1. Ban hành Kế hoạch và văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của địa phương. Đồng thời giới thiệu, quán triệt, truyền thông về Đề án cho công chức tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên trên địa bàn; tăng cường truyền thông về gương hòa giải viên giỏi, các mô hình hay, cách làm hiệu quả bằng hình thức phù hợp.
2. Rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện (từ 10-15 người/huyện) bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, Luật gia, Luật sư, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng.
3. Thực hiện chỉ đạo điểm:
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của đơn vị mình, chủ động lựa chọn 01 đơn vị cấp xã để thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm (Ưu tiên địa bàn có tỷ lệ hòa giải thành thấp hoặc địa bàn có nhiều vướng mắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn).
4. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở:
- Chỉ đạo, tổ chức rà soát, đánh giá, kiện toàn tổ hòa giải, bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở từ nguồn tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; huy động cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở làm hòa giải viên ở cơ sở.
- Vận động, thuyết phục, thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tiến hành bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những Tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Bảo đảm các Tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở.
5. Bố trí nhân sự cấp huyện, cấp xã tham mưu thực hiện Đề án, phân bổ ngân sách hàng năm bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án giao; Báo cáo kết quả thực hiện (lồng ghép trong báo cáo công tác tư pháp hàng năm) gửi về Sở Tư pháp.
Việc triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên gắn với các nhiệm vụ chính trị, pháp lý, đáp ứng tình hình mới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Dương Minh |
Nguồn tin: Phòng PBGDPL |
File đính kèm |