THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH
   

Thanh Hóa chỉ đạo triển khai các mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030"

Ngày tạo:  13/12/2023 18:13:12
Ngày 13 tháng 12 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 296/KH-UBND triển khai các mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Nhằm tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng các Mô hình về chuyển đổi số để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Qua đó triển khai các giải pháp đồng bộ phát triển VNeID và ứng dụng công dân số tỉnh Thanh Hóa trên nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, kế thừa và phát huy thế mạnh của mỗi ứng dụng, liên thông dữ liệu hướng đến tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Ngày 13 tháng 12 năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 296/KH-UBND triển khai các mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

  Kế hoạch được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm 35 mô hình dành cho các đối tượng là các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, với yêu cầu: Phát huy vai trò “hạt nhân” của Tổ công tác Đề án 06 và Tổ công nghệ số cộng đồng tại cơ sở trong hướng dẫn thực hiện dịch vụ công (DVC) trực tuyến, chuyển đổi số. Nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phù hợp, thống nhất với Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.  Khảo sát, đánh giá để tận dụng hạ tầng sẵn có gắn với địa bàn cơ sở của người dân được hưởng những tiện ích từ Đề án 06. Quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo hiệu quả, an ninh, an toàn và bảo mật thông tin công dân; tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.  Quá trình triển khai phải thực hiện đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao phục vụ mục tiêu phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại địa phương.

  Để đảm bảo mục đích đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các nhiệm vụ cần triển khai như: 

  Đối với Mô hình 1: Triển khai 53 DVC thiết yếu theo Đề án 06 đảm bảo các DVC thiết yếu được triển khai đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

  Đối với Mô hình 3: Xây dựng tối thiểu 20 DVC không sử dụng hồ sơ giấy  đảm bảo rà soát triển khai các DVC đảm bảo điều kiện dữ liệu được làm sạch và được xác thực qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về DC) để thay thế bằng các hình thức hồ sơ giấy.

  Đối với Mô hình 5: Triển khai cung cấp DVC trực tuyến trên VNeID đảm bảo ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID bảo đảm thuận tiện, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực.

  Đối với Mô hình 6: Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD gắn chíp và VNeID đảm bảo 100% cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tiếp nhận CCCD gắn chíp hoặc VNeID khi người dân thực hiện khám, chữa bệnh.

  Đối với Mô hình 8: Triển khai tại các cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực; các tổ chức hành nghề công chứng  đảm bảo toàn bộ các tổ chức, đơn vị thực hiện công chứng, chứng thực đảm bảo điều kiện cho người dân sử dụng CCCD gắn chíp hoặc VNeID khi đi công chứng, chứng thực thay cho các loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

  Đối với Mô hình 9: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại: Nhà nghỉ; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; Tàu thủy lưu trú du lịch; Khách sạn 2- 3*; Khách sạn 4*; Khách sạn 5*; Nhà khách; Nhà công vụ… đảm bảo các cơ sở lưu trú sử dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM được kết nối với Hệ thống CSDLQG về DC, bảo đảm tính bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục trên hệ thống, góp phần phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu tội phạm, phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn; phục vụ công tác quản lý của ngành Du lịch nói riêng, công tác phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa nói chung.

  Đối với mô hình 10: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại: Nhà trọ, Nhà cho thuê, Nhà ở, nhà ở công nhân tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp. Đảm bảo các nhà trọ, nhà cho thuê, nhà ở trong Khu công nghiệp sử dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM được kết nối với Hệ thống CSDLQG về DC, bảo đảm tính bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục trên hệ thống, góp phần phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu tội phạm, phục vụ công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn; phục vụ công tác quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

  Đối với Mô hình 11: Triển khai nền tảng quản lý lưu trú tại Cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng phần mềm thông báo lưu trú ASM được kết nối với Hệ thống CSDLQG về DC, bảo đảm tính bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin khách lưu trú được đồng bộ và cập nhật liên tục trên hệ thống, góp phần phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu tội phạm, phục vụ công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn; phục vụ công tác quản lý của ngành Y tế tỉnh.

  Đối với Mô hình 13: Triển khai Camera AI kiểm soát ra/vào tại các khu, điểm du lịch. Đảm bảo triển khai Camera AI tại một số điểm du lịch, khu du lịch trọng điểm phục vụ công tác theo dõi, quản lý, thống kê người ra/vào khu vực và kiểm soát cảnh báo hành vi vi phạm an ninh trật tự, đối tượng truy nã.

  Đối với Mô hình 14: Triển khai Camera AI kiểm soát ra/vào tại Khu công nghiệp đảm bảo triển khai Camera AI tại các khu công nghiệp phục vụ công tác theo dõi, quản lý, thống kê người ra vào khu vực và kiểm soát ANTT.

  Đối với Mô hình 15: Triển khai Camera AI kiểm soát ra/vào tại nhà ga đường sắt đảm bảo triển khai tại nhà ga phục vụ công tác theo dõi, quản lý, thống kê người ra vào khu vực và kiểm soát ANTT.

  Đối với  Mô hình 17: Triển khai thiết bị giám sát thi cử, sát hạch lái xe -đảm bảo triển khai thiết bị xác minh di động và đầu đọc CCCD gắn chíp đảm bảo chính xác danh tính học viên, tránh gian lận tại các Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.

  Đối với Mô hình 18: Triển khai giải pháp xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội đảm bảo sử dụng hệ thống quản lý, đăng ký xe của Bộ Công an được kết nối với CSDLQG về DC để xác minh các phương tiện vi phạm thông qua hệ thống giám sát thông minh tại IOC phục vụ công tác xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

  Đối với Mô hình 20: Triển khai cho vay tín chấp công dân: hộ nghèo, người có công đảm bảo xác định đúng đối tượng thuộc diện được vay tín chấp công dân.

  Đối với Mô hình 24: Đảm bảo điều kiện công dân số đảm bảo triển khai tạo lập, cấp phát và liên thông dữ liệu dân cư các tài khoản tối thiểu cần sở hữu của công dân số bao gồm: Tài khoản định danh điện tử (VNeID), tài khoản thanh toán điện tử, địa chỉ số, chữ ký số cho 100% người dân đảm bảo điều kiện.

  Đối với Mô hình 25: Chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO) đảm bảo sử dụng hệ thống xác thực tập trung (SSO) cho toàn hệ thống nền tảng số phục vụ hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

  Đối với Mô hình 26: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh và kết nối với các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

  Đối với Mô hình 27: Truyền thông nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước  đảm bảo tăng cường công tác truyền thông nội bộ đảm bảo toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh nắm rõ mục tiêu, nội dung, triển khai thành công Đề án 06.

  Đối với Mô hình 28: Truyền thông chính sách qua hệ thống LED, Pano, Áp phích, Truyền thanh cơ sở, Truyền hình địa phương, hệ thống phát thanh thông minh, nền tảng số đảm bảo tăng cường công tác truyền thông đến với mọi người dân hiểu và đồng hành thực hiện thành công Đề án 06.

  Đối với Mô hình 29: Triển khai nền tảng đào tạo, giáo dục trực tuyến đại chúng mở (MOOC) trên toàn quốc để nâng cao nhận thức, hỗ trợ triển khai Đề án 06 cho các cán bộ, công chức, viên chức, giảm chi phí đào tạo truyền thống đảm bảo cung cấp nền tảng đào tạo trực tuyến để nâng cao nhận thức, hỗ trợ triển khai Đề án 06 cho các cán bộ, công chức, viên chức, giảm chi phí đào tạo truyền thống.

  Đối với Mô hình 30: Triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID đảm bảo sử dụng VNeID trong công tác tố giác tội phạm bảo đảm ANTT.

  Đối với Mô hình 31: Triển khai tuyên truyền chính sách, hỗ trợ pháp lý qua ứng dụng VNeID, Call Centrer đảm bảo sử dụng tuyên truyền và hỗ trợ pháp lý qua tổng đài.

  Đối với Mô hình 32: Triển khai hệ thống quản lý trường học đảm bảo xác thực thông tin giáo viên và học sinh; quản lý điểm, lịch học, dữ liệu ngành, hỗ trợ miễn phí hệ thống thu tiền học phí, thanh toán không dùng tiền mặt...

  Đối với Mô hình 33: Thông tin lý lịch tư pháp trên VNeID đảm bảo hiển thị thông tin lý lịch tư pháp công dân trên VNeID.

  Đối với Mô hình 34: Triển khai tích hợp thông tin Sổ sức khỏe điện tử, Sổ lao động điện tử trên VNeID đảm bảo trên ứng dụng VNeID cung cấp các thông tin y tế cần thiết về sức khỏe điện tử, thông tin lao động điện tử để thiết lập các giao dịch về việc làm. Đây là kênh thông tin chính thức được xác thực để cung cấp thông tin y tế, việc làm cho bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp và người dân về lao động.

  Đối với Mô hình 35: Quản lý thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất thông qua CS DLQG về DC, VNeID. đảm bảo toàn bộ các thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất được số hóa, “làm sạch”, xác thực và triển khai tích hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất trên VNeID.

  Đối với Mô hình 36: Số hóa tạo lập dữ liệu trên nền CSDLQG về DC, như: hộ tịch, lao động xã hội, các tổ chức hội, đoàn thể… phục vụ cải cách TTHC đảm bảo tạo lập, số hóa dữ liệu ban đầu cho các đơn vị trên nền dữ liệu dân cư như: hộ tịch, lao động - thương binh và xã hội, các hội, đoàn thể…

  Đối với Mô hình 37: Quản lý chương trình An sinh xã hội thông qua VNeID đảm bảo toàn bộ các đối tượng an sinh xã hội được số hóa, “làm sạch”, xác thực và triển khai chương trình theo dõi, giám sát, hỗ trợ cũng như đảm bảo chính sách cho các đối tượng an sinh xã hội trên một nền tảng thống nhất theo hướng dẫn của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ.

  Đối với Mô hình 38: Phân tích tình hình dân cư đảm bảo thông qua CSDLQG về DC thực hiện phân tích tình hình dân cư trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

  Đối với Mô hình 39: Phân tích tình hình lao động đảm bảo thông qua CSDLQG về DC thực hiện phân tích tình hình lao động trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

  Đối với Mô hình 40: Phân tích tình hình du lịch thông qua lưu trú đảm bảo thông qua CSDLQG về DC thực hiện phân tích tình hình du lịch thông qua lưu trú trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

  Đối với Mô hình 41: Phân tích tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo thông qua CSDLQG về DC thực hiện phân tích tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

  Đối với Mô hình 42: Triển khai cuộc thi sáng kiến phát triển ứng dụng khai thác dữ liệu phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số đảm bảo thông qua cuộc thi giúp các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực CNTT đóng góp các sáng kiến mới, giải pháp hay để tạo ra các sản phẩm dựa trên dữ liệu mở (dân cư, vi phạm giao thông, giáo dục…) phục vụ chuyển đổi số quốc gia; đồng thời để UBND cấp huyện, UBND cấp xã tạo điều kiện cho các cá nhân, cơ quan, đơn vị tham gia cuộc thi và ứng dụng các giải pháp cho địa phương.

  Đối với Mô hình 43: Trung tâm Giám sát an ninh mạng SOC tỉnh Thanh Hóa đảm bảo Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tối thiếu cấp độ 3 theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

  Đối với Mô hình 44: Tổ chức đào tạo, tập huấn an ninh, an toàn, bảo mật thông tin cho người sử dụng cuối (End use) đảm bảo đào tạo trực tuyến cung cấp kiến thức về an ninh, an toàn bảo mật thông tin cho người sử dụng cuối trong quá trình sử dụng, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

  Để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo cụ thể các cơ quan chủ tri cũng như các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ và UBND tỉnh còn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các hội, đoàn thể và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch đã đề ra, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, có lộ trình triển khai cụ thể;  phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chính trị, các đơn vị, địa phương chủ động, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện phù hợp, đạt hiệu quả. Cử đầu mối phối hợp, trao đổi với đầu mối liên hệ của Cục C06 - BCA để khắc phục, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các mô hình do đơn vị chủ trì. Đồng thời gửi đầu mối phối hợp về Cơ quan Thường trực Tổ công tác Đề án 06 tỉnh.

  Với những chỉ đạo kịp thời, cụ thể của UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, các sở ngành và UBND cấp huyện chắc chắn việc triển khai các mô hình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đạt hiệu quả cao, phát huy giá trị của việc ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội./.


Hoàng Thùy

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.