THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ TƯ PHÁP
   

Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại thành phố Sầm Sơn

Ngày tạo:  01/02/2024 13:58:54
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

         Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đóng vai trò quan trọng đưa chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, từ đầu năm 2023 đến nay, UBND thành phố đã chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung các loại văn bản như: Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Hộ tịch, Luật Bình đẳng giới. Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương; Luật Thanh tra; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Thanh niên, Luật trẻ em... Đặc biệt là các văn bản pháp luật có liên quan đến đời sống thiết thực của Nhân dân trên địa bàn thành phố như: Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm ma túy, dịch bệnh, thiên tai, tệ nạn xã hội; chuyển đổi số; pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội… 

Hội nghị cập nhật kiến thức mới tại thành phố Sầm Sơn

        Thông qua các hình thức PBGDPL đa dạng, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố được nâng cao. Cụ thể, UBND thành phố đã thực hiện đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng như tổ chức hội nghị tuyên truyền, PBGDPL; lồng ghép trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt, cuộc họp của cơ quan, đơn vị; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh ở cơ sở; phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật, tài liệu hỏi - đáp pháp luật; thông qua công tác xét xử, trợ giúp pháp lý; công tác hòa giải ở cơ sở… Bên cạnh các hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước, mỗi tháng một lần, lãnh đạo UBND thành phố tổ chức tiếp công dân, trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân để tiếp nhận phản ánh các xã, phường trên địa bàn và các phản ánh, kiến nghị, đề xuất nguyện vọng của Nhân dân. Thông qua các buổi tiếp xúc, đối thoại đã lồng ghép tuyên truyền, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan, nhất là pháp luật về đất đai, chế độ chính sách, cải cách thủ tục hành chính… Qua đó, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo bước chuyển rõ nét về nhận thức và hành động của nhân dân trong quá trình thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

        Đặc biệt, hưởng ứng “Ngày pháp luật” năm 2023; Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa và tình hình thực tế của địa phương, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố tổ chức triển khai Ngày pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, Phòng Tư pháp soạn thảo đề cương, tin bài, cung cấp tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho Đài truyền thanh và các xã, phường thực hiện tuyên truyền Ngày pháp luật và các văn ản pháp luật mới được Quốc hội thông qua; hướng dẫn các phòng, ban, đoàn thể của thành phố; UBND các xã, phường lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhân dịp kỷ niệm Ngày pháp luật Việt Nam vào các hội nghị, trên cổng thông tin điện tử của đơn vị để cán bộ, công chức tham gia học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật gắn với hoạt động thực hiện nhiệm vụ. Tiến hành tổ chức cấp phát hơn 20.000 tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền, gồm: Tờ gấp “Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú "; Tờ gấp "Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú "; Tờ gấp "Quyết định bồi thường về đất"; Tờ gấp "Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai"... UBND thành phố đã tổ chức được 86 hội nghị PBGDPL trực tiếp với 9.318 lượt người tham gia. Lồng ghép nội dung tuyên truyền ngày pháp luật qua lễ hội, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng, chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở. Ban Tuyên giáo Thành ủy đã kết nối 4 hội nghị học tập nghị quyết, bồi dưỡng các chuyên đề do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức; tổ chức 1 hội nghị học tập các nghị quyết bằng hình thức trực tiếp. Chỉ đạo, phối hợp với Trung tâm Chính trị thành phố tổ chức 02 hội nghị báo cáo viên trực tiếp (tháng 02, tháng 4) và 03 hội nghị báo cáo viên trực tuyến (tháng 3, 6, 9); 01 hội nghị bồi dưỡng, thông tin, cập nhật kiến thức mới; biên soạn và xuất bản 9 số bản tin Thông báo nội bộ (số 71 - 80). Tổ chức tập huấn kỹ năng nhận diện và xử lý tin giả, thông tin xấu độc. Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thành phố đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng tuần, hàng tháng. Nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam. 

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, việc quản lý, khai thác tủ sách pháp luật của các xã, phường, các cơ quan đơn vị được thực hiện theo đúng quy định. Hiện nay 11/11 xã, phường trên địa bàn thành phố đã được trang bị tủ sách pháp luật, hằng năm các tủ sách pháp luật đều được bổ sung các loại sách, báo, tờ rơi, tờ gấp, hỏi đáp pháp luật. Các tủ sách pháp luật được trang bị những đầu sách cơ bản đáp ứng được nhu cầu tham khảo, tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân tại địa phương.

       Công tác rà soát, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn được thực hiện thường xuyên và kịp thời sau khi có sự biến động về nhân sự. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 86 tổ hòa giải (mỗi tổ từ 05 đến 07 hòa giải viên, công nhận tổ hòa giải, hòa giải viên đảm bảo theo quy định. Cơ cấu tổ hòa giải ở cơ sở đảm bảo đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Hòa giải ở cơ sở; trong đó có sự tham gia của trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác Mặt trận, cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên người có uy tín ở địa phương, cơ sở. Các hòa giải viên ở cơ sở có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên; một số hòa giải viên có trình độ trung cấp, đại họ ... Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở là những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong thôn, xóm và cộng đồng dân cư, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ. Bằng sự nỗ lực của các hòa giải viên trong việc đưa ra những quy định của pháp luật để thuyết phục, giải thích, phân tích cho các bên tranh chấp nên tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở hàng năm được nâng lên. Các vụ việc chủ yếu thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai, các mâu thuẫn phát sinh trong sinh hoạt tại cộng đồng dân cư do xích mích giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng, tranh chấp nhỏ phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; tranh chấp đất đai và các vụ việc phát sinh khác thuộc phạm vi hòa giải đều được giải quyết kịp thời. Tính đến tháng 06/2023, trên địa bàn thành phố có 2.310 vụ việc, số vụ việc đã hòa giải thành: 1.580 vụ việc (tỷ lệ 68,4%); số vụ việc hòa giải không thành: 580 vụ việc (Tỷ lệ 25,1%); số vụ việc đang giải quyết: 150 vụ việc (tỷ lệ 6,5%). Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố đã được nâng lên cả về mặt tổ chức và chất lượng, kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đã góp phần không nhỏ trong giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ ở cơ sở. Có thể khẳng định, công tác này đã thật sự góp phần quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình làng nghĩa xóm, tác động thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

       Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Thành phố Sầm Sơn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền PBGDPL, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành; chú trọng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác PBGDPL; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ làm công tác Nhà nước về PBGDPL; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức TTPBGDPL phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương, đơn vị; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào TTPBGDPL, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, gắn với xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) nhằm tôn vinh Hiếp pháp và pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân...

 


Việt Huy
Nguồn tin: Phổ biến, giáo dục pháp luật

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.