THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

SỞ TƯ PHÁP
   

Tìm hiểu quy định về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật

Ngày tạo:  17/04/2024 10:21:35
“Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.

1. Khái niệm sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản

Theo khoản 21, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.

2. Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

a) Thứ nhất là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Ngày nay, thụ tinh nhân tạo đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất xoay quanh lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Thụ tinh nhân tạo được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được áp dụng phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để tạo điều kiện cho quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi nhất tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Thứ hai, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Hay nói cách khác, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cổ tử cung của người phụ nữ. Đây là phương pháp điều trị hiếm muộn trong các trường hợp: Tắc nghẽn ống dẫn trứng; lạc nội mạc tử cung; tinh trùng ít, yếu, dị dạng; xin trứng;…Đây cũng là biện pháp được nhiều cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân tìm đến và mang lại hiệu quả tương đối cao. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghiệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây.

3. Quy định của  pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

31. Đối với cặp vợ chồng vô sinh

Theo quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

            Đối chiếu với quy định tại Điều 88, Luật HN&GĐ năm 2014: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”. 

Từ quy định trên ta có thể lý giải, trường hợp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn đến người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì đứa trẻ sinh ra là con chung vợ chồng. Quan hệ mẹ - con được mặc nhiên xác lập qua sự kiện sinh đẻ, còn quan hệ cha con được xác lập thông qua sự kiện thụ thai giữa cha mẹ của đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc thụ thai phải được diễn ra trong thời kỳ hôn nhan. Vì thế, quy định căn cứ vào sự thừa nhận của cha, mẹ cụ thể: Trong trường hợp đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà việc người vợ có thai nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lại trước thời kỳ hôn nhân thì không được áp dụng. Tương tự, quy định: Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung, cũng không được áp dụng.

 Ngoài ra, trong trường hợp sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hôn nhân của vợ chồng bị chấm dứt thì con được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, việc mang thai không hoàn toàn chịu sự cho phối của tự nhiên mà còn phụ thuộc vào ý chí của vợ chồng trong cặp vợ chồng vô sinh, vào điều kiện thích hợp theo sự chỉ định của sở y tế.

Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của bên thứ ba là bên cho trứng. cho tinh trùng, cho phôi. Thực tế, bên thứ ba là cha mẹ sinh học của đứa trẻ sinh ra. Điều này làm ảnh hưởng để quan niệm truyền thống về xác định cha, mẹ, con. Vì vậy mà pháp luật đã quy định giữa con được sinh ra và người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi không tồn tại bất cứ quyền và nghĩa vụ nào, con sinh ra không được hưởng quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.

3.2. Đối với phụ nữ độc thân

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP: “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của chính họ. Theo quy định tại  khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”.

Theo đó, người phụ nữ độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Pháp luật hiện nay ngoài việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hơp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn thân được phép nhận phôi thể hiện được tính chất nhân đạo của pháp luật, bởi khi người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do không có noãn hay noãn không đảm bảo chất lượng để thụ thai, do đó dù có nhận tinh trùng của người khác thì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận phôi để được sinh con.

Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra: quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là: “Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận” (Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).

3.3 Đối với trường hợp mang thai hộ

Điều 94 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”.

Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra. Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được coi là cha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền làm cha mẹ đối với đứa trẻ.

Trong trường hợp mang thai hộ, người mang hộ và nuôi dưỡng phôi, đứa trẻ được người mang thai hộ “mang nặng đẻ đau” nhưng giữa đứa trẻ và người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Phôi mà người mang thai hộ không có mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Phôi mà người mang thai hộ là do sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ sinh ra cùng huyết thống với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, đồng thời pháp luật cũng không quy định về mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ. Quy định này không chỉ nhằm đảm bảo mục đích của mang thai hộ mà còn giúp ổn định mối quan hệ cha mẹ - con tránh việc xảy ra tranh chấp.


Đức Minh
Nguồn tin: Tổng Hợp

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.