THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỈNH THANH HÓA
   

Kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Ngày tạo:  19/02/2023 14:58:56
Qua thống kê về kết quả đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, đến ngày 15/02/2023, toàn tỉnh đã đánh giá và công nhận có 436 xã; 88 phường, 27 thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỉ lệ 93.25%.

        Căn cứ các quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP, ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã tổng hợp kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để báo cáo Bộ Tư pháp theo nhiệm vụ được giao.

        Đối với công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện:

     Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/TT- BTP, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 230/KHUBND ngày 29/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 42/KHUBND ngày 23/2/2022 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 05/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022. 

         Bên cạnh việc tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đề triển khai nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp đã ban hành các Kế hoạch và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh như: Kế hoạch số 65/KH-STP ngày 23/2/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Kế hoạch số 84/KH-STP ngày 03/3/2022 kiểm tra thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Công văn số 459/STPPBGDPL ngày 24/3/2022 hướng dẫn thực hiện chỉ đạo điểm về xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật; Công văn số 1448/STP-PBGDPL ngày 22/8/2022 Hướng dẫn 2 tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa... nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong triển khai nhiệm vụ xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh. 

       Tại các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tư pháp, các địa phương đã ban hành Kế hoạch và đôn đốc, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn nghiêm túc triển khai các giải pháp nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần đảm bảo nhu cầu tìm hiểu nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tại cơ sở. Trong năm 2022 có 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật; tiến hành kiện toàn thành phần Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai nội dung xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định tại quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/TT-BTP của Bộ Tư pháp. 

        Công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật.

       Trong năm 2022, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 65/KHSTP ngày 23/2/2022 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, và phổi hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 05 hội nghị cụm (tại Quan Hóa, Ngọc Lặc, Yên Định, Hậu Lộc, TP Thanh Hóa) tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định tại Quyết định số 25/QĐ-TTg và Thông tư số 09/TT-BTP và nghiệp vụ xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với đánh giá tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu cho hơn 1.700 đại biểu là đại diện lãnh đạo Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ, công chức phòng tư pháp; lãnh đạo UBND, công chức văn phòng thống kê, công chức Tư pháp-Hộ tịch các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. 

       Trong năm, Sở Tư pháp đã phối hợp với UBND huyện Quan Hóa, UBND huyện Cẩm Thủy và UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức 03 hội nghị giới thiệu về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có 450 đại biểu là cán bộ chủ chốt và người dân ở cơ sở thuộc các xã: Phú Nghiêm thuộc huyện Quan Hóa; xã Minh Sơn thuộc huyện Ngọc Lặc và xã Cẩm Tú thuộc huyện Cẩm Thủy. 

      Tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong năm, phòng Tư pháp đã tham mưu giúp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức từ 1-2 hội nghị hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ liên quan đến công tác xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội 3 ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu về ý nghĩa, mục đích về xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở bằng nhiều hình thức và phù hợp với nhiều đối tượng. 

       Đối với in ấn, phát hành tài liệu hướng dẫn: Sở Tư pháp đã tiến hành biên tập, in ấn, phát hành 02 loại tờ gấp pháp luật (61.000 tờ) và 2.560 cuốn cẩm nang về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để tiến hành cấp phát cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các tài liệu được biên tập với nội dung phù hợp sát với thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại các đơn vị, địa phương. 

       Bên cạnh việc tổ chức hội nghị, in ấn phát hành tài liệu. Sở Tư pháp đã phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thông tin về nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại cá đị phương. Đăng tài tin, bài, tài liệu về nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật trên Trang thông tin điện tử về phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Thanh Hóa. 

       Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

      Nhằm triển khai các nội dung, nhiệm vụ mới trong xây dựng, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như kịp thời nắm bắt, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các nội dung chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương. Trên cơ sở Kế hoạch số 84/KH-STP ngày ngày 3/3/2022 về kiểm tra thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại 06 huyện: Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Thanh và Thạch Thành. Đồng thời thực hiện Kế hoạch số số 242/KH-UBND ngày 05/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022, các đoàn kiểm tra của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật tại các huyện: Như Xuân, Lang Chánh, Yên Đinh, Hoằng Hòa, Quảng Xương và TP Thanh Hóa. Thông qua công tác kiểm tra, bên cạnh việc đánh giá kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra các tồn tại, hạn chế, nắm bắt các vước mắc, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật tại các đơn vị, qua đó kịp thời hướng dẫn đôn đốc tháo gỡ những vướng mắc đề các đơn vị kịp thời triển khai các nội dung, nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo theo quy định. 

        Kết quả đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh được thực hiện từ cấp xã với công tác tự đánh giá kết quả thực hiện và cấp huyện thông qua Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp huyện xem xét, phân tích, đánh giá, qua đó trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua thống kê, đến ngày 15/02/2023, toàn tỉnh có 436 xã; 88 phường, 27 thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, đạt tỉ lệ 93.25%. 

       Có được kết quả đó trên cơ sở sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Sở Tư pháp và của chính quyền các các đia phương, trong đó về góc độ thuận lợi phải kể đến là việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ đúng quy định. Cấp ủy đảng, chính quyền đã nhận thức đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và nội dung đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; đã tích cực hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật; bố trí phân công công chức quản lý, theo dõi thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với kiệm toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tư pháp. Qua đó đã từng bước thực hiện tốt các tiêu chí, tạo điều kiện cho người dân ngày càng có cơ hội 5 tiếp cận pháp luật và vận dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

        Tuy nhiên, Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác triển khai, việc đánh giá, công nhận xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn có những hạn chế như: Một số quy định của pháp luật về xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn chưa cụ thể, nhất là gắn việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật với công tác xây dựng nông thôn mới còn khó thực hiện nên trong quá trình triển khai, thực hiện một số đơn vị, địa phương còn lúng túng, khó thực hiện. Thanh Hóa còn nhiều huyện, xã thuộc diện khó khăn nên kinh phí dành cho công tác này còn hạn chế, chưa bố trí kinh phí riêng cho hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật mà còn phải thực hiện lồng ghép. Tại một số xã công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị để đánh giá một cách toàn diện, tổng thể các tiêu chí vẫn còn chưa chặt chẽ, còn tình trạng coi đây là nhiệm vụ riêng của cơ quan Tư pháp. 

       Những khó khăn đó xuất phát từ một số nguyên nhân như: Một số Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Một số công chức cấp xã bị luân chuyển, trình độ còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Một số tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có nội hàm chưa ro ràng, chung chung, đã dẫn tới cách hiểu, cách vận dụng chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc chấm điểm, cũng như đánh giá kết quả; một số chỉ tiêu chưa thực sự phù hợp, còn có khoảng cách so với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

       Để công tác đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023 đạt được hiệu quả cao hơn, cần phải thực hiện một số phương hướng, nhiệm vụ sau: 

       Tiếp tục quán triệt, tăng cường phổ biến sâu rộng đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ và người dân về vị trí, vai trò, nội dung của công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm thông nhất, đồng bộ, đúng quy định. 

Chú trọng gắn các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật với trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị nhất là trong bảo đảm thi hành pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính; tiếp cận thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật; 6 hòa giải ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

       Tăng cường đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các các nội dung, nhiệm vụ và tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm và gắn với thực hiện nhiệm vụ đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới tại các huyện, thị xã, thành phố. 

       Kiện toàn và tăng cường hướng dẫn, bồi dưỡng, kiểm tra nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

       Tổ chức tổng kết, kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh đối với những cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, còn hình thức; cần bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, nhất là kinh phí cho hoạt động quản lý và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Chú trọng đến việc xây dựng mô hình điểm về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, góp phần vào kết quả thực hiện phong trào thi đua " Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới". 

       Với những kết quả đạt được trong năm 2022 trong việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (toàn tỉnh có 436 xã; 88 phường, 27 thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, đạt tỉ lệ 93.25%). Qua đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã góp phần giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Từ đó giúp giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn bảo đảm cho Nhân dân có cuộc sống tốt hơn, xã hội phát triển bền vững hơn./.


Lâm Anh

File đính kèm
   

Nhập nội dung ý kiến của bạn.
Nhập tên của bạn.
Nhập email của bạn.