THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN NHƯ THANH
   

Thanh Hóa tăng cường chỉ nâng cao điểm số, thứ hạng đạo chỉ số DDCI

Ngày tạo:  12/07/2022 17:38:09
Năm 2021 là năm đầu tiên tỉnh Thanh Hóa tổ chức đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện (DDCI).

          Kết quả đánh giá DDCI Thanh Hóa hàng năm là một trong các căn cứ để đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, là một trong những giải pháp thúc đẩy cải thiện chất lượng hoạt động của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh. 

          Để tiếp tục cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số DDCI Thanh Hóa, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, ngày 01 tháng 7 năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 9557/UBND-THKH về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa. Trong đó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp:

          1. Nhiệm vụ, giải pháp chung 

          1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số DDCI Thanh Hóa, làm cho từng cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp nhận thức rõ đây là khâu đột phá để cải thiện chất lượng hoạt động của các đơn vị, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

          1.2. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính quyền điện tử”, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

          1.3. Tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, HDND tỉnh, UBND tỉnh ban hành tại các Chương trình hành động1 , Kế hoạch hành động2 , Khâu đột phá đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản chỉ đạo điều hành khác. 

          1.4. Trên cơ sở kết quả công bố DDCI năm 2021 của VCCI Thanh Hóa, các cấp, các ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng đơn vị, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thanh Hóa năm 2022. 

          1.5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết công việc và đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức thực hiện mô hình “Tổ công tác liên ngành” trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, loại bỏ các đầu mối, công đoạn xử lý chồng chéo, thiếu trách nhiệm, trong giải quyết công việc. 

          1.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp, VCCI Thanh Hóa trong việc tư vấn pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh. 

          2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể 

          2.1. Về tính minh bạch và tiếp cận thông tin 

          (1) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng website đồng bộ, thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch, các quy định pháp luật, cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực quản lý trên website của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng website để nhanh chóng giải quyết thủ tục hành chính; duy trì bộ phận trả lời trực tuyến các câu hỏi, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật. 

          (2) Văn phòng UBND tỉnh hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh hoạt động ổn định, dễ tiếp cận, dễ tra cứu, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản công khai thủ tục hành chính, đất đai, quy hoạch... theo quy định và các văn bản chỉ đạo, điều hành (trừ văn bản mật) do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. 

          (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật đầy đủ các thông tin về Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, kế hoạch đầu tư công, đăng ký doanh nghiệp, chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư và các thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao trên website của cơ quan. 

          (4) Sở Tài nguyên và Môi trường công bố đầy đủ các thông tin về Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện (bao gồm bản đồ, danh mục,....), cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng và các thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao trên website của cơ quan. 

          (5) Sở Xây dựng cập nhật đầy đủ các thông tin về Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, các quy hoạch đô thị, xây dựng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc các tuyến đường giao thông lớn và các thông tin khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao trên website của cơ quan. 

          (6) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh cập nhật đầy đủ các thông tin về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành và các thông tin liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp. 

          (7) Sở Ngoại vụ chủ động, phối hợp cung cấp thông tin đến các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan phát triển, tổ chức quốc tế và các đối tác nước ngoài về tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu hợp tác của tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

          2.2. Về tính năng động và vai trò của người đứng đầu 

          (1) Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Chủ động nâng cao tính năng động và tiên phong của người đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị trong thực hiện vai trò hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp và nhà đầu tư; linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết công việc; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được giao. - Tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh trong quá trình thực thi công vụ, tránh tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, dẫn đến sự chậm trễ trong 4 công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc hoặc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp. 

          (2) Văn phòng UBND tỉnh triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện những nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh để kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tiếp nhận và phản hồi trong quá trình giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp; đổi mới, nâng cao chất lượng đối thoại doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các ý kiến về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp còn tồn đọng. 

          (3) Đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, VCCI Thanh Hóa, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt công tác phát triển thành viên, hội viên, phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp thành viên trong hội, hiệp hội; nắm bắt những ý tưởng, sáng kiến từ doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho tỉnh. 

          2.3. Về chi phí thời gian 

          (1) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Bộ phận một cửa, trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh rà soát, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, trong đó công bố thủ tục hành chính và thời gian giải quyết đối với từng thủ tục hành chính cụ thể. - Rà soát, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đảm bảo không chồng chéo...; thực hiện tốt các quy định về văn minh, văn hóa công sở, trang phục làm việc, chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức gần gũi, thân thiện, lịch sự khi giao tiếp với doanh nghiệp. 

          (2) Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định các biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Kế hoạch thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ công đối với sự phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước. 

          2.4. Về chi phí không chính thức 

          (1) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố: 

          - Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo có trình độ, năng lực, đạo đức công vụ đáp ứng yêu cầu công việc; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ để kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công chức; xử lý nghiêm các cá nhân, cơ quan, địa phương vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính và công tác cán bộ. 

          - Rà soát, sắp xếp chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo quy định; thực hiện nghiêm việc xử lý kỷ luật, điều chuyển công tác đối với cán bộ, công chức có hành vi sách nhiễu nhà đầu tư, doanh nghiệp. 

          - Rà soát, điều chỉnh, giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra chồng chéo, chưa thực sự cần thiết; không thực hiện thanh tra ngoài kế hoạch (kể cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành), trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm và thanh, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. 

          - Tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, chú trọng triển khai các dịch vụ công tiến tới cấp độ 4, số hóa trong dịch vụ công. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của đơn vị quy trình, thủ tục và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính, tránh tình trạng gây khó khăn để thực hiện hành vi nhũng nhiễu. 

          (2) Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các ngành, đơn vị liên quan, xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm; trong đó tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: đất đai, tài nguyên,... 

          2.5. Về cạnh tranh bình đẳng: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận đất đai, tín dụng, miễn giảm thuế, cấp phép khai thác khoáng sản, giải quyết thủ tục hành chính... 

          2.6. Về hỗ trợ doanh nghiệp 

          (1) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

           (2) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tăng cường xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về hội chợ, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ quảng cáo, giao thương sản phẩm tại các hội chợ... 

          (3) Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, khởi sự doanh nghiệp; hỗ trợ các hợp tác xã. 

          (4) Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu; hỗ trợ quảng cáo, giao thương sản phẩm tại các hội chợ; nghiên cứu, đề xuất thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại; hỗ trợ thị trường, hàng hóa xuất khẩu. 

          (5) Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN theo hướng đồng 6 bộ, hiện đại; xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN.

          (6) Đề nghị VCCI Thanh Hóa tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động để làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước; tổ chức thu thập ý kiến của doanh nghiệp; xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Đề án đánh giá DDCI tỉnh Thanh Hóa để nâng cao chất lượng, khảo sát, đánh giá kết quả DDCI Thanh Hóa hàng năm. 

          2.7. Về thiết chế pháp lý 

          (1) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp. - Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không phù hợp với tình hình thực tiễn và trái với các quy định của pháp luật, nhất là trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý. 

          (2) Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp; nâng cao vai trò hoạt động của Đoàn Luật sư, các Phòng công chứng, các tổ chức tư vấn pháp lý trong việc hỗ trợ tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp và người dân.

          2.8. Về tiếp cận đất đai 

          (1) Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND các huyện, thị xã, thành phố: 

          - Rà soát, công bố công khai thông tin về quỹ đất chưa sử dụng, các quỹ đất sạch bán đấu giá kêu gọi nhà đầu tư, các dự án có sử dụng đất kêu gọi đầu tư, để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận, nghiên cứu đầu tư kinh doanh.

          - Đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai hiện đại và đồng bộ; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tổ chức, công dân trong tiếp cận, khai thác sử dụng thông tin đất đai. 

          - Rút ngắn thời gian, thủ tục và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp trong thực hiện các trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

          (2) Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường tham mưu, đề xuất thu hồi diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí tài nguyên đất, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; chủ động tổ chức giải đáp trực tiếp các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai cho người dân và doanh nghiệp để hiểu rõ khi thực hiện các thủ tục hành chính. 

          (3) UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư trong việc kiểm kê, cắm mốc, thỏa thuận đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng; ký cam kết thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao đất giữa cấp huyện với nhà đầu tư; công khai Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và bố trí quỹ đất phù hợp.

          Đối với Sở Tư pháp.

           Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2021 (Sở Tư pháp được xếp hạng 3 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành), Thực hiện Công văn số 9557/UBND-THKH ngày 01/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa. ngày 12 tháng 7 năm 2022, Giám đốc Sở đã có Công văn số 1191/STP-VP chỉ đạo các phòng, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Sở để tổ chức thực hiện có hiệu quả Bộ chỉ số DDCI ban hành kèm theo Quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Với mục tiêu năm 2022, Sở Tư pháp tiếp tục được đánh giá, xếp hạng trong nhóm Tốt chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành. cụ thể những nội dung sau:

          1. Quán triệt, triển khai nội dung Công văn số 9557/UBND-THKH ngày 01/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh đến công chức, viên chức trong phòng, đơn vị được biết, tổ chức thực hiện .

          2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện và nâng cao điểm số, thứ hạng chỉ số DDCI Thanh Hóa, để mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhận thức rõ đây là khâu đột phá để cải thiện chất lượng hoạt động của cơ quan; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh. 

          3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết công việc và đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan. Thực hiện tốt các quy định về văn minh, văn hóa công sở, trang phục làm việc, chú trọng nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của công chức, viên chức gần gũi, thân thiện, lịch sự khi giao tiếp với doanh nghiệp.          

          4. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các phòng, đơn vị tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 đã được Tỉnh ủy, HDND tỉnh, UBND tỉnh ban hành tại các Chương trình, Kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo điều hành khác. 

          5. Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản: Tiếp tục tham mưu để nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định. 

          6. Phòng Bổ trợ tư pháp: Tham mưu ban hành văn bản gửi các đơn vị: Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tư vấn pháp luật; tiếp tục nâng cao vai trò hoạt động trong việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và doanh nghiệp. 

          Với những kết quả đạt được trong năm 2021 và sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nói chung và Sở Tư pháp Thanh Hóa nói riêng thì năm 2022 chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong đó có Sở Tư pháp Thanh Hóa sẽ đạt được kết quả cao, góp phần tích cực vào việc thu hút đầu tư cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.