Hội nghị được triển khai cho 260 đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo UBND xã; đại diện Ủy ban MTTQ xã; đại diện Công an xã; cán bộ Tư pháp hộ tịch, Văn phòng - thống kê, Kế toán - Ngân sách, Văn hóa, Chính sách - Xã hội; Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, trưởng các tổ chức đoàn thể ở cơ sở: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hòa giải viên và đại diện nhân dân là những người có uy tín trên địa bàn xã.
Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Lò Thị Dư – Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư nhấn mạnh: Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên của hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ người dân thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả quy định về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, thúc đẩy, cải thiện, nâng cao chất lượng, đời sống tinh thần và đời sống pháp lý của người dân.
Buổi sáng, các Đại biểu được nghe báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh: Phan Văn Đại – Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp truyền đạt các quy định của pháp luật về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xây dựng xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT- BTP ngày 15/11/2022 hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg).
Tiếp đến, chiều cùng ngày đồng chí Dương Thị Vân, Báo cáo viên pháp luật tỉnh đã truyền đạt một số nội dung cơ bản của các quy định Kỹ năng, nghiệp vụ về Phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng, nghiệp vụ về Hòa giải ở cơ sở,pháp luật liên quan đến Hòa giải ở cơ sở, giới thiệu hoạt động Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Theo đó đã giới thiệu đối tượng được trợ giúp pháp lý, quyền của người được trợ giúp pháp lý và cách thức liên hệ với Trung tâm Trợ giúp pháp lý và các Chi nhánh trợ giúp pháp lý cùng một số quy định của pháp luật thực định về dân sự, hôn nhân và gia đình...
Hội nghị được truyền tải đến các đại biểu bằng nhiều phương pháp linh hoạt khác nhau như: Các báo cáo viên pháp luật luôn tạo tình huống, câu hỏi pháp luật để các đại biểu tham dự được nêu ra quan điểm của mình về tình huống pháp luật, trên cơ sở đó các Báo cáo viên sẽ phân tích tình huống pháp luật dự trên các quy định của pháp luật để các đại biểu nắm rõ hơn các quy định của pháp luật thông qua các tình huống được đưa ra./.
Dương Minh |
Nguồn tin: Phòng PBGDPL |
File đính kèm |