THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ TƯ PHÁP
   

Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024

Ngày tạo:  22/02/2024 10:16:32
Ngày 21/02/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có chỉ đạo và ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn toàn tỉnh.

          Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu, năm 2024, toàn tỉnh có thêm từ 120 sản phẩm OCOP trở lên, trong đó có 13 sản phẩm OCOP 4 sao, 4 sản phẩm OCOP 5 sao. Đồng thời thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng, nội dung của Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, chủ trương của Tỉnh ủy, Quyết định số 5363/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 08/12/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa. Qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành; các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình. Ngày 21/02/2024 UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có chỉ đạo và ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn toàn tỉnh.

          Với yêu cầu triển khai phải bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ thể sản xuất - kinh doanh tham gia Chương trình phối hợp thực hiện tốt các nội dung hoạt động của Chương trình. Đưa Chương trình vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình phải đúng mục đích, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và hiệu quả.

          Trên cơ sở mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ với nội dung cụ thể như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình trpng đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình, nguyên tắc và Chu trình OCOP; đưa Chương trình vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền địa phương để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Tuyên truyền sự cần thiết, các nguyên tắc triển khai, nội dung, cơ chế, chính sách, các mô hình điển hình về triển khai Chương trình, phát triển sản phẩm. Khơi dậy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo đề xuất các ý tưởng sản phẩm. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, tuyên truyền thông qua các hình thức: Tổ chức hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng bản tin OCOP, hỗ trợ giới thiệu giỏ quà OCOP, trải nghiệm sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh, các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp, website, fanpage và chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội về Chương trình.

          Tiến hành đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ tư vấn và chủ thể tham gia Chương trình; Tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh tiêu biểu ở miền Bắc, miền Nam để học tập, trao đổi kinh nghiệm về quá trình thực hiện Chương trình và phát triển sản phẩm OCOP gắn với văn hóa, truyền thống của địa phương; cách thức tổ chức bán hàng, xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm OCOP; nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các tỉnh để áp dụng phù hợp với thực tế của địa phương; Tư vấn, hướng dẫn các chủ thể tham gia Chu trình OCOP hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; Tư vấn phát triển sản phẩm, phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP.

          Phát triển sản phẩm và đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trong đó: Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm, chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường; Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện; Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh; 

          Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, như: hội chợ, triển lãm, trưng bày tại các hội nghị…; hướng dẫn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: Cửa hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (cấp huyện, cấp tỉnh); Gắn kết gian hàng OCOP tại các vị trí thuận lợi, đông du khách và nhân dân tham quan, mua sắm như siêu thị, chợ, khu dân cư lớn, điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng, sân bay, nhà ga, các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các sự kiện, các đợt xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên trong và ngoài tỉnh (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác); nâng cao năng lực hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm OCOP. + Tổ chức Hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP vào các dịp lễ, tết và các ngày tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh. + Phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử quy mô lớn, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok, Facebook như: Tổ chức tập huấn chuyên sâu về nền tảng mạng xã hội cho các chủ thể OCOP, Triển khai hỗ trợ chủ thể quảng bá thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội (hỗ trợ xây dựng các video ngắn và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu); tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện… Tổ chức chương trình livestream "Chợ Phiên OCOP Thanh Hoá” kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP: Số lượng: 6 phiên (02 tháng/lần); chọn 4 chủ thể OCOP/01 lần livestream.

          Hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển các sản phẩm OCOP; Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; Xây dựng và triển khai các dự án thành phần; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai, thực hiện Chương trình; Kiểm tra, giám sát, thử nghiệm và sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình.

          Từ những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ triển khai cho các cơ quan chuyên môn như Văn phòng điều phối nông thôn mới, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn… cũng như các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện và UBND cấp huyện. Với sự chỉ đạo quyết liệt, rõ ràng của UBND tỉnh, sự chủ động của các cơ quan chuyên môn, sự phối hợp giữa các cấp các ngành, chắc chắn mục tiêu được đặt ra trong chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của năm 2024 sẽ đạt mục tiêu đề ra, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn, phát triển kinh tế, xã hội./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.