THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN NGỌC LẶC
   

Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh

Ngày tạo:  03/02/2023 09:38:12
Ngày 01 tháng 02 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND về Phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

           Nhằm tạo sự đồng thuận, quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm; đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo cơ hội giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng bền vững.

          Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-LĐTBXH ngày 05/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 249/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, Ngày 01 tháng 02 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND về Phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

           Kế hoạch xác định rõ việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm được tiến hành đồng bộ với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác trong phòng, chống mại dâm; kết hợp phòng, chống tệ nạn mại dâm với phòng, chống tệ nạn ma túy và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Bảo đảm về tiến độ, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp đã được đặt ra trong Kế hoạch giai đoạn, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan. 

          Để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, UBND tỉnh xác định rõ các nhiệm vụ: 

          Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tệ nạn mại dâm. Đảm bảo Ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên; Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí trung ương và cấp tỉnh ít nhất một tháng, một lần; Ít nhất 20% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 15% người lao động trong các khu công nghiệp; 20% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.   

          Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa bàn cơ sở với chỉ tiêu: 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm năm 2023;  Ít nhất 60% các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội; chương trình phòng, chống ma túy; chương trình phòng, chống HIV/AIDS; chương trình phòng, chống mua bán người. 

          Tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm, đảm bảo 100% tin báo, tố giác, phản ánh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời;  Tăng 3-5% số tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật so với năm 2022; tổ chức kiểm tra ít nhất 25% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn. 

          Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm với chỉ tiêu: Ít nhất 10% địa bàn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai mô hình thí điểm về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, đảm bảo ít nhất quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm; Ít nhất 70% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng. 

          Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm nhằm đảm bảo ít nhất 20% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp tỉnh và 15% ở các huyện, thị xã, thành phố, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm. 

          Để thự hiện các nhiệm vụ nhằm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Giám đốc các sở: Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc UBND tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ các nhiệm vụ của Kế hoạch để xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, đơn vị trong Quý I/2023 để triển khai thực hiện; 

          Giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan, đơn vị khác chủ trì nhưng có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, địa phương, đơn vị mình nhằm đảm bảo các chỉ tiêu và tiến độ theo Kế hoạch. 

          Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm; tham gia tích cực trong đấu tranh phòng chống mại dâm; giúp đỡ người mại dâm hoàn lương; tư vấn dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm hoà nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng tránh tái phạm. 

          Với việc ban hành Kế hoạch về Phòng, chống mại dâm trên địa bàn đã thể hiện sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc phòng, chống tệ nạn mại dâm nói riêng và các tệ nạn xã hội khác nói chung trên địa bàn. Cùng sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, chính quyền cơ sở sẽ là điều kiện tiên quyết góp phần đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn, qua đó đảm bảo cho xã hội bình yên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm baopr sự phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.