THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỈNH THANH HÓA
   

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022

Sáng ngày 19/7/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham dự và chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự Hội nghị sơ kết còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội và địa phương.

Sáng ngày 19/7/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm  2022 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham dự và chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự Hội nghị sơ kết còn có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan của Quốc hội và địa phương.

   Hội nghị đã nghe đồng chí : Nguyễn Quốc Hoàn – Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Báo cáo tóm tắt công tác tư pháp 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 6 tháng cuối năm 2022Báo cáo  đã ghi nhận:  06 tháng đầu năm, toàn ngành Tư pháp đã bám sát chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt các chương trình, kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương; chủ động, khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao. Kết quả công tác trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. 

Một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật như: Công tác xây dựng pháp luật nói chung, công thẩm định, rà soát VBQPPL nói riêng đã được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực; việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp về chủ động thích ứng an toàn, hiệu quả phục hồi phát triển được tăng cường. Công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật mới được tổ chức thực hiện hiệu quả; tỷ lệ hòa giải thành trong các vụ việc ở cơ sở đạt được ở mức cao... Những kết quả nêu trên tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác tư pháp 6 tháng đầu năm còn có một số tồn tại, hạn chế như việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn chậm; Hồ sơ, dự án Luật trình cơ quan có thẩm quyền chưa bảo đảm tiến độ; việc hướng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực tư pháp còn chậm. Còn xảy ra vi phạm trong hoạt động công chứng, bán đấu giá tài sản. 

Sau khi nghe Báo cáo, Hội nghị đã nghe  các đại biểu  thảo luận về các lĩnh vực công tác Tư pháp. 

* Ở  lĩnh vực công tác Hành chính Tư pháp: 

- Đồng chí  Lê Thành Cung,  Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Ninh thảo luận về tình hình triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trong lĩnh vực lý lịch tư pháp, trong đó nêu ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung như:Thực hiện số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến thông tin, giấy tờ cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để cập nhật, bổ sung, kết nối, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính; Rà soát, tái cấu trúc quy trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, theo nguyên tắc không khai báo lại các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cập nhật, chuẩn hóa danh mục tài liệu, hồ sơ thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tư pháp và chỉ đạo của UBND tỉnh; rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng…

 

- Đồng chí Châu Thanh Việt – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng đã phát biểu về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai trong lĩnh vực hộ tịch tại Thành phố Đà Nẵng như: khi thực hiện đăng ký dịch vụ công trực tuyến, một số công dân gặp trở ngại do chưa được đăng ký tài khoản và chưa có ví điện tử;  việc cấp số định danh cá nhân trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp thường xuyên bị lỗi cấp chậm số định danh cá nhân, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đồng thời gây ảnh hưởng đến quyền lợi người dân; sự chồng chéo về quy định của Luật cư trú 2020 (tại khoản 4 Điều 2)  và Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi hiện nay gây ảnh hưởng đến quy trình thực hiện liên thông các TTHC… Từ đó Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đà nẵng đề xuất: Bộ Tư pháp phối hợp với các ngành liên quan sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, đảm bảo triển khai thống nhất việc thực hiện liên thông đăng ký thường trú, xóa thường trú theo quy định của Luật Cư trú năm 2020;  phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông có phương án nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cũng như Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, đảm bảo chính xác và kịp thời cho công dân.

* Về công tác Thi hành án Dân sự: Hội nghị đã nghe đồng chí Võ Đức Tùng – Phó Cục trưởng cục thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu; đồng chí: Cục trưởng cục Thi hành án dân sự tỉnh Kiên Giang tham gia thảo luận về khó khăn trong thi hành án hành chính; đồng chí: Nguyễn Quang Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án trả lời tháo gỡ một số vướng mắc của 2 đại biểu cơ sở và tham gia tham luận về Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính, trong đó nhấn mạnh cần đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về THAHC, xác định việc xây dựng chương trình, kế hoạch là chìa khóa để triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành, chỉ đạo thi hành án hành chính; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính...

* Về lĩnh vực Công tác Bổ trợ tư pháp: Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phát biểu một số giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác đấu giá trên địa bàn TP HCM gồm: ban hành quy chê phối hợp, xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ; phòng chống tiêu cực trong đấu giá; quan tâm đào tạo đội ngũ làm công tác đấu giá; thành kiểm tra, kịp thời năm bắt khó khăn vướng mắc để tháo gỡ…Đ/c Trần Chí Tiến – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình cũng đưa ra một số giải pháp về đấu giá tài sản đã được triển khai hiệu quả như: thống nhất phương thức đấu giá bỏ phiếu gián tiếp; các phương án đấu giá đều lấy ý kiến của cơ quan cùng cấp; thành lập tổ giám sát và phát huy vai trò của tổ giám sát nhằm đảm bảo công tâm, công bằng, khắc phục thông đồng, dìm giá, không có vi phạm đến mức hủy kết quả đấu giá. Về phía Bộ Tư pháp, đồng chí Lê Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp tham gia tham luận Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương. Theo đó, nhấn mạnh thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và chất lượng hoạt động đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản trong đó tập trung sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá đảm bảo chặt chẽ, khách quan, minh bạch, nâng cao trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật đất đai về đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là các quy định về giá khởi điểm quyền sử dụng đất để đưa ra đấu giá, xây dựng, phê duyệt phương án đấu giá, các điều kiện tham gia đấu giá, việc nộp tiền trúng đấu giá, chế tài xử lý vi phạm; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của các tổ chức đấu giá tài sản, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đấu giá viên; kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên và cá nhân, tổ chức có liên quan;  Tiếp tục theo dõi sát sao hoạt động đấu giá tài sản nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng trên cả nước, kịp thời có các biện pháp hướng dẫn, quán triệt các địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn...Ở các địa phương, đồng chí cũng đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành địa phương rà soát, tham mưu việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất tại địa phương, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan, trong đó chú trọng nội dung về đấu giá đất quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có giá trị lớn; tham mưu cho UBND cấp tỉnh có các biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người có thẩm quyền quản lý tài sản, người có tài sản trong việc phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó chú trọng các điều kiện của người tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật, nhất là về vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính, phương án thực hiện dự án đầu tư; chỉ đạo cơ quan được giao tổ chức đấu giá phối hợp với tổ chức đấu giá tài sản đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ tham gia đấu giá, điều kiện tham gia đấu giá để kịp thời phát hiện dấu hiệu thông đồng, móc nối giữa doanh nghiệp tham gia đấu giá với nhau..... Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản, người có tài sản tại địa phương thực hiện việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo đúng, đầy đủ các tiêu chí quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTP và Công văn số 1949/BTP-BTTP ngày 14/6/2022 của Bộ Tư pháp triển khai Thông tư số 02/2022/TT-BTP, đảm bảo lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản có uy tín, năng lực, kinh nghiệm, khách quan trong việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nhất là dự án có giá trị lớn...

Ngoài ra, Hội nghị còn nghe phát biểu của đồng chí Trần Văn Đạt - Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Giáo dục và đào tạo về khó khăn trong công tác xây dựng văn bản QPPPL, rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL, PBGDPL thuộc phạm vi của ngành; đồng chí Tạ Hồng Chung – Phó vụ trưởng vụ công nghệ thông tin phát biểu về bảo đảm kết nối chia sẻ công nghệ thông tin của phần mềmgiải quyết thủ tục hành chính.

Sau khi nghe các đại biểu của các bộ, ngành, các địa phương, đồng chí Ngô Trung Thành – Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội đã phát biểu tại hội nghị,  ghi nhận kết quả công tác tư pháp  6 tháng đầu năm với nhiều lĩnh vực (10 nhóm lĩnh vực) và bày tỏ chia  sẻ với ngành tư pháp về khối lượng công việc hiện nay, đặc biệt là nhiều công việc khó, nóng mà ngành đang phải theo dõi, đôn đốc, triển khai.

Cuối cùng, đồng chí Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu bế mạc hội nghị, điểm lại một số kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm của Bộ, ngành Tư pháp. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long trân trọng cảm ơn, ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp trong cả nước. Bộ trưởng khẳng định, kết quả mà Bộ, ngành Tư pháp đạt được đã đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Để tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức pháp chế và cơ quan tư pháp, THADS các cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm:

- Tiếp tục cụ thể hóa những định hướng, chủ trương của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, nhất là Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm, đầy đủ, hiệu quả các ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác rà soát, thẩm định, xây dựng VBQPPL; chú trọng triển khai thi hành nghiêm, hiệu quả Luật Ban hành VBQPPL; Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; 

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong công tác PBGDPL; tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL; tổng kết Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”; Tổ chức Ngày Pháp luật năm 2022 phù hợp với tình hình thực tiễn của Bộ, ngành Tư pháp.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về THADS giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nhất là các quy định liên quan đến việc thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo chỉ đạo của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu THADS, tổ chức theo dõi việc thi hành án các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính theo đúng quy định.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Đề án phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Dự án đầu tư công về xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc bảo đảm kết nối, chia sẻ với dữ liệu đăng ký khai sinh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dữ liệu khác của Bộ, Ngành.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công khác của Bộ./.

 

 

 

 

 


Đức Minh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.