Đa số NKT sống ở vùng nông thôn, gặp nhiều khó khăn nên ngoài việc thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ như mọi công dân khác, họ rất cần được bảo vệ các quyền và những ưu tiên dành riêng cho họ. Vì vậy nhu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL) và truyền thông pháp luật của NKT là rất lớn.
Năm 2017, Quốc hội đã ban hành Luật TGPL sửa đổi, đến nay sau hơn 05 năm triển khai, hoạt động TGPL đã đi vào cuộc sống của chính NKT.
Điểm d khoản 7 Điều 7 Luật TGPL quy định NKT có khó khăn về tài chính là đối tượng được hưởng dịch vụ TGPL miễn phí.
Năm 2023, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 44 vụ việc, thụ lý mới 52 vụ việc có đối tượng NKT có khó khăn về tài chính. Đặc biệt, có những vụ việc NKT có khó khăn về tài chính được bào chữa vô tội, được giảm hình phạt, được chuyển tội danh nhẹ hơn trong lĩnh vực hình sự hoặc thắng kiện bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong lĩnh vực dân sự và hành chính.
Ngoài ra, Trung tâm TGPL đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa thực hiện 01 phóng sự về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 và tổ chức 01 Hội nghị tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; thực hiện các buổi truyền thông TGPL cho NKT, đến tận nơi họ sinh sống cũng như phối hợp với các đơn vị như Ủy ban nhân dân phường, các hội đặc thù,... để truyền thông kiến thức pháp luật, đặt các bảng thông tin về TGPL, về quyền và nghĩa vụ của họ, địa chỉ của Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm để họ tìm đến khi có nhu cầu.
Tại các buổi truyền thông, Trợ giúp viên pháp lý đã phát tờ rơi, tờ gấp và những tài liệu liên quan đến quyền nghĩa vụ của họ, giải đáp nhanh các câu hỏi, vướng mắc có thể trả lời ngay cho họ.
TGPL cho NKT không phải là công việc dễ dàng, điều khó nhất là tìm được tiếng nói thấu hiểu giữa người thực hiện TGPL với đối tượng, bởi ngay cả những người học được ngôn ngữ của NKT cũng khó có thể truyền tải được hết nội dung vụ việc TGPL. Do vậy, việc tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên sâu để tiếp cận với NKT để họ không bị tổn thương là vấn đề rất quan trọng trong công tác TGPL cho NKT vì đa số người thực hiện TGPL không được đào tạo chuyên sâu những kỹ năng tiếp cận NKT.
Mặt khác, kinh phí để thực hiện TGPL cho nhóm đối tượng này không có sự khác biệt đặc thù, điều này gây khó khăn trong quá trình thực hiện dịch vụ pháp lý, cần thiết phải có sự hỗ trợ nhất định đối với nhóm đối tượng này như vấn đề đi lại để trao đổi, gặp gỡ, bổ sung giấy tờ hồ sơ,... nhằm xây dựng niềm tin ở NKT, góp phần đẩy mạnh chất lượng vụ việc TGPL.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý cho NKT, cần tập trung thực hiện các công tác sau:
Một là, đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL cho NKT dưới nhiều hình thức khác nhau,
Hai là, thường xuyên tổ chức các Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL.
Để công tác TGPL cho NKT ngày càng được nâng cao, cần đề cao trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng trong việc quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, xóa bỏ mọi rào cản tạo cơ hội để NKT được hòa nhập cộng đồng. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng những chính sách nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta sẽ góp phần được lan tỏa và đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ hơn nữa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./
Phạm Thị Hạnh - Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Tỉnh |
File đính kèm |