THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ TƯ PHÁP
   


Tình huống BỘ CÂU HỎI – ĐÁP ÁN HỘI THI “HÒA GIẢI VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV” NĂM 2023
Lĩnh vực
Chủ đề
Trạng thái Còn hiệu lực
File đính kèm

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

* Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành (3 câu)

Câu 1: Luật Hòa giải ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày tháng năm nào và có hiệu lực từ thời điểm nào?

A. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2013. 

B. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

C. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2014.

D. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Đáp án: b. Được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (Điều 32 Luật HGCS).

 

Câu 2: Khi nào thì được xem là hòa giải thành?

  1. Hòa giải thành là khi mâu thuẫn giữa các bên không còn xảy ra.
  2. Hòa giải thành là trường hợp các bên đã hết quyền yêu cầu hòa giải.

C. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.

D. Hòa giải thành là khi thời hạn yêu cầu hòa giải đã hết.

Đáp án: C. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận (Khoản 1, Điều 24 Luật HGCS).

 

Câu 3: Khi nào thì được xem là kết thúc hòa giải?

A. Các bên đạt được thỏa thuận.

B. Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.

C. Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

D. Tất cả câu a, b, c đều đúng. 

Đáp án: D.Tất cả câu a, b, c đều đúng (Điều 23 Luật HGCS).

 

* Hiến pháp năm 2013 (1 câu)

Câu 4: Theo Hiến pháp 2013, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm?

A. Đất liền, hải đảo, miền núi, vùng biển và vùng trời;

B. Đất liền, hải đảo, trung du, vùng biển và vùng trời;

C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời;

D. Đất liền, hải đảo, vùng biển, đảo và vùng trời.

Đáp án: A. Đất liền, hải đảo, miền núi, vùng biển và vùng trời (Điều 1 Luật Hiến pháp 2013).

 

* Bộ luật dân sự 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (1 câu)

          Câu 5: Những người nào là đương sự trong vụ án dân sự?

          A. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức.

          B. Đương sự trong vụ việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

          C. Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân.

          D. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáp án:B. Đương sự trong vụ việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Theo Khoản 1, Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019)

 

* Lĩnh vực Dân sự (3 câu)

Câu 6 : Giao dịch dân sự là gì?

A. Là sự thỏa thuận của các bên.

B. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

C. Là nghĩa vụ pháp lý của cá nhân này đối với cá nhân khác.

D. Là hành vi dân sự của các cá nhân.

Đáp án: B. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 BLDS 2015).

 

Câu 7: Thời hiệu là gì?

A. Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do Luật quy định.

          B. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

          C. Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

          D. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi k thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.

Đáp án B: Thời hiện là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. (Khoản 1 Điều 149 BLDS 2015)

 

Câu 8: Thời điểm mở thừa kế là gì?

A. Là thời điểm người có tài sản vừa chết.

B. Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế.

C. Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết)

D. Là thời điểm khai nhận thừa kế

Đáp án  C: Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết) ( theo Khoản 1, Điều 611  Bộ luật Dân sự 2015)

 

* Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật (3 câu)

          Câu 9: Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào sau đây?

          A. Giữa người đang có vợ và có chồng.

          B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

          C. Người có dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời.

          D. Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm.

Đáp án  D: Tất cả các trường hợp trên đều bị cấm (Điều 5 - Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

 

Câu 10: Hành vi nào sau đây được coi là xâm hại trẻ em ?

A: Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

B: Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.

C: Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán.

D: Là các hành vi gây thương tổn.

Đáp án: A. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (theo Khoản 5, Điều 4 Luật Trẻ em 2016)

 

Câu 11: Theo Luật Người khuyết tật, Mức độ khuyết tật được chia thành?

A. 3 mức độ;

B. 4 mức độ;

C. 5 mức độ;

D. 6 mức độ.

Đáp án: A. 3 mức độ (theo Khoản 2, Điều 3 - Luật Người khuyết tật 2010)

 

* Lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình (2 câu)

Câu 12: Bình đẳng giới được hiểu như thế nào?

A. Là bình đẳng về giới tính.

B. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

C. Là bình đẳng trong quan hệ nam, nữ.

D. Câu a và câu b đều đúng.

Đáp án: B. Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới).

 

Câu 13: Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?

A. Là việc hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

B. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

C. Là việc những thành viên trong gia đình hay đánh nhau.

D. Là cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

Đáp án: B Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Khoản 1, Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022).

 

* Lĩnh vực Đất đai, bảo vệ môi trường (2 câu)

Câu 14: Luật Đất đai 2013 quy định về?

A. Chế độ sở hữu đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đối với đất đai.

B. Chế độ sở hữu đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai.

C. Chế độ sở hữu đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ối với đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai.

D. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai.

Đáp án: B. Chế độ sở hữu đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai (Điều 1- Luật Đất đai 2013)

 

          Câu 15: Theo Luật Đất đai có mấy căn cứ xác định loại đất?

          A. 02 căn cứ

          B. 03 căn cứ

          C. 04 căn cứ

          D. 05 căn cứ

          Đáp án: C 04 căn cứ (theo Điều 11 Luật Đất đai 2013)

 

* Lĩnh vực Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Câu 16. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm?

A. Cố tình khiếu nại sai sự thật

B. Ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng hình thức quyết định

C. Chấp hành quy chế tiếp công dân

D.Tất cả các câu a, b, c đều đúng.

Đáp án: A. Cố tình khiếu nại sai sự thật (Khoản 5, Điều 6 Luật Khiếu nại 2011).

 

PHẦN II. 02 TÌNH HUỐNG HÒA GIẢI

* Tình huống thuộc lĩnh vực dân sự, đất đai

Gia đình Chị Loan là gia đình thuần nông, ngoài việc canh tác 3 sào ruộng lúa, gia đình Chị còn nuôi một đàn vịt để tăng thêm thu nhập. Một hôm, sau khi lùa đàn vịt chăn ở ngoài đồng về nhà, Chị Loan đếm lại và phát hiện có thêm 30 con vịt khác lạc vào đàn vịt nhà Chị. Ngay lúc đó, Chị Loan đã đi hỏi các gia đình nuôi vịt gần đó và báo với Ủy ban nhân dân xã nhưng không thấy gia đình nào báo mất vịt. Theo lời cán bộ Ủy ban nhân dân xã, Chị Loan đã nuôi ghép số vịt đó cùng đàn vịt của nhà mình trong thời gian chờ người mất vịt đến nhận vịt.

Hai mươi ngày sau, Anh Minh nhà ở cuối làng đến tìm Chị Loan và muốn nhận lại số vịt bị thất lạc và toàn bộ số lượng trứng mà 30 con vịt đã đẻ ra trong quá trình chị nuôi giữ. Chị Loan không đồng ý trả lại vịt cho Anh Minh vì chị cho rằng mình đã tốn công chăm sóc trong 20 ngày vừa qua nên số vịt nói trên phải là của gia đình Chị. Không ai chịu nhường ai nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã và nặng lời với nhau.

Sau đó Anh Minh đã đến nhờ tổ hòa giải giải quyết. Là hòa giải viên giải quyết vụ việc này, Anh (Chị) sẽ hòa giải như thế nào?

Gợi ý trả lời:

  1. Xác định mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn: 

          Đây là mâu thuẫn giữa Anh Minh và Chị Loan trong việc trả lại 30 con vịt bị thất lạc. Anh Minh muốn nhận lại vịt và toàn bộ số lượng trứng mà 30 con vịt đã đẻ ra trong quá trình Chị Loan nuôi giữ. Chị Loan không đồng ý trả lại vịt.

2. Căn cứ giải quyết

  • Căn cứ pháp luật: Điều 232, Bộ luật Dân sự năm 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc quy định: "Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm".

- Vận dụng truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về tình làng, nghĩa xóm "Bán anh em xa mua láng giềng gần", "Mình vì mọi người, mọi người vì mình", "Không nên tham của người khác", "Đói cho sạch, rách cho thơm"...

  1. Hướng giảiquyết

- Chị Loan phát hiện 30 con vịt lạc vào đàn vịt nhà mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã để thông báo cho người mất, đồng thời nuôi giữ số vịt nói trên chờ người đến nhận là đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.

  • Theo quy định thì phải sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì số vịt nói trên mới thuộc sở hữu của Chị Loan. Tuy nhiên Chị Loan mới chỉ nuôi giữ số vịt này được 20 ngày nên Chị Loan phải trả lại toàn bộ số vịt này cho Anh Minh và Chị Loan chỉ được hưởng số trứng mà 30 con vịt đã đẻ trong thời gian nuôi giữ.
    • Vận dụng câu "Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên".

Anh Minh chỉ được nhận lại số vịt bị lạc, không được nhận lại số lượng trứng vịt đẻ ra trong thời gian Chị Loan nuôi giữ, đồng thời phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho Chị Loan.

- Khuyên Anh Minh và Chị Loan không nên cãi vã, to tiếng với nhau sẽ làm mất tình đoàn kết giữa hai gia đình và ảnh hưởng đến thôn. 

- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

* Tình huống thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Sau một thời gian tìm hiểu nhau và có nguyện vọng cùng nhau gây dựng gia đình hạnh phúc, Anh Lộc và Chị Hồng đã quyết định xin phép gia đình hai bên cho họ kết hôn với nhau. Song do nhiều năm trước đây, Bà Ngoan - mẹ Anh Lộc có mâu thuẫn với mẹ Chị Hồng (đã chết) nên cương quyết không cho Anh Lộc cưới Chị Hồng. Tuy vậy, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau và đã đến Ủy ban nhân dân xã đề nghị làm thủ tục đăng ký kết hôn. Bà Ngoan biết chuyện, đã đến Ủy ban nhân dân xã nơi anh chị đang đăng ký kết hôn mắng chửi Chị Hồng và dọa sẽ chết nếu Anh Lộc cương quyết đăng ký kết hôn với Chị Hồng. Anh Lộc đã phải hoãn ngày đăng ký kết hôn và đến nhờ Tổ hòa giải thuyết phục mẹ mình.

Ông (bà) hãy nêu căn cứ pháp luật điều chỉnh và cách giải quyết vụ việc này?

Gợi ý:

1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn: Bà Ngoan cương quyết không cho Anh Lộc cưới Chị Hồng vì Bà Ngoan có mâu thuẫn với mẹ Chị Hồng trong quá khứ. Anh Lộc đã phải hoãn ngày đăng ký kết hôn.

2. Căn cứ giải quyết 

  - Căn cứ pháp luật: Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "... Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định...", Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "...Cấm hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn...". Điều 181, Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”. Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

3. Hướng giải quyết

- Là hòa giải viên khi được phân công tiến hành hòa giải trên cơ sở quy định  Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và Bộ Luật Hình sự năm 2015 nêu trên, hòa giải viên cần phân tích để Bà Ngoan hiểu việc bà gặp Chị Hồng mắng chửi và bằng các hành động để cản trở hôn nhân của con trai bà với Chị Hồng là trái với quy định của pháp luật. Dựa trên tình mẫu tử, hạnh phúc của con cái cũng là hạnh phúc của người làm cha làm mẹ. Bố mẹ phải có trách nhiệm lo cho hạnh phúc của con cái. Hơn nữa, Chị Hồng là người hiền thảo, chăm làm, chắc sẽ là một người vợ đảm, nàng dâu ngoan, bà nên tạo điều kiện để con bà có hạnh phúc chứ không nên cấm đoán, cản trở hôn nhân của con chỉ vì mâu thuẫn cá nhân của mình trong quá khứ. Hành động của bà là trái với đạo lý. Mặt khác, mẹ Chị Hồng đã chết, việc cố chấp với người quá cố là không nên. Hòa giải viên còn vận dụng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để giải thích cho bà hiểu Anh Lộc và Chị Hồng kết hôn là tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu bà cứ tiếp tục cản trở hôn nhân của Anh Lộc thì bà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi mắng chửi, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm Chị Hồng của Bà Ngoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

- Về phía Anh Lộc:Khuyên anh mặc dù việc làm của mẹ anh là sai, nhưng anh cũng phải bình tĩnh, không nên nóng vội, lựa những thời điểm thích hợp để giải thích, thuyết phục mẹ anh, hoặc có thể nhờ họ hàng, cô bác thuyết phục mẹ giúp mình.

- Về phía Chị Hồng:Động viên chị không vì những hành động sai trái của Bà Ngoan mà buồn tủi, cố gắng động viên Anh Lộc thuyết phục mẹ để cùng nhau xây dựng hạnh phúc bằng tình yêu chân chính của mình. 

 



Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.