THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN VĨNH LỘC
   

Khám phá Thành nhà Hồ - Kiệt tác đá kỳ vĩ nhất Đông Nam Á

Ngày tạo:  05/01/2024 10:47:19
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh, thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ.

Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm có còn lại không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Mặc dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng nhiều công trình của tòa thành này còn tương đối nguyên vẹn.

Thành nhà Hồ gồm các bộ phận: La thành, Hào thành, Hoàng thành, Đàn tế Nam Giao cấu thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài Hoàng thành gồm tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá xanh nặng từ 10 đến 20 tấn, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau, có phiến dài tới hơn 6m, nặng hơn 20 tấn. Tổng khối lượng đá sử dụng để xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Ngày 27-6-2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, Thành nhà Hồ được Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.

Trên lãnh thổ Việt Nam và châu Á có nhiều kiến trúc bằng đá, nhất là các pháo đài, đền miếu, tượng đài, lăng mộ nhưng Thành nhà Hồ là kinh đô duy nhất xây dựng chủ yếu bằng đá, rất hiếm trên thế giới. Trong ảnh: Cửa Nam Thành nhà Hồ.

Thành có 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Cổng Nam là cổng chính, có ba cửa: Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m; hai cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Toàn bộ cổng Nam dài hơn 34m, cao 10m, dày 15m. Cổng được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít nhau. 

Mặt trên cửa Nam phẳng, được ốp hoàn toàn bằng đá, rộng khoảng 500m2, du khách có thể lên trên cửa Nam bằng cầu thang. Từ đây phóng tầm mắt có thể ngắm toàn cảnh di tích Thành nhà Hồ.

 

oàn cảnh Thành nhà Hồ nhìn từ cửa phía Nam. Thành có quy mô lớn, hình gần vuông. Con đường dẫn đến cửa Bắc ở đối diện. Ở chính giữa, con đường này sẽ vuông góc, giao nhau với con đường dẫn ra cổng phía Tây ở bên trái và cổng phía Đông ở bên phải.

 

Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, cao 1m, dày 0,7m, nặng khoảng 15 đến 20 tấn. Dưới tác động của thiên nhiên, các phiến đá trở nên rêu phong, cổ kính, những gốc duối nhiều năm tuổi mọc xen giữa các phiến đá càng làm tường thành thêm vững chắc nhờ những bộ rễ bám lấy đá, ăn sâu vào tường đấ

 

 

 

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Bình Khương liên quan đến lịch sử xây dựng Thành nhà Hồ nằm sát tường thành phía Đông. Truyền thuyết kể rằng: “Trần Cống Sinh là chồng Bình Khương được giao xây dựng tường thành phía Đông nhưng tường thành xây xong lại sụt lún. Cống Sinh không hoàn thành nhiệm vụ nên bị triều đình vùi thân vào tường thành. Thương xót trước cái chết của chồng, để giữ tiết thủy chung, Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết.

 

Ban đầu, đền được nhân dân xây dựng bằng tre, nứa để thờ Bình Khương phu nhân và Cống Sinh phu quân. Năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa là Vương Duy Trinh cảm động trước câu chuyện tình thủy chung đã khôi phục đền và cho dựng bia ghi lại sự tích Cống Sinh – Bình Khương. Đền thờ là di tích minh chứng cho quá trình lao động gian khổ, bền bỉ của người xưa tham gia xây dựng Thành nhà Hồ, đồng thời ca ngợi khí tiết son sắt của người phụ nữ Việt Nam.

 


Phòng Tư pháp huyện Vĩnh Lộc
Nguồn tin: Nguồn sưu tầm

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.