THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN BÁ THƯỚC
   

Tài liệu giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Ngày tạo:  28/10/2021 16:13:22
“Ngày pháp luật” được quy định tại Điều 8, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật: Ngày 9/11 hàng năm là Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc lựa chọn ngày 9/11 hằng năm là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 67 năm Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị pháp lý có ý nghĩa đặc biệt, là dấu mốc quan trọng của lịch sử lập hiến của dân tộc ta. Chính vì vậy “Ngày pháp luật” có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền và hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Tài liệu giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

 

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm , xin  giới thiệu tài liệu do Bộ Tư pháp phát hành về sự hình thành, mục đích, ý nghĩ của Ngày Pháp luật Việt Nam, các nội dung, hình thức và trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam, cũng như xác định các mô hình, cách thức triển khai Ngày Pháp luật có hiệu quả cần nhân rộng.

Đồng thời, để Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước Bộ Tư pháp đã xác định một số định hướng lớn để các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý đất nước, phát triển xã hội, tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật. Việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam cần bám sát và cụ thể hoá tinh thần Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện thật tốt Luật PBGDPL năm 2012; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn, trong đó có các quy định về Ngày Pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam theo hướng gắn kết giữa PBGDPL và xây dựng, thi hành pháp luật, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm để trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày của mỗi người. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông, báo chí, các thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở, cổ động trực quan; chú trọng tổ chức đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động trong tìm hiểu và gương mẫu trong thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật.

Thứ tư, tổ chức thực hiện PBGDPL hướng mạnh về cơ sở, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và đoàn thể trong triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam. Xây dựng và phát triển các mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả, thiết thực gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phong trào hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, hướng tới nhóm đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL để mọi người đều được tham gia học tập, tìm hiểu pháp luật.

Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác PBGDPL nói chung, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nói riêng; phát huy vai trò của nhà trường, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, tổ chức hành nghề luật tham gia hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Chú trọng kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; làm điểm mô hình, hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam hiệu quả để từ đó nhân rộng; đồng thời quan tâm khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, PBGDPL, thi hành pháp luật.

 

 


Phương Minh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.