoả thuận trước đó. Trường hợp ông An muốn tiếp tục nhờ bà Nga nuôi giữ lợn, mà thấy mức giá bà đưa ra cao hơn giá thị trường, hai ông bà có thể thoả thuận với nhau về mức giá mới cho phù hợp. Hoặc hai ông bà vẫn tiếp tục giữ mức giá như cũ theo thoả thuận trước đây, nhưng ông An phải thanh toán thêm cho bà một khoản tiền công nuôi giữ và chịu chi phí thức ăn cho lợn trong vòng một tháng (do lợn đã đến thời điểm xuất chuồng, có nuôi thêm cũng không tăng cân). Nếu ông An không đồng ý thoả thuận mức giá mới hoặc giữ mức giá cũ thì phải chi trả  cho bà Nga một khoản tiền công nuôi giữ và thức ăn cho lợn trong vòng một tháng thì bà Nga có quyền trả lại ông An 2 triệu đồng ông đã đưa trước đó và bán lợn cho người khác.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2.  Đầu năm 2022, ông Khai thuê người đào ao phía sau nhà để nuôi cá. Sau một thời gian, bếp nhà bà Phượng có dấu hiệu bị sụt, lún và hỏng nền gạch men (phần liền kề với chỗ ông Khai đào ao nuôi cá). Bà Phượng cho rằng, nguyên nhân nền bị sụt, lún là do ông Khai đào ao sát móng bếp nhà bà, không cách một đoạn nào. Ông Khai thì cho rằng nguyên nhân nền nhà bà Phượng bị hư là do trước đây gia đình bà làm móng, nền không chắc, lâu ngày bị sụt, lún là chuyện bình thường. Hai bên lời qua tiếng lại, không ai chịu ai. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Cụ thể: Sau một thời gian ông Khai đào ao phía sau nhà để nuôi cá, bếp nhà bà Phượng có dấu hiệu bị sụt, lún và hỏng nền gạch men (phần liền kề với chỗ ông Khai đào ao nuôi cá). Bà Phượng cho rằng, nhà bà bị sụt, lún là do ông Khai đào ao sát móng bếp nhà bà, không cách một đoạn nào. Ông Khai thì cho rằng nguyên nhân nền nhà bà Phượng bị hư là do trước đây gia đình bà làm móng, nền không chắc, lâu ngày bị sụt, lún. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 177 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại, trong đó khoản 2, 3 Điều này quy định: 

“2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định…

3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.”

- Đạo lý: tình làng nghĩa xóm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của ông Khai, bà Phượng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại khoản 2, 3 Điều 177 Bộ luật Dân sự, hoà giải viên cần phân tích cho hai bên hiểu: việc ông Khai đào ao sát móng bếp nhà bà Phượng là không tuân thủ quy định về việc đào ao, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định. Trong trường hợp này, việc ông Khai đào ao gây nguy cơ thiệt hại cho gia đình bà Phượng, ông phải có trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại xảy ra.

- Đồng thời, hoà giải viên thuyết phục hai bên vì tình cảm hàng xóm, láng giềng nên thỏa thuận với nhau về việc bồi thường, khắc phục, sửa chữa nếu xảy ra thiệt hại để đảm bảo cho công trình nhà bà Phượng sử dụng an toàn. 

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Vợ chồng ông Hầu và bà Sinh có 2 người con là anh Chính và chị Mẩy. Chị Mẩy đã lấy chồng và sinh sống ở địa phương khác. Anh Chính sinh sống cùng với bố mẹ. Sau khi ông Hầu và bà Sinh mất (không để lại di chúc), anh Chính và chị Mẩy có tranh chấp về di sản của bố mẹ để lại. Anh Chính cho rằng em gái đã lấy chồng ở nơi khác, mình là con trai và trực tiếp chăm sóc, ở cùng bố mẹ nên được quyền thừa kế toàn bộ tài sản do bố mẹ để lại. Chị Mẩy cho rằng, mình cũng là con của bố mẹ nên có cũng có quyền thừa kế.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến thừa kế theo pháp luật. Cụ thể: bố mẹ anh Chính và chị Mẩy mất không để lại di chúc. Anh Chính và chị Mẩy tranh chấp về di sản bố mẹ để lại: Anh Chính cho rằng mình là con trai được quyền thừa kế toàn bộ tài sản. Chị Mẩy cho rằng, mình cũng là con của bố mẹ nên cũng có quyền thừa kế.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật, trong đó điểm a khoản 1 Điều này quy định thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc.

+ Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật, trong đó điểm a khoản 1 Điều này quy định “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Đồng thời khoản 2 Điều này cũng quy định “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

- Đạo lý: tình cảm gia đình trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Anh em cốt nhục một nhà. Kẻ sau người trước thuận hòa cho vui”; “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của anh Chính, Chị Mẩy.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650, điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự, hoà giải viên cần phân tích cho hai bên hiểu: việc anh Chính cho rằng em gái đã lấy chồng ở nơi khác, mình là con trai và trực tiếp chăm sóc, ở cùng bố mẹ nên được quyền thừa kế toàn bộ tài sản do bố mẹ để lại là không đúng. Theo quy định của pháp luật, chị Mẩy thuộc hàng thừa kế thứ nhất, chị cũng được quyền hưởng di sản bố mẹ để lại bằng với phần của anh.

- Vận dụng đạo lý về tình cảm gia đình, anh em, hoà giải viên giải thích anh Chính có nghĩa vụ chia một phần di sản bố mẹ để lại cho chị Mẩy. Qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết, chị Mẩy lấy chồng ở xa, gia đình tương đối khó khăn, việc anh Chính chia di sản của bố mẹ cho chị là việc làm phù hợp với quy định của pháp luật và đạo lý. Đối với chị Mẩy, hoà giải viên phân tích cho chị hiểu, chị lấy chồng xa, bố mẹ chị được anh Chính chăm sóc, hơn nữa anh cũng là con trai ghánh trách nhiệm thờ cúng bố mẹ, tổ tiên, chị nên trao đổi, thoả thuận với anh trong việc chia di sản của bố mẹ cho phù hợp. Ông Hầu và bà Sinh chỉ có hai người con là anh chị, anh em cùng chung huyết thống, máu mủ thì nên chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn, dùng tình cảm gia đình để hoá giải mâu thuẫn, đừng vì tài sản mà quên đi tình nghĩ ruột thịt.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Ông Nam có một người con gái ruột là chị Ba (vợ ông Nam đã mất khi chị Ba mới được 01 tuổi). Khi còn sống, trong đám giỗ bố, ông Nam có nói cho bà Ca (em gái ruột ông Nam) 100 m2 đất sau vườn để dựng nhà ở với điều kiện không được bán cho người khác. Ba tháng sau, ông Nam mất do mắc bệnh hiểm nghèo. Bà Ca yêu cầu chị Ba chia tài sản theo di chúc miệng ông Nam đã nói trong đám giỗ. Chị Ba không đồng ý, tranh chấp xảy ra. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến thừa kế theo di chúc. Cụ thể: Ông Nam khi còn sống nói cho bà Ca (em gái ruột ông) 100 m2 đất sau vườn để dựng nhà ở với điều kiện không được bán cho người khác. Ba tháng sau, ông Nam mất do mắc bệnh hiểm nghèo, bà Ca yêu cầu chị Ba - con gái của ông Nam chia tài sản theo di chúc miệng ông Nam đã nói. Chị Ba không đồng ý, tranh chấp xảy ra. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc miệng,như sau:

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

+ Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp, trong đó khoản 5 Điều này quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

- Đạo lý: tình cảm gia đình trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của chị Ba và bà Ca.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại Điều 629, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự, hoà giải viên cần phân tích cho hai bên hiểu: Theo quy định pháp luật, việc ông Nam nói trong đám giỗ là cho bà Ca 100 m2 đất sau vườn để dựng nhà không thuộc quy định của pháp luật về di chúc miệng. Vì di chúc miệng được lập trong trường hợp người đó bị cái chết đe dọa mà không thể lập di chúc bằng văn bản và sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người đó còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Giả sử, lời nói của ông Nam thuộc di chúc miệng, thì điều kiện thủ tục để di chúc miệng được coi là hợp pháp và có hiệu lực chưa được thực hiện đúng quy định. Vậy nên bà Ca không có quyền yêu cầu chị Ba chia tài sản ông Nam để lại.

- Qua tìm hiểu cụ thể vụ việc, hoà giải viên được biết bà Ca không lấy chồng, hoàn cảnh khó khăn, khi ông Nam còn sống bà vẫn ở cùng với anh trai của mình. Việc trước đây ông Nam từng nói cho bà Ca đất để dựng nhà sở dĩ cũng vì lo cho em gái mình sau này. Vận dụng đạo lý về tình cảm gia đình, ruột thịt, hoà giải viên động viên chị Ba đúng là theo quy định pháp luật, chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đương nhiên chị được hưởng toàn bộ di sản bố mình để lại. Tuy nhiên, bà Ca - em gái của bố chị đã nhiều tuổi, hoàn cảnh rất khó khăn, bố chị mất đi rồi, bà không còn nơi nương tựa. Hoà giải viên có thể động viên chị Ba đồng ý để cho bà Ca được mượn đất xây một căn nhà nhỏ ở khu đất sau vườn để bà có nơi sinh sống tuổi già. Việc chị chăm lo cho cuộc sống bà Ca cũng là chị đã thực hiện di nguyện, mong muốn bố chị khi còn sống.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Ông Thành có thửa đất diện tích 130 m2, chiều rộng 6,5m, chiều dài 20m. Ông dự định tách thửa đất chia đều cho 03 người con. Theo quy định của thành phố H, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo chiều rộng 03m trở lên (so với chỉ giới xây dựng), diện tích không nhỏ hơn 30 m2. Vì vậy, nếu chia 03, phần đất ở phía trong sẽ không có lối đi. Tuy nhiên, phần đất trong cùng này liền kề với ngõ đi chung của nhà bà Lan, ông Hà. Ông Thành đặt vấn đề trả bà Lan, ông Hà 20 triệu đồng để được sử dụng chung ngõ đi này nhưng không được chấp nhận. Hai bên phát sinh mâu thuẫn. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến quyền về lối đi qua. Cụ thể: Ông Thành dự định tách thửa đất diện tích 130 m2, chiều rộng 6,5m, chiều dài 20m chia đều cho 03 người con. Nếu chia 3, phần đất ở phía trong sẽ không có lối đi. Tuy nhiên, phần đất trong cùng này liền kề với ngõ đi chung của nhà bà Lan, ông Hà. Ông Thành đặt vấn đề trả bà Lan, ông Hà 20 triệu đồng để được sử dụng chung ngõ đi này nhưng không được chấp nhận. Hai bên phát sinh mâu thuẫn. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về lối đi qua:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

- Về đạo lý: Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tình làng, nghĩa xóm: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu, gia đình bà Lan, ông Hà không có trách nhiệm phải dành lối đi cho nhà ông Thành trên phần đất của họ. Gia đình ông Thành phải tự dành một lối đi cần thiết cho phần đất phía trong. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hoà giải viên được biết gia đình ông Thành chỉ có một mảnh đất duy nhất định tách chia cho 3 người con. Theo diện tích đất của nhà ông Thành, nếu dành một phần để làm lối đi chung cho 3 thửa đất sau khi tách mà vẫn đảm bảo diện tích được tách thửa theo quy định thì ngõ đi chung rất nhỏ, bất tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của 3 hộ gia đình sau này. Ngược lại nếu dành diện tích rộng cho lối đi chung thì không đảm bảo diện tích để được tách thửa theo quy định. 

- Vận dụng đạo lý về tình làng nghĩa xóm, hoà giải viên phân tích cho bà Lan, ông Hà hiểu và thông cảm với hoàn cảnh gia đình ông Thành. Vì phần đất trong cùng nhà ông Thành sau khi tách thửa liền kề với ngõ đi chung của nhà ông bà, ông bà nên tạo điều kiện cho ông Thành được phép sử dụng chung ngõ đi này. Trong trường hợp này ông Thành có thể thoả thuận với bà Lan, ông Hà về mức giá để được sử dụng ngõ đi chung cho phù hợp với nguyện vọng của hai bên gia đình. Nếu được bà Lan, ông Hà đồng ý cho sử dụng chung lối đi, gia đình ông Thành phải đảm bảo không gây phiền hà trong quá trình sử dụng.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên giải thích và hướng dẫn thực hiện thủ tục đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

6. Trước đây, bà Nam cho ông Tiến mắc đường dây điện từ cột điện đi qua phần đất gia đình. Nay bà Nam muốn sửa lại phần lán phía trước nhà nhưng bị vướng đường dây điện của nhà ông Tiến đi qua. Do đó, bà Nam sang nhà ông Tiến đề nghị ông di dời đường dây điện sang vị trí khác nhưng ông Tiến không đồng ý và cho rằng đường dây điện nhà ai cũng đi như thế. Hai bên phát sinh mâu thuẫn. Bà Nam đề nghị tổ hòa giải giúp giải quyết vụ việc.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến việc mắc đường dây tải điện qua bất động sản khác. Cụ thể: gia đình bà Nam có ý định sửa lại phần lán phía trước nhà nhưng phần lán được bà Nam sửa chữa lại vướng đường dây điện nhà ông Tiến mắc qua. Bà Nam có đề nghị nhưng ông Tiến không phối hợp di rời đường dây điện sang vị trí khác để đảm bảo thuận tiện cho bà Nam sửa chữa lại lán, cũng như đảm bảo sự an toàn trong quá trình thi công của gia đình ông. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: Điều 255 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác: “Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý nhưng phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

- Về đạo lý: Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tình làng, nghĩa xóm: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của ông Nam và ông Tiến.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 255 của Bộ luật Dân sự năm 2015, đạo lý về tình cảm làng xóm, láng giềng, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của mỗi người:

+ Đối với ông Tiến: qua gặp gỡ, hoà giải viên được ông Tiến cho biết đường dây điện đã mắc từ cột qua nhà bà Nam từ lâu rồi và đường điện nhà ai cũng thường đi qua các nhà để đảm bảo giao thông đi lại không bị vướng. Nay  bà Nam yêu cầu ông di dời đường dây điện để bà Nam sửa chữa lại lán, nhưng ông chưa tìm được lối dẫn dây điện thích hợp nên trước mắt ông chưa di dời được. Hoà giải viên phân tích cho ông Tiến hiểu ông được quyền mắc dây điện qua đất nhà bà Nam nhưng phải đảm bảo một cách hợp lý, bảo đảm an toàn và thuận tiện cho gia đình bà Nam. Nay bà Nam sửa chữa lại lán, nếu ông không thoả thuận với bà Nam để dẫn lại đường điện hợp lý, nếu để xảy ra nguy hiểm, thiệt hại cho gia đình bà Nam thì nhà ông phải có trách nhiệm bồi thường.

+ Đối với bà Nam: qua tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của gia đình bà Nam, bà cho biết tới đây gia đình bà sẽ sửa lại phần lán phía trước nhà. Tuy nhiên, đường dây điện nhà ông Tiến nằm trên mái lán nhà bà nên khi tiến hành sửa chữa có thể gây nguy hiểm, gia đình bà Nam muốn gia đình ông Tiến chủ động di dời dây điện trước khi gia đình bà sửa chữa. Hoà giải viên phân tích cho bà Nam hiểu, việc bà đề nghị ông Tiến chủ động di dời đường dây điện để thuận tiện cho việc sửa chữa nhà là đúng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, ông Tiến được quyền mắc dây điện qua đất nhà bà Nam nhưng phải đảm bảo một cách hợp lý, an toàn và thuận tiện cho gia đình bà Nam. Hòa giải viên động viên bà Nam cho phép gia đình ông Tiến di dời đường dây sang vị trí mới trên đất của bà, khi mắc đường dây điện thì nên chọn đường đi thuận tiện, an toàn cho gia đình bà. 

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong hai bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

7. Hộ gia đình bà My nuôi rất nhiều lợn nhưng hệ thống tiêu thoát nước không đảm bảo, nước thải nhiều khi tràn ra đường công cộng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và những hộ xung quanh. Dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng hộ bà My vẫn không khắc phục, thậm chí tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng hơn, gây bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng. Mâu thuẫn giữa gia đình bà My và các hộ gia đình xung quanh ngày càng căng thẳng. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và dân sự liên quan đến việc bảo vệ môi trường đô thị và nông thôn, giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Cụ thể: hộ gia đình nhà bà My chăn nuôi lợn để nước thải tràn ra đường công cộng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và những hộ xung quanh. Dù đã được nhắc nhở nhưng hộ bà My vẫn không khắc phục, thậm chí tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng hơn. Do đó xảy ra mâu thuẫn giữa gia đình bà My và các hộ gia đình xung quanh.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Khoản Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định việc bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân, trong đó khoản 2 Điều này quy định: Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.” 

+ Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường như sau:“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”

- Đạo lý: tình cảm hàng xóm láng giềng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Bà con xa không bằng láng giềng gần”“Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của các bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho các bên hiểu: Căn cứ quy định của pháp luật nêu trên, việc nhà bà My để nước thải thoát ra ngoài không đảm bảo vệ sinh môi trường là chưa tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.Các hộ gia đình xung quanh nhà bà My có quyền yêu cầu bà khắc phục tình trạng ô nhiễm. Qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết chăn nuôi là hoạt động kinh tế chính của gia đình bà My. Hoà giải viên động viên bà, để duy trì hoạt động chăn nuôi lâu dài, bền vững, bà cần tiến hành ngay những hoạt động cần thiết để vừa đảm bảo phát triển kinh tế gia đình nhưng cũng phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường cho các hộ xung quanh. Hoà giải viên đề nghị bà My cần khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm bằng một số phương pháp như cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải chăn nuôi, nghiên cứu áp dụng biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; sử dụng đệm lót sinh học để không gây ô nhiễm môi trường; hoặc làm hầm chứa biogas hoặc túi chứa biogas, vừa khắc phục được ô nhiễm nước thải, khí thải, vừa có gas làm chất đốt không phải mất tiền mua củi, mua gas; chất thải trong chăn nuôi sau này được sử dụng làm phân bón, lợi cả đôi đường. Hơn nữa bản thân gia đình bà My chắc cũng đã khó chịu với ô nhiễm nên đừng bắt người khác phải chịu chung với mình. Bà đừng vì lợi ích riêng bản thân mình, để tình trạng gây ô nhiễm của gia đình mình tiếp tục kéo dài gây ảnh hưởng đến cộng đồng, gây mất tình làng nghĩa xóm. Nếu gia đình bà My tiếp tục không thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

8. Ngay sau khi phát hiện có 20 con vịt khác lạc vào đàn, chị Nga đã hỏi các gia đình có nuôi vịt xung quanh và báo với Trưởng thôn nhưng không thấy gia đình nào đến nhận vịt. Mười ngày sau, chị Bé là người thôn bên cạnh đến tìm chị Nga, nói là bị mất 20 con vịt, muốn nhận lại số vịt bị lạc và toàn bộ số lượng trứng mà 20 con vịt đã đẻ trong thời gian chị Nga tạm thời nuôi giữ. Chị Nga không đồng ý trả lại vịt và trứng cho chị Bé vì cho rằng đàn vịt đã lẫn vào nhau, không biết đâu là vịt của chị Bé, hơn nữa chị Nga đã tốn tiền và công nuôi giữ, chăm sóc vịt trong 10 ngày qua nên số vịt và trứng phải là của chị. Không ai chịu nhường ai, hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và nặng lời với nhau.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc. Cụ thể: Chị Nga phát hiện có 20 con vịt khác lạc vào đàn vịt nhà mình, chị đã thông báo nhưng không thấy gia đình nào đến nhận. Mười ngày sau, chị Bé đến tìm chị Nga muốn nhận lại số vịt bị lạc và toàn bộ số lượng trứng mà 20 con vịt đã đẻ trong thời gian chị Nga nuôi giữ. Chị Nga không đồng ý trả lại vịt và trứng cho chị Bé. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

Căn cứ pháp luật: 

Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc quy định: “Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

- Đạo lý: Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam có liên quan đến tình huống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “Không nên tham của người khác”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu:

+ Đối với chị Nga: việc chị phát hiện 20 con vịt lạc vào đàn vịt nhà mình và đã hỏi các gia đình có nuôi vịt xung quanh đồng thời báo với Trưởng thôn để thông báo cho người mất là đã thực hiện đúng quy định của pháp luật. Theo quy định thì phải sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì số vịt nói trên thuộc sở hữu của chị Nga. Tuy nhiên chị Nga mới nuôi giữ số vịt được 10 ngày thì chị Bé đến nhận lại số vịt thất lạc, chị Nga không đồng ý trả lại số vịt là không đúng với quy định của pháp luật.

+ Đối với chị Bé: vì chị Nga mới nuôi giữ số vịt của chị trong 10 ngày nên chị có quyền đến nhận lại số vịt bị thất lạc. Tuy nhiên chị không có quyền yêu cầu chị Nga trả lại số trứng mà đàn vịt thất lạc đã đẻ ra trong thời gian chị Nga nuôi giữ. Theo quy định của pháp luật, số trứng này thuộc về chị Nga. Đồng thời chị Bé phải có trách nhiệm thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho chị Nga trong thời gian chị Nga nuôi giữ vịt cho chị.

- Bên cạnh đó, hoà giải viên khéo léo vận dụng đạo lý có liên quan đến tình huống để động viên chị Nga có trách nhiệm trả lại số vịt cho chị Bé, chị Bé không được nhận lại số trứng đàn vịt đẻ ra và phải thanh toán thêm cho chị Nga một khoản tiền công nuôi giữ cùng chi phí khác trong thời gian nuôi giữ vịt.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

9. Hộ gia đình nhà ông Dín canh tác vài sào đất ruộng do ông bà để lại và sử dụng nước nguồn trên suối để phục vụ cho canh tác ruộng lúa nước từ đó đến nay. Vào cuối năm ngoái, gia đình ông Sểnh khai thác và mở khu ruộng mới ở cách xa khu vực ruộng nhà ông Dín. Vì khu canh tác mới này không có nguồn nước nên nhà ông Sểnh đã chặn dòng nước mà nhà ông Dín đang sử dụng canh tác để dẫn nước sang khu ruộng của mình. Hai gia đình xích mích.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự có liên quan đến quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác. Cụ thể, gia đình ông Sểnh khai thác và mở khu ruộng mới. Vì khu canh tác mới này không có nguồn nước nên nhà ông Sểnh đã chặn dòng nước mà nhà ông Dín đang sử dụng canh tác để dẫn nước sang khu ruộng của mình. Do đó, hai gia đình xảy ra xích mích.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác như sau: “Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”

- Đạo lý: truyền thống của người Việt Nam liên quan đến tình cảm con người luôn yêu thương, giúp đỡ nhau “Thương người như thể thương thân”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi bên, trên cơ sở quy định tại Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích rõ cho hai bên hiểu: nguồn nước mà gia đình ông Sểnh sử dụng để canh tác ruộng là nguồn nước được sử dụng chung cho các hộ gia đình tại xung quanh khu vực này; nguồn nước này không phải của riêng hộ gia đình nào. Việc ông Sểnh tự ý chặn nguồn nước mà nhà ông Dín đang sử dụng canh tác và làm đường ống dẫn nước sang khu ruộng mới khai phá là không đúng với quy định của pháp luật. Để thuận lợi cho việc canh tác ở khu ruộng mới, ông Sểnh nên làm một rãnh nước mới dẫn tới khu ruộng nhà mình và không được chặn nguồn nước canh rác ruộng của nhà ông Dín cũng như các hộ xung quanh. 

Trường hợp ông Sểnh vẫn tiếp tục chặn dòng nước không cho ông Dín sử dụng để canh tác ruộng mà làm thiệt hại đến lúa hoặc rau màu trong khu ruộng của ông Dín hoặc của những hộ gia đình cùng canh tác trong khu vực thì phải bồi thường. 

- Hòa giải viên kết hợp vận dụng đạo lý tình cảm giữa con người để động viên hai bên nên thống nhất với nhau trong việc tạo một đường dẫn nước thích hợp để không gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhau, hóa giải mâu thuẫn, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động canh tác.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

10. Theo tập quán của địa phương, hằng năm sau khi thu hoạch vụ mùa xong, trâu bò được thả rông trên rừng. Mùa đông đến, khi lùa đàn trâu của mình về chuồng, ông Thắng phát hiện có con trâu lạ lạc vào. Ông Thắng đã báo Trưởng thôn biết để thông báo trên loa truyền thanh xã. Gần một tháng sau, ông Bình ở thôn bên cạnh, là chủ của con trâu bị thất lạc đã đến gặp ông Thắng để xin lại. Ông Thắng đồng ý trả lại con trâu với điều kiện ông Bình phải trả tiền công nuôi giữ trâu là 2 triệu đồng. Ông Bình không nhất trí và cho rằng trâu của ông chăn thả tự nhiên như các hộ gia đình khác, việc ông Thắng nuôi nhốt trâu ông trong chuồng là không cần thiết, đây cũng là lý do làm cho con trâu ông thất lạc không trở về với đàn. Hai ông không thống nhất được, nên cùng nhau đề nghị tổ hòa giải tiến hành hòa giải.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc. Cụ thể: Khi lùa đàn trâu của mình về chuồng, ông Thắng phát hiện có con trâu lạ lạc vào. Ông đã báo Trưởng thôn biết để thông báo trên loa truyền thanh xã. Gần một tháng sau, ông Bình là chủ của con trâu bị thất lạc đã đến gặp ông Thắng để xin lại. Ông Thắng đồng ý trả lại con trâu với điều kiện ông Bình phải trả tiền công nuôi giữ trâu là 2 triệu đồng. Ông Bình không đồng ý. Do đó, hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

 Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.”.

- Đạo lý: ca dao, tục ngữ có liên quan đến tình huống: “Có qua có lại mới toại lòng nhau”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu:

+ Đối với ông Bình: hoà giải viên phân tích cho ông hiểu, theo quy định của pháp luật dân sự, việc ông Thắng đã nuôi giữ con trâu của nhà ông trong một tháng thì ông phải có trách nhiệm thanh toán tiền công nuôi giữ trâu cho ông Thắng, việc ông không đồng ý thanh toán tiền công cho ông Thắng là vi phạm quy định của pháp luật. Ông cần hiểu rằng, trong thời gian nuôi giữ trâu, ông Thắng đã mất công sức và các chi phí khác cho việc chăm sóc đó. Thông qua tìm hiểu vụ việc, hoà giải viên được ông Bình cho biết, ông không có ý định không trả tiền công nuôi giữ trâu cho ông Thắng, mà chỉ bởi vì mức giá ông Thắng đưa ra quá cao so với tiền nuôi giữ trong thực tế.

+ Đối với ông Thắng: hoà giải viên phân tích việc ông phát hiện con trâu bị lạc vào đàn trâu nhà mình, báo với Trưởng thôn và nuôi giữ con trâu chờ chủ sở hữu tới nhận; khi chủ sở hữu con trâu đến nhận thì ông Thắng đồng ý trả trâu và yêu cầu thanh toán tiền công nuôi giữ con trâu trong một tháng ở nhà ông, điều này hợp lý và đúng với quy định pháp luật dân sự. Tuy nhiên, ông cần xem xét lại mức tiền công nuôi giữ con trâu trong một tháng mà ông đã đề nghị với ông Bình cho hợp lý.

- Hòa giải viên khéo léo kết hợp cái lý, cái tình trong các quy định của pháp luật và đạo lý cuộc sống để phân tích cho ông Thắng và ông Bình hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình trong vụ việc. Hoà giải viên động viên hai ông cùng bàn bạc đưa ra mức trả tiền công nuôi giữ trâu cho phù hợp công sức, chi phí ông Thắng đã bỏ ra trong thời gian nuôi giữ trâu cho ông Bình.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

11. Ông Văn và ông Lê có 02 thửa đất liền kề nhau. Sau khi được cấp phép xây dựng, ông Văn tiến hành đo đạc để đào móng nhà thì phát hiện tường của nhà ông Lê đã lấn sang đất của ông với chiều ngang 0,4 mét, chiều dài 25 mét. Ông Văn yêu cầu ông Lê phá tường rào và xây theo đúng địa giới, nhưng ông Lê không chấp nhận. Hai bên không tự thỏa thuận được, ông Văn làm đơn ra Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân xã đã yêu cầu Tổ hòa giải thôn tiến hành hòa giải.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Đây là mâu thuẫn thuộc lĩnh vực dân sự liên quan đến ranh giới giữa các bất động sản giữa hai nhà là hàng xóm của nhau, cụ thể: Sau khi đo đạc, ông Văn phát hiện tường nhà ông Lê đã lấn sang đất của ông với chiều ngang 0,4 mét, chiều dài 25 mét. Ông Văn yêu cầu ông Lê phá tường rào và xây theo đúng địa giới, nhưng ông Lê không chấp nhận. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng, như sau: Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản… không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”.

+ Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định ranh giới giữa các bất động sản, như sau: “Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. 

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định…”.

- Về đạo lý: vận dụng đạo lý về tình làng nghĩa xóm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 174, khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: Ông Lê đã sai khi xây tường lấn sang đất là ông Văn. Theo quy định pháp luật, người sử dụng đất chỉ được trồng cây hoặc làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình; việc ông Lê xây tường lấn sang nhà ông Văn là vi phạm nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa hai nhà liền kề. Ông Lê chỉ được xây tường trên phần đất thuộc quyền sở hữu của nhà ông. Trong trường hợp này ông Văn có quyền yêu cầu ông Lê phá tường rào và xây theo đúng địa giới đất giữa hai nhà.

- Hoà giải viên vận dụng đạo lý về tình làng, nghĩa xóm, vận động ông Lê tự nguyện phá bỏ bức tường đã lấn sang đất nhà ông Văn, để không cản trở đến việc ông Văn xây nhà. Điều này không chỉ đúng theo quy định của pháp luật mà còn giúp giữ được tình cảm giữa hai gia đình.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

12. Gia đình bà Ánh khai hoang và canh tác thửa đất từ trước năm 1992 và không tranh chấp với ai. Trước phần đất của nhà bà Ánh là máng nước công cộng để tưới tiêu chung của ba gia đình. Do bà Ánh phá bờ nhập diện tích máng nước vào ruộng của gia đình để canh tác, khiến 02 hộ gia đình phía sau không có nước tưới cây. Vì vậy, hai bên gia đình mâu thuẫn, tranh cãi to tiếng với bà Ánh. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự có liên quan đến quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác. Cụ thể, trước phần đất của nhà bà Ánh đang canh tác là máng nước công cộng để tưới tiêu chung của ba gia đình. Do bà Ánh phá bờ nhập diện tích máng nước vào ruộng của gia đình để canh tác, khiến 02 hộ gia đình phía sau không có nước tưới cây. Vì vậy, hai gia đình phía sau xảy ra mâu thuẫn với gia đình bà Ánh.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác như sau: “Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”

- Đạo lý: truyền thống của người Việt Nam liên quan đến tình cảm con người luôn yêu thương, giúp đỡ nhau “Thương người như thể thương thân”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi bên, trên cơ sở quy định tại Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích rõ cho hai bên hiểu: máng nước mà gia đình bà Ánh đã phá bờ nhập diện tích vào ruộng của gia đình để canh tác là máng nước công cộng được sử dụng để tưới tiêu chung cho các hộ gia đình canh tác; máng nước này không phải của riêng hộ gia đình nào. Việc bà Ánh tự ý phá bờ nhập diện tích vào ruộng của gia đình để canh tác khiến 02 hộ gia đình phía sau không có nước tưới cây là không đúng với quy định của pháp luật. 02 hộ gia đình phía sau nhà bà Ánh có quyền yêu cầu bà khôi phục lại máng nước như ban đầu để phục vụ canh tác chung.

Trường hợp bà Ánh vẫn cố tình khôi phục lại máng nước như ban đầu dẫn đến gây thiệt hại cho hoạt động canh tác của các hộ gia đình thì bà phải bồi thường theo quy định của pháp luật

- Hòa giải viên kết hợp vận dụng đạo lý tình cảm giữa con người để động viên các bên trong việc giải quyết mâu thuẫn, cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động canh tác.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

13. Theo giấy phép xây dựng được cấp, nhà bà Ánh sẽ được xây hết phần diện tích thuộc quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi xây đến tầng 2, để có thêm ánh sáng cho phòng phía sau, bà Ánh cho mở cửa chớp lật phía ngõ đi riêng nhà bà Hồng (trong Giấy phép xây dựng không có cửa sổ này). Thấy vậy, bà Hồng phản đối với lý do cửa sổ này nhìn sang phần đất nhà bà. Bà Ánh cho rằng, việc mở cửa chớp lật từ tầng 2 trở lên không lấn sang đất nhà bà Hồng. Hơn nữa, hướng nhìn của cửa chớp lật đã bị hạn chế, khó có thể nhìn trực diện sang đất nhà bà Ánh được. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự liên quan đến việc trổ cửa sổ nhìn sang bất động sản liền kề. Cụ thể: bà Ánh khi xây nhà, khi xây đến tầng hai, bà cho mở cửa chớp lật phía ngõ đi riêng nhà bà Hồng. Bà Hồng không đồng ý vì cho rằng cửa sổ này nhìn sang phần đất nhà bà. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 178 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề quy định:

“1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”

- Đạo lý về tình làng, nghĩa xóm: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”...

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: Nhà bà Ánh đã xây hết diện tích sử dụng đất, việc bà Ánh mở cửa chớp lật phía ngõ đi riêng nhà bà Hồng là không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về xây dựng. 

- Qua tìm hiểu thực tế, hoà giải viên được biết diện tích đất nhà bà Ánh tương đối nhỏ, xung quanh đều đã có nhà xây dựng. Do đó, khi xây dựng căn phòng phía trong, không gian rất hẹp và thiếu ánh sáng. Vì vậy bà Ánh cho mở cửa chớp lật phía ngõ đi bên nhà bà Hồng. Về phía bà Hồng, bà không khắt khe gì đối với việc bà Ánh mở cửa sổ, tuy nhiên, trong quá trình xây dựng bà Ánh không hề có ý kiến gì với bà, nên bà nảy sinh khó chịu không đồng ý với việc bà Ánh mở cửa sổ. Vận dụng đạo lý tốt đẹp về tình làng, nghĩa xóm, hoà giải viên động viên bà Hồng, đúng là theo quy định của pháp luật bà Ánh không được mở cửa, tuy nhiên bà nên thông cảm và tạo điều kiện cho bà Ánh mở cửa lối ngõ đi nhà bà. Vì thực tế, cửa chớp lật bà Ánh mở không lấn sang đất nhà bà, hướng nhìn bị hạn chế, khó có thể nhìn trực diện sang nhà bà. Đối với bà Ánh, bà nên nhận ra lỗi sai của mình, chủ động gặp gỡ bà Hồng, để bà thông cảm cho việc xây nhà của mình.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

14. Em B năm nay 17 tuổi đang học lớp 12. Sợ con yêu đương sớm, không lo chuyện học hành nên bà A là mẹ cài phần mềm đọc tin và nghe lén điện thoại của B. Khi dọn phòng, B tình cờ thấy điện thoại của mẹ để trên bàn hiển thị tin nhắn của bạn cho mình. Quá sốc vì bị mẹ theo dõi và cảm thấy tổn thương, B đã phản đối mẹ gay gắt, còn bà A cho rằng bà là mẹ nên có quyền quản lý mọi chuyện đối với con. B khóc lóc, đòi nhịn ăn đến khi phải gỡ bỏ phần mềm nghe lén điện thoại và hứa tôn trọng quyền riêng tư của mình. Chồng bà A khuyên can mãi mà cả 2 mẹ con đều không ai chịu ai. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Cụ thể: Sợ em B yêu đương sớm, không lo chuyện học hành nên bà A là mẹ cài phần mềm đọc tin và nghe lén điện thoại của B. Khi dọn phòng, B tình cờ phát hiện hành động của mẹ. B đã phản đối mẹ gay gắt, còn bà A cho rằng bà là mẹ nên có quyền quản lý mọi chuyện đối với con. B khóc lóc, đòi nhịn ăn đòi bà A phải gỡ bỏ phần mềm nghe lén điện thoại và hứa tôn trọng quyền riêng tư của mình. Hai mẹ con xảy ra mâu thuẫn, không ai chịu ai.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, trong đó khoản 1, 2, 3 Điều này quy định:

“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý,…

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.”

Mặt khác, quyền này được ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013.

- Đạo lý: tình cảm gia đình, tình mẫu tử trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Lòng mẹ như bát nước đầy. Mai này khôn lớn, ơn này tính sao”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai mẹ con.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai mẹ con, trên cơ sở quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, hoà giải viên phân tích rõ cho gia đình bà A hiểu:

+ Đối với bà A: việc bà cài phần mềm đọc tin và nghe lén điện thoại của con là vi phạm quy định của pháp luật về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của em B. Bà nên chấm dứt ngay việc xâm phạm đời sống riêng tư của con mình. Thay vì việc lén xâm phạm đời sống riêng tư của con, bà nên thường xuyên quan tâm, hỏi han động viên để em B tự chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình. Từ đó, bà có định hướng đúng đắn đối với việc học tập, lối sống lành mạnh cho con.

+ Đối với em B: hoà giải viên khuyên nhủ em bình tĩnh, thông cảm cho mẹ mình. Vì quá lo lắng cho em nên mẹ mới có những hành động như vậy. Việc bà cài phần mềm đọc tin và nghe lén điện thoại chỉ nhằm theo dõi và bảo vệ em. Em nên nhẹ nhàng phân tích cho mẹ hiểu, ai cũng có đời sống riêng tư, mẹ cũng nên tôn trọng đời sống riêng của em. Cũng để mẹ bớt lo lắng, em nên thường xuyên chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, việc học hành với mẹ. Mẹ em là người đã từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng là người yêu thương, quan tâm em nhất, chắc chắn mẹ sẽ không làm điều gì gây tổn thương cho em. Em không nên khóc lóc, nhịn ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập càng làm cho cha mẹ lo lắng.

+ Đối với chồng bà A: ông nên thường xuyên tâm sự với vợ con mình nhiều hơn, vừa để động viên bà A không nên lo lắng thái quá gây tổn thương cho con. Ông cũng phải chia sẻ, quan tâm hơn tới em B, cùng với vợ mình đưa ra những giải pháp trong việc quản lý, giáo dục con mình.

- Trong trường hợp bà A và em B hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

15. Bà Quỳnh cho bà Nhàn thuê nhà để ở. Theo hợp đồng đã công chứng, giá thuê nhà là 3 triệu đồng/tháng, tiền thuê trả định kỳ 02 lần/1 năm, mỗi lần trả 18 triệu đồng, thời hạn thuê là 05 năm, hết thời hạn sẽ thỏa thuận lại. Sau khi thuê 01 năm, bà Quỳnh đề nghị tăng giá lên 3,5 triệu đồng/tháng với lý do nhà ông Thành đối diện cũng cho thuê với giá 3,5 triệu đồng/tháng trong khi diện tích, điều kiện cơ sở vật chất không bằng. Bà Nhàn không đồng tình vì thời hạn cho thuê chưa hết, hợp đồng đã ghi rõ số tiền thuê, không có nội dung về việc điều chỉnh tăng giá. Hai bên phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến hợp đồng thuê tài sản. Cụ thể: Bà Quỳnh cho bà Nhàn thuê nhà để ở trong thời hạn 05 năm. Sau khi thuê 01 năm, bà Quỳnh đề nghị tăng giá, bà Nhàn không đồng ý tình vì thời hạn cho thuê chưa hết, hợp đồng đã quy định rõ số tiền thuê, không có nội dung về việc điều chỉnh tăng giá trong thời gian cho thuê. Do đó, hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: 

“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê…”

+  Điều 129 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở, trong đó khoản 1, 2 Điều này quy định:  

“1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.”

+ Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014 quy định việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, trong đó khoản 2 Điều này quy định: 

“2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này”

- Đạo lý: truyền thống người Việt Nam trong ca dao, tục ngữ có liên quan đến tình huống: “thương người như thể thương thân”…

3. Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 1, 2 Điều 129, khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: việc bà Quỳnh đòi tăng giá thuê nhà bằng giá của nhà ông Thành đối diện đang cho thuê không đúng với quy định của pháp luật. Theo quy định, hợp đồng thuê nhà giữa bà và bà Nhàn vẫn đang có hiệu lực, bà phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết. Việc bà muốn tăng giá nhà, có nghĩa là bà có ý định chấm dứt hợp đồng thuê nhà cũ, việc này không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở.

Vận dụng đạo lý về tình cảm giữa con người với nhau, hoà giải viên thuyết phục bà Quỳnh thực hiện hợp đồng như ban đầu đã ký kết, mặt khác thuyết phục bà Nhàn, để không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt lâu dài, bà có thể cân nhắc, thoả thuận hỗ trợ thêm cho bà Quỳnh một khoản phù hợp để bà Quỳnh không bị thiệt thòi quá so với các hộ đang cho thuê nhà xung quanh.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

16. Nhà ông Minh và ông Mẫn liền kề nhau. Phần đất giáp ranh giữa hai nhà, ông Minh trồng cây xoài. Nhiều năm trôi qua, cây xoài lớn, xum xuê, có nhiều cành vươn sang đất nhà ông Mẫn. Đề phòng mùa mưa gió sắp tới có nguy cơ làm gãy cành, gây hư hỏng mái nhà, ông Mẫn đề nghị ông Minh chặt các cành vươn sang đất nhà mình. Ông Minh không đồng ý. Hai bên mâu thuẫn, nhiều lần to tiếng, gây mất trật tự trong khu dân cư. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý: 

a) Xác định mâu thuẫn: 

Đây là mâu thuẫn thuộc lĩnh vực dân sự liên quan đến ranh giới giữa các bất động sản giữa hai nhà là hàng xóm của nhau, cụ thể: ông Minh trồng xoài có nhiều cành vươn sang đất nhà ông Mẫn, mùa mưa có nguy cơ gãy cành, gây hư hỏng mái nhà ông Mẫn. Ông Mẫn đề nghị ông Minh chặt các cành vươn sang đất nhà mình. Ông Minh không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản: “2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

+ Khoản 1 Điều 177  Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại: “1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.”

- Về đạo lý: đạo lý về tình làng, nghĩa xóm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Hàng xóm láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu cụ thể vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại khoản 2 Điều 175, khoản 1 Điều 177, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của từng bên:

+ Đối với ông Minh: việc ông để cành cây vươn sang đất nhà ông Mẫn, có nguy cơ gãy cành, gây hư hỏng mái nhà ông Mẫn khi mùa mưa đến mà không xử lý theo yêu cầu của ông Mẫn là không đúng với quy định của pháp luật.

+ Đối với ông Mẫn: việc ông đề nghị ông Minh chặt các cành vươn sang đất nhà mình để đảm bảo an toàn khi mùa mưa đến là đúng, tuy nhiên việc ông chưa bình tĩnh trong cách ứng xử với hàng xóm láng giềng, gây to tiếng, căng thẳng, làm mất trật tự khu dân cư là không nên.

- Hòa giải viên cần nêu truyền thống tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm, thuyết phục hai bên không để xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, không nên to tiếng làm mất trật tự khu dân cư. Đề nghị ông Minh chặt các cành cây vươn sang đất nhà ông Mẫn. Trường hợp ông Minh không đồng ý, ông Mẫn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Ông Minh phải chịu chi phí chặt cây.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

17. Bà An và ông Bá là hàng xóm. Vừa qua, bà An sửa nhà, nâng cấp thêm 01 tầng và làm thêm mái tôn tầng thượng để che mưa nắng nhưng không làm đường thoát nước. Còn nhà ông Bá vẫn để nhà cấp 4, khi trời mưa, nước từ mái nhà bà An chảy xuống mái nhà ông Bá, khiến thấm vào trong nhà. Ông Bá yêu cầu bà An làm đường thoát nước nhưng bà An cho rằng việc thấm nước là do mái nhà ông Bá không bảo đảm chất lượng, không liên quan đến bà. Hai bên xảy ra xích mích. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự về quyền đối với bất động sản liền kề. Cụ thể, mâu thuẫn giữa bà An và ông Bá trong việc làm đường thoát nước. Bà An sửa nhà, nâng cấp thêm 01 tầng và làm thêm mái tôn tầng thượng nhưng không làm đường thoát nước dẫn đến nước chảy xuống mái và thấm vào nhà ông Bá. Ông Bá yêu cầu bà An phải làm đường thoát nước nhưng bà An không đồng ý vì cho rằng nhà ông Bá bị thấm do mái nhà ông không đảm bảo chất lượng, không liên quan đến bà. Hai bên xảy ra xích mích.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: Điều 250 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau: “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề”.

- Về đạo lý: đạo lý về tình làng nghĩa xóm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 250, hoà giải viên phân tích rõ cho bà An và ông Bá hiểu: việc bà An sửa chữa nhà, nâng cấp thêm 01 tầng và làm thêm mái tôn tầng thượng là đúng quy định về quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên, bà không làm đường thoát nước, để nước mưa chảy sang mái nhà làm thấm vào trong nhà nhà ông Bá gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Bá là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, ông Bá có quyền yêu cầu bà An phải làm đường ống thoát nước để không ảnh hưởng đến nhà mình.

Bên cạnh đó, hoà giải viên động viên ông Bá tạo điều kiện cho bà An làm một đường thoát nước mưa thích hợp, thuận tiện cho việc thoát nước, đảm bảo quyền lợi mỗi bên. Đồng thời, hoà giải viên nêu ra đạo lý về tình làng nghĩa xóm, động viên cả hai bên cùng bàn bạc, thoả thuận để tìm cách khắc phục hoặc sửa chữa nếu nhà ông Bá có hư hỏng, thiệt hại.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

18. Ông Hòa nuôi một con bò. Một đêm mưa, do cài then chuồng trại không chặt, gió thổi mạnh làm bật cửa, con bò xổng chuồng chạy ra ruộng ngô của bà Hương. Sáng ra, bà Hương phát hiện con bò đã ăn và dẫm nát một khoảnh cây ngô non nên cột bò lại đầu ruộng lại và yêu cầu ông Hòa phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con bò gây ra tính theo năng suất và sản lượng ngô ước thu hoạch được. Tuy nhiên, ông Hòa chỉ chấp nhận đền bù một nửa vì ông không cố ý thả bò vào phá ruộng ngô. Mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Cụ thể: Con bò nhà ông Hoà xổng chuồng chạy ra ăn và dẫm nát một khoảng ngô non nhà bà Hương. Bà Hương yêu cầu ông Hòa phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con bò gây ra tính theo năng suất và sản lượng ngô ước thu hoạch được. Ông Hoà chỉ chấp nhận đền bù một nửa. Không ai chịu ai, hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết: 

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, trong đó khoản 1 Điều nay quy định:“Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

+ Điều 585 Bộ Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, trong đó khoản 1, 2, 3 điều này quy định:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”

- Đạo lý: tình cảm con người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng” ...

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 585, 603 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho ông Hoà và bà Hương hiểu: việc ông Hoà để bò nhà mình xổng chuồng chạy ra ăn và dẫm nát một khoảng ngô non nhà bà Hương cho dù đó là lỗi vô ý thì cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hoà giải viên giải thích cho bà Hương hiểu về việc con bà nhà ông Hoà bị xổng chuồng chạy ra ăn và dẫm nát một khoảng ngô non nhà bà là do lý do khách quan, chứ không phải ông cố ý thả bò ra ăn và phá ruộng ngô nhà bà.

Hơn nữa, hai người là người trong cùng thôn xã, thiệt hại xảy ra là ngoài ý muốn của cả hai bên. Do vậy, việc bà Hương đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại là không nên, hai gia đình có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại vừa hợp lý, vừa hợp tình nhằm giữ gìn tình cảm đôi bên.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

19. Để có nước máy phục vụ sinh hoạt, hộ ông Mạnh phải bắc ống dẫn nước qua thửa đất nhà ông Đề. Sau này, ông Đề đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho bà Cả. Khi đã xác lập quyền sử dụng đất, bà Cả yêu cầu ông Mạnh lấy nước sạch bằng đường khác, không cho đi qua đất nhà bà. Ông Mạnh đề nghị bà Cả tiếp tục cho phép ông đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà và sẽ tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây để không ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng đất của bà Cả. Bà Cả không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại, ai cũng giữ quan điểm của mình.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý: 

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, có liên quan đến quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề. Cụ thể: Bà Cả mua lại đất ông Đề, nay bà không muốn cho ông Mạnh - hàng xóm nhà bà tiếp tục đặt đường ống dẫn nước đi qua đất nhà bà. Ông Mạnh đề nghị bà Cả vẫn tiếp tục cho phép ông đặt đường ống dẫn nước qua và sẽ di chuyển đường ống sang sát mép tường xây để không ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng đất của bà. Bà Cả không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn. 

b) Căn cứ giải quyết: 

- Căn cứ pháp luật: Điều 252 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: “Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường…”

- Đạo lý: tình làng, nghĩa xóm trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”…

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 252 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu:

+ Đối với ông Mạnh: qua gặp gỡ, hoà giải viên được ông Mạnh cho biết ông đã đặt đường ống dẫn nước đi qua đất nhà bà Cả từ khi bà chưa mua đất này. Do vị trí đất nhà ông không thuận tiện cho việc đặt đường ống dẫn nước, nên chỉ có một con đường là đặt nhờ qua đất nhà bà Cả. Nay bà Cả yêu cầu ông không được đặt đường ống dẫn nước đi qua nhà bà nữa, ông có đề nghị bà tiếp tục cho phép ông đặt và sẽ tiến hành di chuyển đường ống ra sát mép tường xây để không ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng đất của nhà bà nhưng bà không đồng ý, hiện tại ông chưa tìm được được lối để đặt đường ống dẫn nước khác nên ông chưa di dời. Hoà giải viên phân tích cho ông hiểu, ông có quyền đặt đường ống dẫn nước qua đất nhà bà Cả là đúng theo quy định nhưngphải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho nhà bà Cả khi lắp đặt đường dẫn nước, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

+ Đối với bà Cả: qua tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của bà Cả, hoà giải viên được biết bà đang có ý định xây nhà trên mảnh đất mới mua, nên bà lo lắng nếu để ông Mạnh tiếp tục đặt đường ống dẫn nước đi qua sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công của ngôi nhà. Nên bà có yêu cầu ông không được tiếp tục đặt đường ống dẫn nước đi qua đất nhà bà. Hoà giải viên phân tích cho bà hiểu, theo quy định của pháp luật bà có phải có trách nhiệm dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở việc đặt đường ống dẫn nước nhà ông Mạnh. Nếu việc ông Mạnh đặt và sử dụng đường ống thoát nước gây thiệt hại cho nhà bà thì ông Mạnh có trách nhiệm phải bồi thường cho nhà bà.

- Vận dụng đạo lý về tình làng nghĩa xóm, hoà giải viên thuyết phục bà Cả để cho ông Mạnh được tiếp tục đặt đường ống dẫn nước đi qua đất nhà bà. Hơn nữa ông Mạnh rất chủ động trong việc đề nghị tiến hành di chuyển đường ống sang sát mép tường xây để không ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng đất của bà Cả. Nên việc bà để cho ông Mạnh tiếp tục đặt đường ống dẫn nước đi qua là việc làm hợp lý, hợp tình và góp phần xây dựng tình cảm láng giềng gắn bó.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

20. Để kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi, trường mầm non A tổ chức “Hội thi mẫu nhí” cho các em lớp chồi và lớp lá. Toàn bộ trang phục trình diễn của các bé tham gia thi do chị Hạnh tài trợ miễn phí. Ba ngày sau, chị Hoa thấy ảnh bé Khánh - con gái chị được đăng trên Trang facebook của chị Hạnh để quảng cáo, giới thiệu các mẫu trang phục trẻ em. Thấy vậy, chị Hoa liền đến nhà, yêu cầu chị Hạnh gỡ bỏ những ảnh chụp con gái chị. Chị Hạnh không đồng ý, cho rằng, chị là người tài trợ trang phục cho các bé biểu diễn, nên có quyền sử dụng hình ảnh chụp được. Hai bên lời qua tiếng lại gây mất trật tự thôn xóm.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự, liên quan đến quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Cụ thể: chị Hạnh đăng hình ảnh của bé Khánh - con gái chị Hoa lên Trang Facebook của mình để quảng cáo, giới thiệu các mẫu trang  phục trẻ em. Chị Hoa biết được và yêu cầu chị Hạnh gỡ bỏ những hình ảnh của con gái chị. Chị Hạnh không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, trong đó khoản 1 Điều này quy định:

“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

- Đạo lý: tình cảm hàng xóm, láng giềng, sự tôn trọng người khác trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Tự trọng người lại trọng thân”, “Hàng xóm, láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: Việc chị Hạnh tự ý lấy hình ảnh con gái chị Hoa để đăng trên Trang facebook của chị để quảng cáo, giới thiệu các mẫu trang phục trẻ em (nhằm mục đích thương mại) mà chưa xin phép chị Hoa là trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chị Hoa có quyền yêu cầu chị Hạnh gỡ bỏ những hình ảnh bé Khánh mà chị đã đăng để đảm bảo quyền cá nhân bé đối với hình ảnh của mình. Nếu chị Hạnh cố tình không gỡ bỏ, chị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của mình theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Hoà giải viên động viên chị Hoa là chị Hạnh do không hiểu rõ quy định của pháp luật, nên chị cho rằng chị là người tài trợ trang phục cho các bé biểu diễn, chị có quyền sử dụng hình ảnh đó phục vụ cho hoạt động thương mại của mình. Trong trường hợp này, nếu chị Hạnh muốn sử dụng hình ảnh của bé Khánh cho hoạt động thương mại của mình, chị phải bàn bạc, thoả thuận với chị Hoa về việc trả thù lao cho bé Khánh. Hai chị nên bình tĩnh giải quyết sự việc, không nên cãi cọ, gây mất trật tự thôn xóm.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

21. Vợ chồng anh Hiền và chị Thanh sinh được hai con gái. Anh Hiền là con trưởng trong gia đình nên rất muốn có con trai để nối dõi, anh bàn với vợ sinh thêm đứa con thứ ba với hy vọng sẽ là con trai nhưng chị Thanh không chịu. Buồn chán, anh Hiền thường bỏ bê công việc đi uống rượu, về nhà mắng chửi vợ con, gia đình có nguy cơ tan vỡ. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới. Cụ thể: Vợ chồng anh Hiền và chị Thanh sinh được hai con gái. Anh Hiền rất muốn có con trai để nối dõi, anh bàn với vợ sinh thêm đứa con thứ ba với hy vọng sẽ là con trai nhưng chị Thanh không đồng ý. Từ đó, anh Hiền thường đi uống rượu, về nhà mắng chửi vợ con, gia đình có nguy cơ tan vỡ. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau…”

+ Điều 10 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó khoản 2 Điều này quy định nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.”

- Đạo lý: tình cảm gia đình trong ca dao tục ngữ Việt Nam “Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương”, “Cơm này nửa sống nửa khê. Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 10 Luật Bình đẳng giới năm 2006, hoà giải viên phân tích cho vợ chồng anh Hiền và chị Thanh hiểu: Anh Hiền coi trọng việc sinh con trai là thể hiện sự phân biệt đối xử giới tính, anh thường xuyên đi uống rượu, về nhà chửi mắng vợ con, những hành động này là vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới. 

Thông qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết, việc anh Hiền muốn chị Thanh sinh con không chỉ từ phía anh, còn là áp lực từ phía gia đình. Chị Thanh không muốn sinh con trước hết bởi chị đã quá tuổi sinh nở, nếu sinh con thêm nữa sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Hơn nữa, gia đình anh chị kinh tế cũng khó khăn, chị đã có hai đứa con gái, chị muốn tập trung nuôi dạy các con được ăn học đầy đủ. Hoà giải viên động viên anh Hiền, nếu anh cố ép chị Thanh sinh thêm con thì sẽ khiến kinh tế càng khó khăn hơn, mặt khác nếu không sinh được con trai lại khiến mâu thuẫn vợ chồng càng không thể giải quyết được. Anh chị đã có hai con gái xinh xắn, học giỏi, nghe lời bố mẹ, anh chị nên tập trung phát triển kinh tế và lo cho hai con đầy đủ, không nên vì định kiến mà phân biệt con trai, con gái. Anh cũng thấy nhiều nhà sinh được con trai mà ăn chơi, phá phách, đến khi về già bố mẹ cũng vẫn phải lo. Xã hội đã tiến bộ hơn trước đây nhiều, con nào cũng là con, nhiều gia đình con gái trưởng thành còn lo lắng cho bố mẹ nhiều hơn con trai. Hoà giải viên an ủi chị Thanh nên hiểu cho anh Hiền, đừng nên vì những lời nói của anh trong lúc tức giận mà giận dỗi chồng. Anh Hiền là con trưởng không tránh khỏi chịu áp lực từ nhiều phía, chị nên lựa những lúc chồng mình vui vẻ để động viên, khuyên nhủ chồng.

Đồng thời, hoà giải viên chủ động đến gặp thăm hỏi, động viên bố mẹ anh Hiền, giải thích để bố mẹ anh hiểu quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới là không được phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để bảo đảm kinh tế gia đình, nuôi dạy các cháu cho tốt. Nếu bố mẹ anh Hiền vẫn tiếp tục gây áp lực bắt vợ chồng anh sinh thêm con trai bằng được thì có thể sẽ làm gia đình con trai tan vỡ, các cháu bị tổn thương. Hoà giải viên khéo léo vận động để bố mẹ anh Hiền thôi không áp lực cho vợ chồng anh trong việc sinh con trai, động viên con trai làm lành với vợ.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

22. Sau khi kết hôn, cho rằng mình là người làm ra tiền, vợ thì lương thấp nên anh A ra quy định trong gia đình là những việc lớn hoặc mua sắm nội thất của gia đình do anh quyết định, vợ không được quyền tham gia. Nhiều lần, có ý kiến với chồng về việc mua sắm, sửa chữa trong nhà đều bị anh A gạt đi nên chị N thấy bị coi thường và sinh bức xúc, vợ chồng to tiếng. Gần đây vợ chồng anh chị thường xuyên xung đột, cãi vã, cuộc sống gia đình rất căng thẳng làm ảnh hưởng đến trật tự khu dân cư.

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Đây là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình và bình đẳng giới giữa hai vợ chồng. Cụ thể: Anh A không cho phép chị N - vợ anh tham gia ý kiến vào những việc lớn hoặc mua sắm nội thất của gia đình, chị N thấy bị coi thường và sinh bức xúcVợ chồng anh chị thường xuyên xung đột, cãi vã, cuộc sống gia đình rất căng thẳng.

b) Căn cứ giải quyết: 

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định:“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

+ Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định Bình đẳng giới trong gia đình, trong đó khoản 2 Điều này quy định“Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình”.

- Đạo lý: tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai vợ chồng, trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của cả hai vợ chồng:

Anh A (chồng): việc anh không cho phép chị N tham gia ý kiến vào những việc lớn hoặc mua sắm nội thất của gia đình là vi phạm quy định của pháp luật, vợ anh mặc dù thu nhập thấp nhưng cũng được bình đẳng trong việc sử dụng nguồn thu nhập chung của gia đình, không phân biệt giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp.

+ Chị N (vợ): việc chị đề nghị tham gia ý kiến về việc mua sắm, sửa chữa trong nhà là đúng, nhưng việc chị căng thẳng, bức xúc, to tiếng làm ảnh hưởng đến trật tự khu dân cư là không nên. 

- Hoà giải viên khéo léo vận dụng đạo lý về tình cảm vợ chồng thuyết phục vợ chồng anh A vì tình cảm vợ chồng không nên cãi vã to tiếng để xảy ra xung đột, anh A nên tôn trọng và hỏi ý kiến vợ khi làm những việc lớn hoặc mua sắm nội thất của gia đình vì vợ anh vừa là người chăm lo cho cho cuộc sống bố con anh, vừa có công lao đóng góp trong tài sản gia đình. Anh nên xem xét lại hành vi của mình và cần biết yêu thương chia sẻ với vợ để xây dựng gia đình hạnh phúc. 

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

23. Anh Trần và chị Thanh kết hôn đã 05 năm và có hai con, 01 trai, 01 gái; anh Trần làm nghề buôn bán nhỏ còn chị Thanh ở nhà nội trợ và tham gia công tác xã hội tại địa phương (Chi hội phụ nữ ấp) được nhiều người tín nhiệm nên chị tham gia vào nhiều hoạt động vì vậy ít có thời gian chăm sóc gia đình và các con. Từ đó, anh Trần rất khó chịu và thường xuyên to tiếng với chị Thanh, không khí gia đình căng thẳng, vợ chồng lạnh nhạt với nhau. Vì vậy, chị Thanh đã nhờ Tổ hòa giải ở cơ sở yêu cầu giải quyết, hàn gắn mối quan hệ giữa hai vợ chồng. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Đây là mâu thuẫn thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình giữa hai vợ chồng anh Trần và chị Thanh. Mâu thuẫn xuất phát từ nguyên nhân là chị Thanh tham gia nhiều hoạt động công tác xã hội tại địa phương, ít có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Anh Trần khó chịu, thường xuyên to tiếng với chị Thanh. Vợ chồng căng thẳng, lạnh nhạt với nhau.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”;

+ Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

- Về đạo lý: đạo lý về tình nghĩa vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”…

c) Cách giải quyết tình huống: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 19, Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của hai vợ chồng để từ đó thay đổi cách ứng xử phù hợp với nhau:

+ Đối với anh Trần: việc anh thường xuyên to tiếng, lạnh nhạt với vợ vì vợ tham gia công tác xã hội tại địa phương là chưa thực hiện nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ vợ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình. Hoà giải viên phân tích cho anh hiểu chị Thanh ít có thời gian chăm sóc cho gia đình và các con là do tính chất công việc, chị tham gia vào các hoạt động địa phương là đang cống hiến cho xã hội, anh nên tự hào về điều đó. Anh nên biết yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ, thông cảm, tạo điều kiện cho vợ phát triển. 

+ Đối với chị Thanh: Với trách nhiệm của một người vợ, người mẹ, chị Thanh hãy cố gắng thu xếp hợp lý việc gia đình và việc xã hội để có thời gian chăm sóc chồng con, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chị nên gần gũi, lựa lúc chồng vui vẻ để tâm sự, thuyết phục chồng. Ngoài ra, chị có thể nhờ các con và người thân, họ hàng hai bên gia đình có biện pháp tác động, khuyên nhủ, động viên chồng để anh có cách nhìn khác đối với công việc của chị.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

24. Vợ chồng anh Khang và chị Thắm có hai con nhỏ. Kinh tế của gia đình khó khăn, hàng ngày chị bán rau ở chợ dân sinh, anh thì làm nghề chạy xe ôm. Gần đây, anh Khang bỏ bê công việc, thường xuyên đánh số đề, lại nghiện rượu. Do kiếm sống khó khăn, nên bí bách, anh Khang thường to tiếng, chửi bới, xúc phạm, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Chị Thắm cũng làm ăn vất vả, cả ngày buôn bán ngoài chợ nên mệt mỏi và cũng nặng lời, xỉa xói chồng. Gần đây hai vợ chồng anh chị thường xuyên cãi vã, to tiếng với nhau, gây mất trật tự thôn xóm. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ tiến hành hòa giải như thế nào? 

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình. Cụ thể: Do kinh tế gia đình khó khăn, anh Khang bỏ bê công việc, thường xuyên đánh số đề, lại nghiện rượu, mặt khác anh thường to tiếng, chửi bới, xúc phạm, thậm chí “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Chị Thắm cả ngày buôn bán ngoài chợ nên mệt mỏi và cũng nặng lời, xỉa xói chồng. Hai vợ chồng thường xuyên cãi vã, to tiếng với nhau, gây mất trật tự thôn xóm.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

…”

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”;

 - Đạo lý: đạo lý tình cảm vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam“Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương”, “Chồng nóng thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê”…

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, hoà giải viên phân tích cho anh Khang và chị Thắm hiểu:

 + Đối với anh Khang, phân tích cho anh hiểu anh kiếm sống từ nghề chạy xe ôm cũng là nghề rất đáng quý, đã có thêm thu nhập giúp chia sẻ cùng vợ chăm lo cuộc sống gia đình, nuôi hai con đi học. Việc anh Khang đổ lỗi cho cuộc sống khó khăn rồi sa vào rượu chè, cờ bạc là hoàn toàn không đúng. Anh Khang thường xuyên cờ bạc, uống rượu, bỏ bê việc chạy xe ôm cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc sống càng khó khăn hơn. Đồng thời hành động của anh đối với vợ mình như chửi bới, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. Qua đó, hoà giải viên tham gia góp ý, khuyên nhủ anh Khang phải từ bỏ cờ bạc, bớt rượu chè, lo làm ăn, quan tâm chăm sóc vợ con, không tái phạm lại các hành vi mắng chửi, đánh đập vợ.

+ Với chị Thắm, việc chị không kìm chế được sự xúc phạm của anh Khang cộng thêm cả ngày buôn bán ngoài chợ mệt mỏi nên nóng giận đã nặng lời, xỉa xói chồng đó là việc không nên. Bản thân chị Thắm vốn là người phụ nữ rất chịu khó, tảo tần, chăm lo cho chồng con, chị nên bình tĩnh, lựa lời khuyên nhủ chồng từ bỏ rượu chè, cờ bạc, chuyên tâm làm ăn phụ giúp thêm cho gia đình. Nếu anh cảm thấy việc chạy xe ôm vất vả, thu nhập thấp thì anh có thể tìm một công việc mới phù hợp hơn.

 Hoà giải viên động viên cả anh Khang và chị Thắm biết tự kìm chế không nặng lời, không xúc phạm nhau, chia sẻ công việc gia đình, dạy bảo con cái, để các con học tốt. Cha mẹ là gương sáng, là chỗ dựa vững chắc cho các con, xây dựng gia đình êm ấm. Từ đó sẽ hạn chế được một số tình huống có thể xảy ra trong xã hội ngày nay như trẻ bị trầm cảm, tự ti, bỏ học, mong anh Khang và chị Thắm sớm quay lại ổn định cuộc sống, tiếp tục phấn đấu làm ăn, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần giữ gìn tốt an ninh trật tự địa phương.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

25. Vợ chồng anh A và chị B đã kết hôn được ba năm và có một con 2 tuổi. Cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc, anh A chăm chỉ làm ăn, thương vợ, yêu con. Vừa qua có bạn rủ hùn vốn làm ăn, anh A đã dồn hết tiền tiết kiệm của cả hai vợ chồng để đầu tư kinh doanh. Do làm ăn thua lỗ mất tiền nên chị B đã quay sang chì chiết chồng. Anh A sinh chán nản, rượu, chè, cứ uống rượu vào thì anh A lại lôi chị B ra chửi bới… khiến cuộc sống ngày càng bế tắc. Đỉnh điểm hôm qua, sau khi uống rượu, anh A lại to tiếng, quát mắng chị B rồi lao vào đánh vợ, vụ việc chỉ dừng lại khi bố mẹ anh A phát hiện và can ngăn. Sau sự việc này, tình cảm của hai vợ chồng rạn nứt, chị B đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ tiến hành hòa giải như thế nào? 

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình. Cụ thể: Do anh A làm ăn thua lỗ mất tiền nên chị B - vợ anh đã quay sang chì chiết chồng. Anh A sinh chán nản, rượu, chè, cứ uống rượu vào thì anh A lại lôi chị B ra chửi bới thậm chí đánh vợ khiến cuộc sống ngày càng bế tắc. Tình cảm của hai vợ chồng rạn nứt, chị B đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

…”

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”;

 - Đạo lý: đạo lý tình cảm vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam“Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương”, “Chồng nóng thì vợ bớt lời. Cơm sôi nhỏ lửa cả đời không khê”…

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, hoà giải viên phân tích cho anh A và chị B hiểu: việc anh A rượu chè, chửi bới, đánh đập vợ là vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. Việc anh không kiềm chế bản thân, uống rượu rồi lao vào đánh vợ không dừng lại nếu như bố mẹ anh không phát hiện và can ngăn kịp thời thì hậu quả không lường trước được. Chị B không thông cảm cho chồng do làm ăn thua lỗ mà quay sang chì chiết chồng là không nên. Anh A đang buồn chán do công việc đầu tư kinh doanh thất bại, lại thêm vợ trách móc mới càng sinh ra chán nản, rượu, chè, trút giận lên đầu vợ. Bản chất anh A là người chăm chỉ làm ăn, thương vợ, yêu con chẳng qua vì làm ăn thất bại mới sinh ra tật xấu. Chị A nên quan tâm, động viên chồng, cùng chồng “đồng cam, cộng khổ” vượt qua giai đoạn khó khăn. Tiền mất đi thì có thể kiếm lại được, nhưng tình cảm vợ chồng tan vỡ khó có thể hàn gắn được. Anh chị đã có con chung, con anh chị còn nhỏ, cần có sự quan tâm, yêu thương của cả bố lẫn mẹ. Anh chị cần cùng nhau bàn bạc giải quyết khó khăn trong kinh tế trước mắt, anh chị có nhờ bố mẹ, họ hàng hai bên chung tay giúp đỡ trong khả năng có thể, không nên để tình trạng mâu thuẫn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến con cái.

- Hoà giải viên gặp gỡ bố mẹ hai bên anh A và chị B, động viên ông bà hai bên quan tâm, chia sẻ, hàn gắn tình cảm giữa hai anh chị. Đang trong giai đoạn khó khăn, anh chị dễ có những hành động nông nổi, nếu bố mẹ không có sự can thiệp kịp thời dễ để lại hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến hạnh phúc hai anh chị, ảnh hưởng đến cháu của ông bà sau này. 

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

26. Vợ chồng anh Trung và chị Điệp có hai con. Kể từ khi kết hôn, chị Điệp không đi làm mà chỉ ở nhà chăm chồng, con. Thời gian trước kia gia đình êm ấm nhưng từ đầu năm đến nay, công ty anh Trung kinh doanh khó khăn, dẫn đến nguồn thu nhập của anh Trung giảm đáng kể; trong khi chi phí sinh hoạt gia đình tăng lên vì bà nội đau yếu, các con phải học hành nhiều… Anh Trung sinh ra tính tình hay cáu gắt, quát tháo vợ, anh cho rằng mình là người làm ra tiền, trụ cột kinh tế chính, còn vợ thì không làm ra tiền nên khinh thường chị. Chị Điệp thấy chồng cư xử với mình khác trước, nên cho rằng anh Trung “cặp bồ” bên ngoài. Vợ chồng thường xuyên cãi vã, chửi bới, cuộc sống gia đình rất căng thẳng và ảnh hưởng làng xóm xung quanh. 

Nếu được phân công hòa giải, ông (bà) sẽ  hòa giải vụ việc như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Đây là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình và bình đẳng giới giữa hai vợ chồng. Cụ thể: Vì công ty kinh doanh khó khăn, thu nhập giảm sút, anh Trung sinh ra tính tình hay cáu gắt, quát tháo vợ. Anh cho rằng mình là người làm ra tiền, chị Điệp - vợ anh không đi làm mà chỉ ở nhà chăm chồng con nên kinh thường chị. Chị Điệp thấy chồng thay đổi, cho rằng anh Trung “cặp bồ” bên ngoài. Vợ chồng thường xuyên cãi vã, chửi bới, cuộc sống gia đình rất căng thẳng.

b) Căn cứ giải quyết: 

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định:“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.

+ Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định Bình đẳng giới trong gia đình, trong đó khoản 2 Điều này quy định“Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình”.

- Đạo lý: tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, “Của chồng công vợ”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai vợ chồng, trên cơ sở quy định tại Điều 19, khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: việc anh Trung cáu gắt, quát tháo vợ và cho rằng mình là người làm ra tiền, chị Điệp - vợ anh không đi làm mà chỉ ở nhà chăm chồng con nên kinh thường chị là vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới. Theo quy định của pháp luật, vợ chồng anh có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu nguồn tài sản chung của vợ chồng không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Việc chị Điệp chỉ vì thấy chồng cư xử với mình khác trước, nên nghi ngờ anh Trung “cặp bồ” bên ngoài dẫn đến vợ chồng thường xuyên cãi vã, chửi bới, cuộc sống gia đình căng thẳng và ảnh hưởng làng xóm xung quanh là không nên.

- Qua tìm hiểu cụ thể vụ việc, hoà giải viên được anh Trung cho biết gần đây, công ty anh kinh doanh khó khăn, anh gặp nhiều áp lực. Anh thường xuyên phải đi gặp các khách hàng, từ đó vợ anh sinh ghen tuông làm anh càng thêm khó chịu mới sinh ra cáu gắt, quát tháo vợ. Vận dụng đạo lý tình cảm vợ chồng, hoà giải viên động viên anh Trung hiểu và thông cảm cho vợ mình. Chị Điệp tuy không đi làm, không có thu nhập nhưng chị đã làm tốt việc chăm lo cho gia đình, chăm bà nội ốm, lo con cái học hành… để anh tập trung phát triển kinh tế. Anh làm kinh tế nhiều áp lực, thì chị ở nhà cũng vất vả không kém. Thay vì việc coi thường vợ, anh nên quan tâm, chia sẻ với vợ nhiều hơn. Để chị Điệp yên tâm về chồng, anh cũng nên tâm sự nhiều hơn với chị về công việc của mình, về các đối tác khách hàng để chị có thêm sự tin tưởng với anh. Đối với chị Điệp, chị nên thông cảm với những khó khăn anh Trung đang phải đối mặt. Anh vốn là người yêu vợ, thương con nhưng chẳng qua vì áp lực đồng tiền anh mới ra mệt mỏi, cáu kỉnh. Chị cần tìm hiểu rõ sự việc trước khi ghen tuông vô cớ, tránh gây thêm áp lực cho chồng mình. Nếu công việc anh Trung khó khăn quá, nay con anh chị đã lớn, chị nên bàn bạc với anh để chị thu xếp thời gian, công việc gia đình cũng với anh lo kinh tế, tạo thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho anh. Anh chị nên cùng nhau chia sẻ, giãi bày những khúc mắc giải quyết mâu thuẫn không nên để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các con. 

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

27. Trong thời kỳ hôn nhân, Chị H và anh P có một con chung là bé N. Sau một thời gian sinh sống, do không còn tình cảm, mâu thuẫn gia đình cứ âm thầm dồn nén ngày một nặng nề, hai anh chị đã nộp đơn ly hôn lên Tòa án để giải quyết. Do trước đây, Chị H không có công ăn việc làm, không có chỗ ở, nên Tòa đã giao quyền nuôi con cho anh P. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh P bỏ bê, không chăm sóc con cái nên chị H đề nghị anh giao con cho mình nuôi, vì chị cũng đã có việc làm. Nhưng anh H không chịu, vì thế hai người nảy sinh mâu thuẫn trong việc giành quyền nuôi con. Chị H đã đến nhờ Tổ hòa giải tư vấn, giúp đỡ để anh P đồng ý cho chị đón con về nuôi. 

Nếu được phân công hòa giải, ông (bà) sẽ  hòa giải vụ việc như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, chị H và anh P là vợ chồng, sau khi ly hôn, Toà án giao quyền nuôi con cho anh P do trước đây, Chị H không có công ăn việc làm, không có chỗ ở. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh P bỏ bê, không chăm sóc con cái nên chị H đề nghị anh giao con cho mình nuôi, vì chị cũng đã có việc làm. Nhưng anh H không chịu, vì thế hai người nảy sinh mâu thuẫn trong việc giành quyền nuôi con. 

b) Căn cứ giải quyết: 

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

+ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên…”

- Đạo lý: tình cảm gia đình, tình mẫu tử trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Biển Đông còn lúc đầy vơi. Chứ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của hai bên, trên cơ sở quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hoà giải viên phân tích cho hai bên hiểu: việc anh P bỏ bê, không chăm sóc bé N sau khi ly hôn là anh không thực hiện đúng nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Đáng lẽ ra, sau khi ly hôn anh phải dành nhiều thời gian hơn cho con mình, bù đắp những thiệt thòi của con khi không có mẹ. Nếu anh vẫn tiếp tục bỏ bê, không chăm sóc bé N, chị H có quyền yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con.

- Sau khi tìm hiểu cụ thể vụ việc, hoà giải viên được biết, trước đây khi còn chung sống, chị H không đi làm mà ở nhà chăm sóc gia đình. Nên khi ly hôn, chị chưa có việc làm, chỗ ở nên Toà đã giao quyền nuôi con cho anh P. Anh P làm việc ở công ty nước ngoài, có thu nhập ổn định nhưng ít thời gian dành cho con. Thời gian anh đi làm cuối tuần, tăng ca nhiều, bé N thường xuyên phải ở nhà tự chăm sóc bản thân một mình. Qua tìm hiểu, hoà giải viên cũng được biết, bé N đã 8 tuổi, tuy bé không sống chung với mẹ nhưng vẫn rất yêu thương, nhớ mẹ, mong muốn được ở cùng với mẹ. Hoà giải viên động viên anh P tôn trọng nguyện vọng của bé N, để cho bé được đến ở với mẹ. Chị H tuy mới có việc làm những cũng đủ để lo cho con. Hai người tuy không còn là vợ chồng nhưng anh nên đặt lợi ích của con mình lên trên hết. Nếu anh đồng ý để chị H nuôi bé N, anh vẫn có thể thường xuyên qua lại thăm nom, cùng chị H chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con. Đối với chị H, nếu chị được anh P đồng ý cho nuôi con, bên cạnh việc phải dành nhiều thời gian chăm sóc con, chị cũng phải có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho hai bố con thường xuyên gặp nhau, để con sang ở cùng bố những lúc anh P có thời gian rảnh rỗi.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

28. Anh Páo và chị Mỷ quen và yêu nhau khi cả hai học chuyên nghiệp, cũng đến lúc cả hai về xin phép gia đình hai bên đăng ký kết hôn. Qua dò hỏi, biết gia cảnh nhà anh Páo tương đối khó khăn, nên mẹ chị Mỷ không cho con gái lấy anh Páo. Biết chuyện họ hàng khuyên mẹ chị Mỷ nên để các con tự quyết định hôn nhân, cuối cùng bà đồng ý cho anh Páo và chị Mỷ đăng ký kết hôn và cưới nhưng với điều kiện nhà anh Páo phải mang lễ hỏi gồm: 100 triệu đồng tiền mặt, 8 đồng bạc trắng, 2 con trâu, rượu 20 xách…. Số lễ vật trên quá khả năng của gia đình anh Páo và cũng là sự gây khó khăn từ mẹ chị Mỷ. Anh Páo đến nhờ Tổ hòa giải giúp đỡ. 

Nếu được phân công hòa giải, ông (bà) sẽ  hòa giải vụ việc như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Anh Páo và chị Mỷ quen và yêu nhau, muốn xin phép gia đình hai bên đăng ký kết hôn. Biết gia cảnh nhà anh Páo khó khăn, nên mẹ chị Mỷ không cho con gái lấy anh Páo. Biết chuyện họ hàng khuyên mẹ chị Mỷ nên để các con tự quyết định hôn nhân, bà đồng ý cho anh Páo và chị Mỷ đăng ký kết hôn nhưng cố ý gây khó khăn bằng việc thách cưới bằng số lễ vật vượt quá khả năng của gia đình anh Páo. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật: 

+ Điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”

+ Điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”.

Về đạo lý: Vận dụng ca dao, tục ngữ có liên quan như “Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên”

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của anh Hải và mẹ của anh.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại b khoản 2 Điều 5, điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và đạo lý về tình cảm gia đình, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của mỗi người:

+ Đối với mẹ chị Mỷ: hòa giải viên cần phân tích để bà hiểu việc bà cản trở hôn nhân của con gái bà với anh Páo là trái với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Con cái có quyền tự quyết định hôn nhân, hạnh phúc của chính mình chứ không phải do cha mẹ quyết định. Hạnh phúc của con gái bà cũng là hạnh phúc của bà và gia đình. Việc thách cưới của bà là không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình anh Páo. Đồng thời, đây cũng là một trong những tập tục lạc hậu không nên được tiếp tục duy trì. Bên cạnh đó, hoà giải viên động viên bà hiểu rằng anh Páo tuy gia cảnh khó khăn nhưng anh là người con hiếu thảo, được học hành đầy đủ, có ý chí vươn lên, xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho con gái bà sau này.

+ Đối với anh Páo và chị Mỷ: hoà giải viên khuyên anh chị mặc dù việc làm của mẹ chị Mỷ là sai, nhưng anh chị cũng phải bình tĩnh, không nên nóng vội. Chị Mỷ nên lựa những lúc mẹ vui vẻ để giải thích, thuyết phục mẹ, tiếp tục nhờ họ hàng, cô bác tác động thêm để mẹ thay đổi cách nhìn đối với anh Páo, không nên đánh giá con người qua hoàn cảnh vì “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

29. Ông Thành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (là tài sản chung của vợ chồng ông Thành, bà Loan) cho vợ chồng ông Hà, bà Hòa với số tiền 950 triệu đồng. Khi chuyển nhượng ông Thành không bàn bạc với bà Loan mà đã tự mình ký tên Loan để chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Hà. Sau khi chuyển nhượng xong, ông dùng tiền chi tiêu vào một số việc gia đình, số còn lại là 800 triệu lập 01 sổ tiết kiệm. Vợ chồng ông Hà, bà Hòa tiến hành xây dựng nhà trên đất đã mua, khi đang xây dựng thì bà Loan phát hiện. Bà Loan kiên quyết không “bán đất”, việc ông Thành mạo chữ ký là vi phạm pháp luật. Ba Loan yêu cầu ông Thành trả tiền cho ông bà Hà Hòa. Ông bà Hà Hòa phải thu dọn công trường đang xây dựng để trả lại đất cho bà. Nhưng ông Thành và ông Hà, bà Hòa không đồng ý. Mâu thuẫn giữa các bên gây ầm ĩ cả thôn, đâu đâu cũng bàn tán.

 Nếu được phân công hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào? 

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, dân sự, có liên quan đến chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng và giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể: Ông Thành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng ông cho vợ chồng ông Hà, bà Hòa. Khi chuyển nhượng ông Thành không bàn bạc với vợ - bà Loan mà đã tự mình ký tên Loan để chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Hà, bà Hoà. Vợ chồng ông Hà tiến hành xây dựng nhà trên đất đã mua, khi đang xây dựng thì bà Loan phát hiện. Bà Loan kiên quyết không “bán đất”. Bà Loan yêu cầu ông Thành trả tiền cho vợ chồng ông Hà, đồng thời yêu cầu vợ chồng ông Hà phải thu dọn công trường đang xây dựng để trả lại đất cho bà. Nhưng ông Thành và vợ chồng ông Hà không đồng ý. Mâu thuẫn giữa các bên gây ầm ĩ cả thôn.

b) Căn cứ giải quyết:

+ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 quy định việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

          …”

+ Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó...”

+ Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: 

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

- Đạo lý: Vận dụng những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến tình huống về tình nghĩa vợ chồng, tình cảm con người như “Của chồng công vợ”

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của các bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, hoà giải viên phân tích cho các bên hiểu: việc ông Thành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng ông cho vợ chồng ông Hà mà không bàn bạc và đã tự mình ký tên Loan - vợ ông là vi phạm quy định pháp luật về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng được quy định trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Ông không được toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất - là tài sản chung của vợ chồng ồng mà chưa có sự đồng ý của vợ ông. Mặt khác, việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông và vợ chông ông Hà thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự này không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Kết hợp quy định của pháp luật, hoà giải viên khéo léo vận dụng đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, tình cảm con người động viên vợ chồng ông Thành thoả thuận với vợ chồng ông Hà về việc huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. Vợ chồng ông Hà thu dọn công trường và trả lại mảnh đất đã mua cho vợ chồng ông Thành. Vợ chồng ông Thành có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền 950 triệu đồng từ việc bán đất đã nhận của vợ chồng ông Hà. Đồng thời, việc ông Thành giả mạo chữ ký của vợ ông để bán đất đã gây thiệt hại cho vợ chồng ông Hà trong bước đầu đầu tư xây dựng nhà. Hoà giải viên động viên vợ chồng ông Thành bàn bạc với vợ chồng ông Hà trong việc bồi thường một khoản hợp lý cho vợ chồng ông Hà.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

30. Khi quyết định cho anh Hữu và chị Thủy ly hôn, Tòa án nhất trí với thỏa thuận của hai vợ, chồng là giao chị Thủy nuôi con. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con chị Thủy không cho anh Hữu gặp con. Anh Hữu nhiều lần muốn gặp con nhưng không được gặp nên đã rất tức giận, nhiều lần cãi nhau trước cửa nhà chị Thủy, ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh.

Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ tiến hành hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn: 

Mâu thuẫn trong tình huống trên thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình,liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Cụ thể, sau khi ly hôn chị Thuỷ được Toà án giao cho nuôi con. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con chị Thủy không cho anh Hữu - chồng cũ của chị gặp con. Anh Hữu nhiều lần muốn gặp con nhưng không được gặp nên đã rất tức giận, hai người nhiều lần xảy ra mâu thuẫn.

b) Căn cứ giải quyết:    

- Căn cứ pháp luật: Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

- Đạo lý: đạo lý về tình cảm gia đình, nhất là tình cha con, công ơn sinh thành qua ca dao, tục ngữ Việt Nam: “Con có cha như nhà có nóc. Con không cha như nòng nọc đứt đuôi”, “Trách ai đặng cá quên nơm. Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành”…

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của anh Hữu và chị Thuỷ.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của mỗi người:

+ Đối với chị Thuỷ: qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết việc chị không cho không cho anh Hữu gặp con bắt nguồn từ việc chị muốn trả thù chồng cũ,sợ con thương cha hơn mẹ. Hòa giải viên gặp chị Thủy để phân tích cho chị thấy hành động của chị là ngăn cản tình cảm thiêng liêng giữa cha và con, là trái với đạo lý, đồng thời vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

+ Đối với anh Hữu: việc anh muốn gặp con là đúng, nhưng việc không giữ bình tĩnh, tức giận, cãi cọ với chị Thuỷ là không nên, việc này vừa gây mất trật tự, vừa làm mâu thuẫn với vợ cũ ngày càng tăng nhưng không giải quyết được vấn đề. Đồng thời việc anh chị cãi cọ còn gây ảnh hưởng đến con chung giữa hai người.

- Bên cạnh quy định của pháp luật, hoà giải viên khéo léo vận dụng đạo lý tình cảm gia đình, cha con phân tích, khuyên nhủ chị Thuỷ chấm dứt việc ngăn cản, tạo điều kiện để cha con anh Hữu được gặp nhau. Việc chị cho bố con anh Hữu gặp nhau còn là quyền lợi của con chị. Cha mẹ ly hôn, con chị đã chịu thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác, chị nên để cho con chị lớn lên có sự quan tâm, tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Đối với anh Hữu, hoà giải viên khuyên anh vì tình xưa nghĩa cũ của vợ chồng, hãy hiểu và thông cảm cho những bức xúc của chị Thủy. Anh chị nên ngồi lại với nhau nói chuyện cụ thể việc thăm nom, nuôi dạy con cho phù hợp với thời gian, nguyện vọng của cả hai người và của cả con mình.

- Trong trường hợp hai bên thoả thuận được với nhau, hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Hoà giải viên thực hiện hướng dẫn thực hiện đề nghị Toà án công nhận kết quả hoà giải thành ở cơ sở nếu một trong các bên có yêu cầu.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

31. Anh Khiếu và chị Mây kết hôn được 8 năm mà vẫn chưa có con. Nhiều lần anh chị đi khám và bác sĩ chẩn đoán chị Mây không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, hai vợ chồng quyết định sẽ nhờ người mang thai hộ. Chị Mây muốn em gái của mình là người mang thai hộ, anh Khiếu thì không đồng ý, vì muốn người ngoài mang thai hộ tránh nhiều chuyện về sau. Hai vợ chồng xảy ra cãi vã, mâu thuẫn. 

Nếu được giao hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ tiến hành hòa giải như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, liên quan đến việc mang thai hộ. Cụ thể: Anh Khiếu và chị Mây kết hôn được 8 năm mà vẫn chưa có con do chị Mây không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hai vợ chồng quyết định sẽ nhờ người mang thai hộ. Chị Mây muốn em gái của mình là người mang thai hộ, anh Khiếu không đồng ý mà muốn người ngoài mang thai hộ. Hai vợ chồng xảy ra cãi vã, mâu thuẫn. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điểm a khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định một trong những điều kiện người được nhờ mang thai hộ là “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ”

+ Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định: “Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”

- Đạo lý: tình cảm vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ chồng anh Khiếu và chị Mây.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, hoà giải viên giải thích cho anh Khiếu và chị Mây hiểu theo quy định của pháp luật, một trong những điều kiện người được nhờ mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng. Người thân thích đó bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Do đó, việc chị Mây muốn em gái mình mang thai hộ là đúng với quy định của pháp luật. Hoà giải viên phân tích cho anh Khiếu thấy, em gái chị Mây đã từng sinh con, đang ở độ tuổi sinh nở hơn nữa là người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mang thai và đảm bảo đứa trẻ sinh ra khoẻ mạnh. Anh nên cân nhắc và nghe theo đề nghị của vợ. Hoà giải viên động viên chị Mây nên bình tĩnh, lựa lời gần gũi, khuyên nhủ chồng để tìm tiếng nói chung, giải quyết mâu thuẫn.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

32. Vợ chồng anh A sống chung với bố mẹ chồng. Khi bố mẹ anh A tiến hành cải tạo lại ngôi nhà, vợ chồng anh A đã đưa cho bố mẹ 200 triệu đồng. Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh A thường bênh vực mẹ nên chị B rất bức xúc, căng thẳng, mỗi lần như thế là một lần to tiếng, cãi vã. Không chịu nổi cuộc sống căng thẳng, chị B có ý định ly hôn chồng nhưng chị còn băn khoăn không biết nếu ly hôn, quyền lợi của chị sẽ thế nào, trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con. Chị đã tìm đến Tổ hòa giải nhờ giúp đỡ. 

Nếu được giao hòa giải vụ việc, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào? 

Gợi ý:                                 

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Vợ chồng anh A sống chung với bố mẹ chồng. Khi bố mẹ anh A tiến hành cải tạo lại ngôi nhà, vợ chồng anh A đã đưa cho bố mẹ 200 triệu đồng. Quá trình chung sống giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có nhiều xích mích. Do anh A thường bênh vực mẹ nên chị B rất bức xúc, căng thẳng. Chị B có ý định ly hôn chồng, trong khi chị vẫn rất yêu chồng, thương con. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

+ Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình, trong đó khoản 1 điều này quy định: “Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.”

- Về đạo lý: vận dụng ca dao, tục ngữ về truyền thống, đạo lý tình cảm gia đình: “Dâu hiền lại gặp mẹ hiền. Cái quần tám túm cũng liền như xưa”, “Vợ chồng là nghĩa cả đời. Ai ơi, chớ nghĩ những lời thiệt hơn”...

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, nguyện vọng của các bên.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của các bên, trên cơ sở quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, truyền thống, đạo lý về tình cảm gia đình, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của mỗi người:

+ Đối với mẹ anh A: qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết bà là người yêu thương con cháu nhưng lại rất hay để ý lời ăn tiếng nói của con dâu, còn con dâu bà còn trẻ, tính tình bồng bột, hay nói năng không suy nghĩ, công việc bận rộn không có nhiều thời gian chăm lo gia đình. Nhiều khi bà không vừa lòng với con dâu nhưng không góp ý trực tiếp mà cằn nhằn với con trai, chị B biết được nên mẹ chồng nàng dâu thường xuyên xảy ra xích mích. Hoà giải viên khuyên mẹ anh A nên coi con dâu như con đẻ của mình, các  cụ  ta vẫn thường nói “dâu con, rể khách”. Bà cũng đã từng làm dâu nên hơn ai hết bà nên thông cảm và hiểu cho con dâu của mình. Bà nên vị tha, độ lượng, không nên để ý, khắt khe với con dâu. Con dâu có điều gì không nên không phải thì bà cần nhẹ nhàng dạy bảo để con dâu bà nhận ra cái sai của mình mà tự sửa chữa, rút kinh nghiệm, không nên chỉ nói riêng với con trai. Từ đó, cuộc sống gia đình sẽ thoải mái, vui vẻ và con trai bà cũng sẽ không phải khó xử vì mâu thuẫn giữa mẹ và vợ mình. 

+ Đối với chị B: hoà giải viên khuyên chị, đôi lúc mẹ chồng có thái độ gay gắt với chị, chị không nên đôi co với bà, chị nên bình tĩnh lựa lúc mẹ chồng vui vẻ để nói chuyện với bà. Phân tích cho chị thấy việc chị bức xúc, căng thẳng, cãi cọ với mẹ chồng là không nên. Chị nên cởi mở với mẹ chồng, chia sẻ suy nghĩ, công việc của mình để mẹ chồng hiểu và thông cảm. Là phận con, chị phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ đẻ. Chị vẫn rất yêu chồng, thương con không nên vì mâu thuẫn với mẹ chồng mà muốn ly hôn để ảnh hưởng đến hạnh phúc của chị và tương lai của các con.

+ Đối với anh A: hoà giải viên khuyên anh nên tìm hiểu rõ khúc mắc giữa mẹ và vợ mình để kịp thời giải quyết mâu thuẫn giữa hai người một cách công bằng, khéo léo. Anh không nên chỉ bênh vực mẹ mình mà làm cho vợ anh bị tổn thương, điều đó chỉ làm cho mâu thuẫn giữa mẹ và vợ anh ngày càng tăng lên. 

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

33. Chị Trần được mẹ đẻ cho thừa kế riêng một thửa đất nông nghiệp rộng 1.000m2. Vợ chồng chị Trần lập trang trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả trên đất đó. Số tiền lợi nhuận từ kinh doanh trang trại do chị Trần thu về và sử dụng vào việc riêng. Anh A chồng chị cho rằng chị Trần tự ý chi tiêu, không tôn trọng mình và xảy ra cãi vã. Anh A còn yêu cầu chị Trần phải làm thủ tục để ghi tên mình vào sổ đỏ vì đây là tài sản được thừa kế sau thời kỳ hôn nhân. Chị Trần không đồng ý và nói rằng đây là tài sản được thừa kế riêng. Mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng gây mất tình cảm gia đình và mất trật tự trong cộng đồng. Bà C gửi đơn đến tổ hòa giải để yêu cầu hòa giải. 

Nếu được phân công hòa giải vụ việc này, ông (bà) sẽ hòa giải như thế nào? 

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuân:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có liên quan đến quy định về tài sản chung, tài riêng của vợ chồng. Cụ thể: Chị Trần được mẹ đẻ cho thừa kế riêng một thửa đất nông nghiệp . Vợ chồng chị lập trang trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả trên đất đó. Số tiền lợi nhuận từ kinh doanh trang trại do chị thu về và sử dụng vào việc riêng. Anh A chồng chị cho rằng chị tự ý chi tiêu, không tôn trọng mình và xảy ra cãi vã. Anh A yêu cầu chị phải làm thủ tục để ghi tên mình vào sổ đỏ nhưng chị không đồng ý. Mâu thuẫn vợ chồng ngày càng trầm trọng.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

- Về đạo lý: đạo lý về tình nghĩa vợ chồng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:“Vợ chồng là nghĩa già đờiAi ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn. Vợ chồng là nghĩa phu thêTay ấp má kề sinh tử có nhau”…

c) Hướng giải quyết: 

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hoà giải viên phân tích rõ mặt đúng, mặt sai của hai vợ chồng để từ đó thay đổi cách ứng xử phù hợp với nhau:

+ Đối với anh A: hoà giải viên cần phân tích cho anh hiểu theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình mặc dù anh đã kết hôn với chị Trần, nhưng việc chị được mẹ đẻ cho thừa kế riêng một thửa đất thì đó là tài sản riêng của chị. Anh A không có quyền yêu cầu chị phải làm thủ tục để ghi tên anh vào sổ đỏ.

+ Đối với chị Trần: việc chị không đồng ý làm thủ tục để ghi tên anh A vào sổ đỏ là đúng, vì đây là tài sản thừa kế riêng của chị. Tuy nhiên, việc chị sử dụng số tiền lợi nhuận phát sinh từ tài sản riêng của chị vào mục đích riêng, chị tự ý chi tiêu không hỏi ý kiến của anh A là không đúng với quy định của pháp luật.  Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, khéo léo vận dụng đạo lý về tình cảm gia đình, hòa giải viên phân tích cho chị hiểu, tuy thửa đất là tài sản thừa kế riêng của chị, nhưng việc lập trang trại kinh doanh trên đất đó để tạo ra lợi nhuận có công lao đóng góp của cả hai vợ chồng. Bởi vậy, việc sử lợi nhuận được tạo ra chị có trách nhiệm bàn bạc, trao đổi, hỏi ý kiến anh A. Việc này không chỉ đúng quy định của pháp luật mà giúp chồng chị cảm thấy mình được tôn trọng, tình cảm gia đình thêm gắn kết.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

34. Anh An và chị Hoa kết hôn được 8 năm và có 02 người con, một trai, 01 gái. Kể từ khi chị Hoa sinh cháu thứ hai, anh An luôn nghi ngờ chị Hoa không chung thủy và cho rằng bé gái thứ hai không phải con của anh. Anh thường xuyên uống rượu rồi gây gổ, xỉ vả chị, cuộc sống của vợ chồng thường xuyên có mâu thuẫn. Sau đó sự việc được báo cho Tổ hòa giải để được hòa giải. 

Nếu được phân công hòa giải, ông (bà) sẽ  hòa giải vụ việc như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con. Cụ thể: Anh An và chị Hoa kết hôn được 8 năm và có 02 người con, một trai, 01 gái. Anh An nghi ngờ chị Hoa không chung thủy và cho rằng bé gái thứ hai không phải con của anh. Anh thường xuyên uống rượu rồi gây gổ, xỉ vả chị, cuộc sống của vợ chồng thường xuyên có mâu thuẫn. 

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc xác định cha, mẹ:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng…

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

- Đạo lý: đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, gia đình trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:“Vợ chồng là nghĩa già đờiAi ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn. Vợ chồng là nghĩa phu thêTay ấp má kề sinh tử có nhau”; “Mẹ cha gánh vác hy sinh. Mẹ cha quên cả thân mình vì con”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hoà giải viên phân tích rõ cho vợ chồng anh An và chị Hoa hiểu: việc anh An không thừa nhận con gái thứ hai là con của mình là không đúng, vì theo quy định của pháp luật con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Anh không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định. Qua tìm hiểu vụ việc, hoà giải viên được biết, chị Hoa vốn là một người vợ chung thuỷ, hết lòng vì chồng con. Khi sinh con ra, có người nói con trai của anh thì giống anh như đúc, tuy nhiên con gái thứ hai không giống bố, cũng không giống mẹ. Từ đó anh nảy sinh nghi ngờ, ghen tuông vô cớ. Hoà giải viên động viên anh An tin tưởng vào vợ mình, vợ anh đã chung sống với anh suốt 8 năm không hề có điều tiếng gì, hành động của anh là rất vô căn cứ. Nếu anh tiếp tục nghi ngờ vợ và không thừa nhận con mình sẽ dẫn đến tổn thương con gái, mâu thuẫn vợ chồng tăng lên, gia đình tan vỡ.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.

35. Anh A và chị B kết hôn đã ba năm và có một con trai. Anh A chăm chỉ làm ăn, lo đầy đủ cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, anh lại rất mê cây cảnh, không để ý gì đến việc chăm sóc con cái. Chị B là người hiền lành, nhẫn nại, yêu chồng thương con. Một hôm, con trai bị viêm phổi phải đi cấp cứu, gọi điện thoại cho chồng nhưng anh A không về, một mình chị B xoay xở trong bệnh viện. Đến tối, chị về nhà lấy thêm đồ thì thấy chồng cũng vừa về tới nhà thì gặp Anh A mang theo một chậu lan về, chị B vô cùng tức giận dùng tay đẩy chậu lan vỡ tan tành. Anh A quá bất ngờ, quay sang tát chị. Hai người to tiếng với nhau, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng xảy ra nhiều ngày, không bên nào chịu nhường bên nào. 

Nếu được phân công hòa giải, ông (bà) sẽ hòa giải vụ việc như thế nào?

Gợi ý:

a) Xác định mâu thuẫn:

Mâu thuẫn trong tình huống trên là mâu thuẫn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cha mẹ đối với con. Cụ thể, anh A luôn chăm chỉ làm ăn, lo đầy đủ cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, anh lại rất mê cây cảnh, không để ý gì đến việc chăm sóc con cái. Chị B là người hiền lành, nhẫn nại, yêu chồng thương con. Khi con trai bị viêm phổi phải đi cấp cứu cũng chỉ có một mình chị B xoay xở trong bệnh viện. Đến khi chị về nhà thì gặp anh A mang theo một chậu lan về, chị B vô cùng tức giận dùng tay đẩy chậu lan vỡ tan tành. Anh A quay sang tát chị. Hai người to tiếng, mâu thuẫn với nhau.

b) Căn cứ giải quyết:

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng, trong đó khoản 1 Điều này quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

+ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, trong đó khoản 1, 2 Điều này quy định:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

- Đạo lý: đạo lý về tình nghĩa vợ chồng, gia đình trong ca dao, tục ngữ Việt Nam:“Vợ chồng là nghĩa già đờiAi ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn. Vợ chồng là nghĩa phu thêTay ấp má kề sinh tử có nhau”; “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…

c) Hướng giải quyết:

- Hoà giải viên khi được phân công tiến hành hoà giải cần tìm hiểu cụ thể vụ việc, gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây ra mâu thuẫn và nguyện vọng của hai vợ chồng.

- Sau khi tìm hiểu rõ vụ việc, nguyên nhân mâu thuẫn và mong muốn của mỗi người, trên cơ sở quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đạo lý tình cảm gia đình, vợ chồng, hoà giải viên phân tích rõ cho vợ chồng anh A và chị B hiểu:

+ Đối với anh A:  Qua tìm hiểu, hoà giải viên được biết anh là người làm ra kinh tế chính trong gia đình, vì vậy, anh coi trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con là của vợ mình. Ngoài công việc, anh chỉ tập trung vào thú vui, sở thích đối với cây cảnh. Hoà giải viên phân tích cho anh thấy, việc anh chỉ tập trung làm ăn, lo cho cuộc sống gia đình nhưng không để ý gì đến việc chăm sóc con cái là chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Theo quy định của pháp luật, anh phải cùng san sẻ với vợ trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng, chăm lo việc học tập, giáo dục cho con để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Đối với chị B: Hoà giải viên tìm hiểu được biết chị là người hiền lành, nhẫn nại, yêu chồng thương con. Bình thường, chị luôn gánh vác hết trách nhiệm nuôi dạy con cái mà không nhờ sự giúp đỡ của chồng. Đến khi con bị ốm nặng, một mình chị không xoay sở được, chị mới gọi đến chồng nhưng anh không quan tâm, coi đó là việc bình thường mà chị vẫn thường làm. Vì quá lo lắng cho con, chị sinh ra tức giận làm vỡ chậu lan của anh A dẫn đến hai vợ chồng mâu thuẫn. Hoà giải viên phân tích cho chị thấy, việc chị không cần chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái với anh A vô tình làm cho anh ỉ lại, quên đi trách nhiệm của người cha đối với con. Chị cần thường xuyên gần gũi, chủ động nhờ anh giúp đỡ mình trong nuôi dưỡng, giáo dục con. Anh nên bớt thời gian cho thú vui cây cảnh, dành thời gian đó cho gia đình. Việc này vừa giúp gắn kết tình cảm cha con, vợ chồng, vừa làm giảm áp lực công việc gia đình đối với chị.

- Trong trường hợp hai vợ chồng hoá giải được mâu thuẫn, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.