1. Về công tác PBGDPL:
- Đổi mới, thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL;
- Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09-11;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án, chương trình về PBGDPL: Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Đề án “Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (Đề án CAT), Đề án “Truyền thông về quyền con người giai đoạn 2023-2028”…;
- Rà soát, đánh giá chất lượng hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong quá trình triển khai nhiệm vụ PBGDPL theo sự phân công; theo dõi, quản lý, cập nhật tình hình tham gia các hoạt động PBGDPL của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với việc tích hợp, vận hành Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia; thực hiện kiện toàn đội ngũ này theo hướng tinh gọn, chỉ công nhận, duy trì hoạt động đối với báo cáo viên pháp luật thực sự có năng lực, tham gia thường xuyên và trách nhiệm;
- Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả 05 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật bằng hình thức phù hợp và xây dựng báo cáo tổng kết gửi về Cơ quan Thường trực Hội đồng (Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp) trước ngày 30/6/2024.
2. Về công tác hoà giải ở cơ sở
- Tập trung truyền thông, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và Nhân dân về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; khẩn trương triển khai các chỉ đạo, định hướng trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đồng thời thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở;
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, thống kê; kịp thời khen thưởng đối với tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở;
- Thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, bộ đội biên phòng, công an xã, thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia hỗ trợ nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở. Nghiên cứu giải pháp huy động tối đa các tuyên truyền viên tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở.
3. Về công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, trong đó tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:
- Truyền thông, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân về mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác này bằng hình thức phù hợp; kiểm tra việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư 09/2021/TT-BTP bằng hình thức phù hợp; gửi Báo cáo kết quả sơ kết về Bộ Tư pháp trước ngày 05/4/2024 để tổng hợp Báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên.
Ngọc Huyền |
Nguồn tin: Phổ biến, giáo dục pháp luật |
File đính kèm |