Nhìn chung các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận tại địa phương đạt hiệu quả; tổ chức kiện toàn Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn các xã, phường, thị trấn phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định, triển khai xây dựng thực hiện nội dung các chỉ tiêu, tiêu chí, tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn. Qua thống kê, đến ngày 21/2/2024, toàn tỉnh có 528/545 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 (trong đó có 29 thị trấn, 62 phường, 437 xã) đạt tỉ lệ 96.88%.
Để có được kết quả này, công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ đúng quy định. Cấp ủy đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và nội dung đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; đã tích cực hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; bố trí phân công công chức quản lý, theo dõi thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tư pháp.
Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã kịp thời ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo. Các xã, phường, thị trấn trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, của huyện đã ban hành Kế hoạch, phân công công chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền; công khai kịp thời các thông tin theo đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin; thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính; đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã ngày càng thực hiện tốt các tiêu chí, tạo điều kiện cho người dân ngày càng có cơ hội tiếp cận pháp luật và vận dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác triển khai, việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 còn gặp phải những hạn chế như: Một số quy định của pháp luật về xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn chưa cụ thể, nhất là gắn việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật với công tác xây dựng nông thôn mới còn khó thực hiện nên trong quá trình triển khai, thực hiện tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng.
Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh còn nhiều huyện, xã thuộc diện khó khăn nên kinh phí dành cho công tác còn hạn chế, chưa bố trí kinh phí riêng cho hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở mà chủ yếu phải thực hiện lồng ghép trong quá trình thực hiện.
Tại một số xã công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị để đánh giá công tác chuẩn tiếp cận pháp luật một cách toàn diện, tổng thể các tiêu chí vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời vẫn còn tình trạng coi đây là nhiệm vụ riêng của cơ quan Tư pháp.
Việc lập hồ sơ đề nghị đánh giá công nhận gặp khó khăn trong việc thu thập tài liệu minh chứng; trong việc đánh giá công nhận cũng gặp khó khăn khi một số chỉ tiêu không mang tính chất định lượng.
Khối lượng công việc của công chức chuyên môn tại cơ sở hiện nay nhiều, nhất là thời điểm đầu năm và cuối năm. Trong khi đó, việc đánh giá, công nhận đối với các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm đúng thời điểm này nên phần nào ảnh hư ng đến tiến độ công tác đánh giá; Một số văn bản pháp luật, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân chưa được triển khai thường xuyên, thiếu lực lượng chuyên trách làm công tác tuyên truyền; chưa chú trọng đến việc xây dựng các các tiêu chí tiếp cận pháp luật theo hướng bền vững lâu dài. Việc đầu tư về kinh phí, con người, biên soạn tài liệu… cho công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phư ng chưa tư ng xứng với yêu cầu nhiệm v đặt ra trong tình hình mới. Việc đánh giá các tiêu chí còn bất cập, chưa thống nhất, trong Thông Tư có nhiều biểu mẫu rườm rà khó khăn trong quá trình tổng hợp. Việc triển khai thực hiện các mô hình PBGDPL, hoà giải ở cơ sở còn chưa được quan tâm nhân rộng và hoạt động chưa thật sự hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Trong thời gian tời cần quan tâm một số giải pháp như:
Tiếp tục quán triệt, tăng cường phổ biến sâu rộng đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ và người dân về vị trí, vai trò, nội dung của công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đúng quy định.
Chú trọng gắn các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật với trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị nhất là trong bảo đảm thi hành pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính; tiếp cận thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Tăng cường đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các các nội dung, nhiệm vụ, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm gắn với thực hiện nhiệm vụ đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới tại các huyện, thị xã, thành phố.
Kiện toàn và tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng, kiểm tra nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Tổ chức tổng kết, kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh đối với những cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, còn hình thức; cần bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, nhất là kinh phí cho hoạt động quản lý và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Chú trọng đến việc xây dựng mô hình điểm về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần vào kết quả thực hiện phong trào thi đua "Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới".
Với những giải pháp vừa mang tính tổng thể và cụ thể, sẽ giúp công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hiệu quả cao hơn, giúp cho người dân tiếp cận được đầy đủ các nguồn thông tin theo đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích của công dân, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng chính quyền vững mạnh, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền./.
Lâm Anh |
Nguồn tin: Phổ biến giáo dục pháp luật |
File đính kèm |