THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỈNH THANH HÓA
   

TÌM HIỂU VÀ CHIA SẺ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH, HỘ KHẨU, HỘ GIA ĐÌNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lựcthi hành kể từ ngày 01/01/2016 có số nội dung mới như sau: Một là, về thẩm quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trước khi có Luật Hộ tịch công tác hộ tịch thường thực hiện là nơi cư trú của người mẹ; Hai là, rút ngắn thời gian, về thủ tục hành chính, quy định về số định danh cá nhân, căn cước công dân (Điều 57 và Điều 59 Luật Hộ tịch năm 2014); Ba là, quy định về việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch, khai sinh, khai tử, kết hôn, giám hộ, ... đúng thời hạn; Bốn là, thẩm quyền đăng ký hộ tịch chuyển từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trường hợp có yếu tố nước ngoài) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Năm là, bổ sung cơ sở dữ liệu Hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

A. Một số quy định của pháp luật về Hộ tịch liên quan đến hoạt độngcông chứng, giá trị pháp lý và ý nghĩa trong Hoạt động công chứng 

          Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 có số nội dung mới như sau:

          Một là, về thẩm quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trước khi có Luật Hộ tịch công tác hộ tịch thường thực hiện là nơi cư trú của người mẹ;
        Hai là, rút ngắn thời gian, về thủ tục hành chính, quy định về số định danh cá nhân, căn cước công dân (Điều 57 và Điều 59 Luật Hộ tịch năm 2014);

          Ba là, quy định về việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch, khai sinh, khai tử, kết hôn, giám hộ, ... đúng thời hạn;

          Bốn là, thẩm quyền đăng ký hộ tịch chuyển từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trường hợp có yếu tố nước ngoài) cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

          Năm là, bổ sung cơ sở dữ liệu Hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

          Khoản 2 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: “Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.”

           Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: “Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư.”

           Điều 3 Luật Hộ tịch năm 2014: Nội dung đăng ký hộ tịch:

          1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

          a) Khai sinh:

          b) Kết hôn:

          Khoản 7 Điều 4: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17
của Luật này”.

           c) Giám hộ:

          Điều 39. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ ” 

          d) Nhận cha, mẹ, con : 

          đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khoản 12 Điều 4 Luật Hộ Tịch năm 2014: “Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong
trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch”. 

          e) Khai tử. 

          Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử :

          “1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

          2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử”.

          I. Thẩm quyền đăng ký khai sinh nhận nuôi con nuôi, nhận cha mẹ, con
         Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: “Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).”

          1. Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 thông qua ngày 20/11/2014: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoăc người mẹ thực hiện đang ký khai sinh”. Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: “Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này”. Điều 35 Luật Hộ tịch năm 2014: Thẩm quyền đăng ký khai sinh “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 

          1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

          a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

          b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

          c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

          d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

          2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

          a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

          b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam”

          Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, chưa hoặc không xác định được cha, mẹ (thì thực hiện theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 (Nghị định 123) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật hộ tịch. Ví dụ: Trường hợp bị bỏ rơi theo Điều 14 Nghị định 123: Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi:

          1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.

          Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm
thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.

          Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.

          Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

          2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.

          3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm
thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

          Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để
xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi
rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

          - Xác định cha, mẹ Ủy ban nhân dân cấp xã của trẻ Điều 15 Nghị định 123: Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

          1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

          2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

          3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

          4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

          5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
          - Trẻ sinh ra do mang thai hộ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhờ mang thai hộ Điều 13 Luật hộ tịch và Điều 16 Nghị định 123: Điều 16. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ”

          “1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được
xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

          2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này”

          - Trẻ sinh ở Việt nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú tại vùng biên giới giáp gianh thì đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới đó có thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã thực hiện Điều 17.

          - Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện) và Điều 78 Luật công chứng 2014: đăng ký cho
công dân Việt nam cư trú ở nước ngoài Điều 7; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc mẹ quy định theo Điều 35 (như 1 trong 2 người là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài...)

          2. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi: (Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật nuôi con nuôi năm 2010; Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi).

          - Nuôi con nuôi trong nước; cha dượng mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi, cô dì chú bác... thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận làm con nuôi;

          - Trẻ bị bỏ rơi chưa đưa vào Trung tâm thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản thực hiện;

          - Trẻ ở trung tâm được nhận làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân xã có Trung tâm đó thực hiện;

          - Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi giới thiệu nhận nuôi con nuôi;

          - Trường hợp trẻ ở Trung tâm thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Trung tâm thực hiện;

          Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

          3. Thẩm quyền đăng ký cha, mẹ, con: (xem Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014 về thẩm quyền đăng ký cha, mẹ, con; Điều 43 Luật Hộ tịch năm 2014 thẩm quyền đăng ký cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài; và Điều 19 Nghị định 123:
Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con: “1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính
tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú”).

          II. Thẩm quyền đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

          1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

          a) Đăng ký kết hôn/ghi chú Đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp Xã; Ủy ban nhân dân cấp Huyện:

          - Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014: Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

          “1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

          2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

          a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

          b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

          c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan  đăng ký hộ tịch”

          - Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014: Thẩm quyền đăng ký kết hôn

          “1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

          2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

          - Điều 48 Luật Hộ tịch năm 2014: Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: “Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

          1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

          2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.

          3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.”

          b) Xác nhận tình trạng hôn nhân:

          Trước đây, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 (Nghị định 158) dành 1 chương về nội dung này, nay Luật Hộ tịch 2014 không quy định về Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà nội dung này được quy định trong văn bản hướng dân với quan điểm đây là một trong những giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định 123 quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam, Công dân nước ngoài người không quốc tịch có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để là thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam, ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
                 Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú nhưng có nơi tạm trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
          2. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong hoạt động công chứng:

          Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:    Khoản 3 Điều 22 Nghị định 123: “3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”.

          Điều 23 Nghị định 123: Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
          “1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
          2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

          3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận”.

          - Tài sản chung, riêng; Chế độ tài sản, nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung...
          - Thừa kế; Giám hộ; Đại diện; ...

          Điều 73. Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 - Đại diện cho con:

          1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

          2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
          3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa
thuận của cha mẹ.

          4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật dân sự.

          *Lưu ý: Điều 22 Nghị định 123: Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp trải qua nhiều nơi ở khác nhau:
          1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

          2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
          3. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì
công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời
bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

          4. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

          5. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

          Điều 23. Nghị định 123: Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
          1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
          2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

          3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

          Điều 25. Cách ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

          1. Mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

          2. Mục “Trong thời gian cư trú tại:.. từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...” chỉ ghi trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.
          3. Mục “Tình trạng hôn nhân” phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể như sau:

          - Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
          - Nếu đang có vợ/chồng thì ghi “Hiện tại đang có vợ/ chồng là bà/ ông... (Giấy chứng nhận kết hôn số..., do... cấp ngày... tháng... năm...)”.
          - Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
          - Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:... do... cấp ngày... tháng... năm...); hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
          - Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/ chồng là bà/ ông...”.

          4. Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu; mục “Trong thời gian cư trú tại:...
từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...” ghi theo địa chỉ, thời gian cư trú thực tế tại nước ngoài. Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định theo Sổ đăng ký hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và ghi tương tự như quy định tại khoản 3 Điều này.

          Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn.

          3. Đăng ký Giám hộ, chấm dứt giám hộ, giám sát việc giám hộ
           Thẩm quyền: Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015: Giám hộ là gì?

          Điều 19 Luật Hộ tịch năm 2014: “Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người giám hộ hoặc người dược giám hộ thực hiên đăng ký giám hộ/ chấm dứt đăng ký giám hộ.”

          (Khoản 2 Điều 47 Bộ luật dân sự năm 2015) “2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”

          4. Đăng ký Khai tử

          a) Thẩm quyền:

          - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở cuối cùng của người chết thực hiện đăng ký khai tử/ Không xác định được nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chết, nơi phát hiện bị chết thực hiện;

          - Với người nước ngoài/ định cư... Ủy ban nhân dân cấp Huyện nơi cư trú cuối cùng...hoặc....

          Điều 20 Nghị định 123. Đăng ký khai tử: “Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại
xã đó”.

          b) Những thuận lợi khó khăn trong Hoạt động công chứng đặc biệt là hồ sơ công chứng do người yêu cầu công chứng cung cấp.

          - Lĩnh vực Thừa kế: Di chúc, Từ chối thừa kế, Khai nhận di sản, Thỏa thuận phân chia di sản...

          - Quyền sở hữu với tài sản là Bất động sản: ví dụ thực tế hành nghề công chứng tại Hà Nội, Thanh Hóa và một số đia phương khác.

            B. Một số quy định của pháp luật về hộ khẩu, hộ gia đình liên quan đến hoạt động công chứng

          I. Một số điểm cần lưu ý của Luật Cư trú năm 2020:

          - Thông tin trong Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú khác với cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng cơ sở dữ liệu Điều 38 Luật cư trú năm 2020:

          “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

          2. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

          3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
      Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
         Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở
dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”

          - Từ 01/01/2023 Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú “giấy” sẽ không còn giá trị sử dụng;

          - Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú bị thu hồi - Khoản 3 Điều 38 Luật cư trú năm 2020, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký mới, thay đổi địa chỉ, thông tin trong Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú cơ quan đăng ký có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú đã cấp, trong đó các thục tục đăng ký cư trú thay đổi thông tin thực hiện Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014;

          - Quản lý công dân bằng thông tin trên cơ sở dữ liệu về dân cư Khoản 4 Điều 3 Luật cư trú năm 2020: “4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú”.

          Khoản 3 Điều 22 Luật cư trú năm 2020: “3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

          4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng
ký”.

          - Không cấp mới, cấp đổi..., tách nhập;

          - Việc đăng ký thường trú ở Hà Nội, Hồ Chí Minh thông thoáng hơn.

          - Các trường hợp không được đăng ký thường trú mới Điều 23 Luật cư trú năm 2020;

          - Bán nhà có thể bị xóa đăng ký thường trú Điểm d, e, g, i Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2020: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

          d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

          e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định
tại điểm h khoản này;

          g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở
hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

          h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú
tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

          i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

          - Lưu trú < 30 ngày không cần đăng ký tạm trú Khoản 2 Điều 30 Luật cư trú Thông báo lưu trú:

          1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến
lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

          2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
          3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.

          4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con,
cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. và Khoản 1, 2 Điều 27 Luật cư trú năm 2020 quy định về Điều kiện đăng ký tạm trú:

          “1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

          2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần”. Điều 2 Luật Cư trú năm 2020. Giải thích từ ngữ. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

          1. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

                2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

          3. Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin
về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.

          4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

          5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

          6. Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.

          7. Tạm vắng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.

          8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

          9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

          II. Hộ gia đình

          Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định
của Luật này.”

          Khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ,
cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha
khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

          Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất/; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ
hai/; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

          Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. (so sánh Điểm c Khoản 1 Điều 7 Luật công chứng
năm 2014) Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây: c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những
người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi”.

          Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015. Sở hữu chung của các thành viên gia đình:
          “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
          2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia
đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
      Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."

          Đồng thời tại Luật đất đai năm 2013, Khoản 29 Điều 3 quy định rõ hơn về “Hộ gia đình sử dụng đất” như sau:

          “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
          Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, khi công chứng định đoạt tài sản chung (cụ thể trường hợp này là công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) của hộ gia đình tại cơ quan công chứng thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình. Trường hợp hộ gia đình có thành viên thành niên, chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên của hộ gia đình.

          Đất Nông nghiệp giao cho Hộ gia đình: Điều 6 Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 quy định về Giao đất nông nghiệp cho Hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp: “Đối tượng được giai đất để sử
dụng ổn định lâu dài là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương kể cả người đang làm nghĩa vụ quân sự”

          Các tổ chức công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó.
          Trường hợp không cần sự tham gia của các thành viên trong hộ gia đình:

          Nếu có đủ căn cứ chứng minh tài sản không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân, như: quyết định cấp cho cá nhân đó, hợp đồng tặng cho riêng cá nhân đó, văn bản thể hiện cá nhân được thừa kế riêng… thì
chỉ cá nhân đó có quyền định đoạt tài sản và các thành viên khác trong hộ gia đình không tham gia việc định đoạt tài sản đó.

          Hoặc đó là tài sản chung của hộ gia đình nhưng theo sổ hộ khẩu thì tại thời điểm có tài sản, thành viên không có tên trong sổ hộ khẩu hoặc đã chuyển đi thì thành viên đó không tham gia việc định đoạt tài sản chung hộ gia đình.
          Điều 10 (Luật cư trú) Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú:

          “1. “Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình.
          2. Người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình.

          3. Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.

          4. Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.

          Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

          5. Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 của Luật này.

          6. Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú”.

          Tóm lại, việc xác định thành viên Hộ gia đình căn cứ vào sổ hộ khẩu (cơ sở dữ liêu căn cước công dân) tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) do cơ quan có thẩm quyền (Công an hoặc UNND cấp huyện hay Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn....) cùng với Luật Hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.

          Tài sản chung của hộ gia đình

          Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các
thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình
phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

          Thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật về đất đai.



File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.